Chủ nhật, 04/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 11/08/2006
Báo cáo tổng kết của Ban chấp hành Hội tin học Việt Nam nhiệm kỳ V 2003-2006

BÁO CÁO TỔNG KẾT
CỦA BCH HỘI TIN HỌC VIỆT NAM NHIỆM KỲ V (2003-2006)
tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Tin học Việt Nam lần thứ VI
Hà Nội,  ngày 13/8/2006
-

HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Đoàn kết - Hợp tác vì sự nghiệp phát triển CNTT-TT Việt Nam

  Nội dung: 
•  Đánh giá các hoạt động của Hội nhiệm kỳ V (2003-2006)
    Căn cứ thực hiện báo cáo :
•  Điều lệ Hội Tin học Việt Nam
•  Nghị quyết Đại hội V - Hội Tin học Việt Nam
•  Phương hướng hoạt động Ban Chấp hành nhiệm kỳ V
•  Kết luận các Hội nghị Ban Chấp hành các năm 2003,2004, 2005, 2006
•  Các Báo cáo tổng kết hoạt động và Chương trình hành động Hội các năm từ 2003-2006
•  Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành
•  Quy chế phối hợp hoạt động giữa Hội Tin học Việt Nam và các Hội Tin học thành viên.

Trong nhiệm kỳ V, với phương châm “Đoàn kết - Hợp tác – vì sự nghiệp phát triển CNTT-TT Việt Nam”, Hội Tin học Việt Nam đã đưa các hoạt động đi vào nề nếp theo tinh thần “Củng cố tổ chức và phát triển hiệu quả các hoạt động”. Trong hơn 3 năm qua, đã tích cực nâng cao vai trò, vị trí xã hội nghề nghiệp của Hội trong quan hệ với hội viên, doanh nghiệp, với cộng đồng CNTT-TT, củng cố vị thế của Hội Tin học Việt Nam - tổ chức xã hội nghề nghiệp lớn nhất về CNTT-TT - với các cơ quan quản lý nhà nước và từng bước hội nhập cùng cộng đồng CNTT-TT Quốc tế.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác và tâm huyết của các hội viên Hội Tin học Việt Nam, các Hội Tin học thành viên, nguyện cống hiến trí tuệ, tài năng, nỗ lực trong các lĩnh vực công tác  nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về CNTT-TT nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TIN HỌC VIỆT NAM NHIỆM KỲ V

I. Khái quát
1. Tình hình chung
Từ năm 2002 đến nay, trong tình hình chính trị – xã hội ổn định, nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 2002 đến 2005 tăng bình quân 7,5%/năm. Riêng lĩnh vực CNTT-TT cũng có nhiều thay đổi tích cực: sự ra đời của Luật Giao dịch điện tử (11/2005) và Luật CNTT (6/2006), tạo môi trường pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT sự ra đời của Bộ Bưu chính viễn thông - Cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN) về VT- CNTT (năm 2003), và tiếp sau là sự ra đời nhanh chóng của các sở BC-VT tại hầu hết các tỉnh thành xu hướng tích hợp CNTT-TT phát triển mạnh với sự bùng nổ Internet,..
Song vẫn còn những mặt hạn chế: ứng dụng CNTT-TT tại các Cơ quan QLNN chưa thật hiệu quả, đào tạo nguồn lực CNTT-TT còn nhiều bất cập, mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp còn thấp, đội ngũ doanh nghiệp CNTT-TT tuy đã lớn mạnh nhưng vẫn chưa có tiềm năng sẵn sàng cho hội nhập, mức độ phổ cập CNTT-TT cho toàn xã hội thiếu đồng đều.
Tuy nhiên, nhìn lại tổng thể bức tranh CNTT-TT Việt Nam thì thấy đã có bước phát triển nhanh, trong đó có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ những người đang sống, làm việc trong lĩnh vực CNTT-TT, các hội viên, các Hội Tin học thành viên của Hội Tin học Việt Nam.
2. Sự phát triển của VAIP và các Hội Tin học thành viên, hội viên
Nhìn nhận đúng đắn vai trò, vị trí quan trọng của đội ngũ những người làm CNTT-TT trong sự nghiệp phát triển đất nước, nghị quyết Đại hội lần thứ V đã định rõ công tác trọng tâm cho nhiệm kỳ là “củng cố tổ chức và phát triển hội viên nhằm tiếp tục tăng cường tập hợp, xây dựng lực lượng, gắn kết hoạt động hội viên với công tác xây dựng củng cố hoạt động Hội, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả đối với yêu cầu phát triển ngành CNTT-TT  và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.
Với tinh thần trên, Điều lệ sửa đổi của VAIP sau nhiều thời gian chỉnh sửa và nhận được nhiều ý kiến đóng góp đã được Bộ Nội Vụ phê duyệt vào 9/2005 với thay đổi về cơ cấu hội viên bao gồm những thành phần cơ bản là các đầu mối của Hội Tin học thành viên (bao gồm cả Hội Tin học các ngành kinh tế-xã hội), các Chi hội TW cho khối Cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu và các Hội viên tập thể là tổ chức pháp nhân hoạt động có quy mô liên tỉnh, toàn quốc. Hình thành Hội đồng Trung ương các Hội Tin học với vị trí tham mưu tư vấn các hoạt động phối hợp, hợp tác cùng VAIP. Những thay đổi quan trọng của công tác tổ chức hội viên đã đáp ứng được yêu cầu tập hợp thành lực lượng có tổ chức hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước. Các Hội Tin học và các tổ chức Hội đã không ngừng tăng cường vận động để đoàn kết, tập hợp đông đảo lực lượng trong ngành CNTT-TT Việt Nam, tạo thành một tổ chức xã hội – nghề nghiệp quan trọng và có uy tín đáp ứng vai trò đại diện trong sự nghiệp phát triển & ứng dụng CNTT-TT, đóng góp cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, chỉ ba năm kể từ Đại hội lần thứ V, VAIP đã có gần 17.000 hội viên.
Các hoạt động thường xuyên của VAIP đã được duy trì, đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp chung vì mục tiêu phát triển CNTT-TT Việt Nam và trong các hoạt động CNTT-TT Quốc gia. Công tác phối hợp và đại diện xã hội nghề nghiệp của Hội Tin học đã thành công bằng những đóng góp thiết thực, cụ thể từ các định hướng chiến lược phát triển ngành, xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực CNTT-TT, tư vấn, thẩm định và giám định các dự án phát triển VNTT-TT, hình thành và phát triển lớn mạnh hệ thống doanh nghiệp CNTT-TT và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về CNTT. Tất cả các hoạt động trên đã được cụ thể hoá trong các chương trình hành động và công tác tổ chức hoạt động và sự kiện của Hội Tin họcViệt Nam trong suốt nhiệm kỳ V.
II. Đánh giá hoạt động của Hội trong  nhiệm kỳ V:
Các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà Đại hội lần V đề ra là: đổi mới và duy trì các hoạt động thường xuyên, xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội đã động viên đông đảo hội viên, các tổ chức hội  phát huy ý chí tự lực, tự cường tìm tòi sáng tạo, phát triển và ứng dụng CNTT-TT vào mọi lĩnh vực cuộc sống, khẳng định được vị thế và vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp của mình.
1. Những phương hướng đã đề ra trong đại hội nhiệm kỳ V:
Để đánh giá được các hoạt động hội trong nhiệm kỳ V cần phải điểm lại phương hướng và nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội V:
* Về tổ chức:
•  Hoàn tất việc sửa đổi điều lệ phù hợp với thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công tác tổ chức hội viên.
•  Thực hiện vai trò  tập hợp, điều hoà phối hợp và hỗ trợ hoạt động với các Hội thành viên,
•  Kiện toàn và đổi mới công tác đào tạo phổ cập Tin học, công tác quản lý đối với tạp chí Tin học đời sống, mở rộng và đẩy mạnh hợp tác với các hội bạn và  quan hệ quốc tế.
•  Chấn chỉnh cơ quan văn phòng Hội và nâng cao vai trò và trách nhiệm của các uỷ viên BCH trong các hoạt động chung của Hội.
* Về hoạt động Hội :
•  Nâng cao và đổi mới cả về hình thức và chất lượng các hoạt động truyền thống của Hội như Tuần lễ Tin học Việt Nam, Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam, Hội thảo Khoa học, Thông tin tuyên truyền, cập nhật thông tin trên mạng, cung ứng một cách hiệu quả thông tin của Hội đến với Hội viên.
•  Hợp tác với các Hiệp hội chuyên ngành để phát huy và trao đổi thế mạnh của các bên.
2. Những công việc đã làm: Đã cố gắng bám sát theo Chương trình hành động từng năm nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đề ra được thông qua trong các kỳ họp tổng kết BCH vào tháng 12 hàng năm.
Với nhiệm vụ được Đại hội V giao phó, Ban Chấp hành (BCH) nhiệm kỳ V đã tận dụng những thuận lợi và khắc phục khó khăn để triển khai các nhiệm vụ nhằm đạt dược các mục tiêu đã đề ra.
Sau Đại hội V, công tác tổ chức hội viên và một số hoạt động truyền thống đã thay đổi theo các quy định mới trong khi Điều lệ Hội chưa được phê duyệt sửa đổi kịp thời. BCH nhiệm kỳ V tiếp nhận hoạt động Hội với điều kiện cơ sở vật chất gần như từ số không: không văn phòng, thiếu nhân viên và không có nguồn lực tài chính, nguồn thu chính cho duy trì hoạt động không còn. BCH nhiệm kỳ V được Đại hội tín nhiệm thì 100% là cán bộ kiêm nhiệm, giữ nhiều trọng trách quản lý nên thời gian rất hạn hẹp, tuy toàn thể BCH có nhiều nỗ lực nhưng trước thách thức của hoạt động hội cũng khó có thể phân bổ quỹ thời gian và tâm huyết cho công tác Hội.
Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ban ngành Trung ương, địa phương, VAIP đã có nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả, giữ vững và nâng cao được uy tín của Hội trong cộng đồng các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Uy tín của Hội qua các hoạt động và trong sự phát triển chung của CNTT-TT ngày càng được nâng cao. Hội là nhân tố đoàn kết những người hoạt động trong lĩnh vực Tin học trong cả nước, mọi hoạt động của Hội đều được hội viên và các bạn bè hưởng ứng, tham gia nhiệt tình. Cơ cấu BCH nhiệm kỳ V đã đổi mới hoàn toàn, tụ hợp được nhiều thành viên có nhiều tâm huyết và nỗ lực hết mình cho hoạt động Hội.
a/ Công tác tổ chức, hội viên:
•  Hoàn thành nhiệm vụ Đại hội V giao, ngày 13/9/2005 Bộ Nội vụ đã phê duyệt Điều lệ sửa đổi của Hội Tin học Việt Nam theo quyết định số 96/2005/QĐ-BNV.
•  Tuy đã có nhiều đổi mới và nỗ lực đặc biệt là công tác hợp tác giữa các Hội Tin học thành viên nhằm nâng cao vai trò và vị trí đoàn kết của Hội nhưng công tác xây dựng Hội, công tác Hội viên và cấp thẻ Hội viên vẫn chưa thực hiện theo kế hoạch (theo Điều lệ sửa đổi). Dự kiến trong năm 2006, Hội sẽ nhanh chóng hoàn thiện việc cấp thẻ, chứng nhận Hội viên.
•  Thường xuyên báo cáo và trao đổi hoạt động với Liên Hiệp các Hội KH-KT Việt Nam. Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội KH-KT VN và các phiên họp của Hội đồng Trung ương.
•  Chi bộ Văn phòng Hội hoạt động ổn định, đại diện chi bộ liên tục tham gia trong Đảng uỷ Đảng bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam. Tham gia Đại hội Đảng bộ khối Khoa giáo TW 12/2005.
•  Tính đến năm 2005 đã có 26 Hội Tin học thành viên trên cả nước được thành lập và đi vào hoạt động (trong đó có 25 Hội Tin học các tỉnh, thành), năm 2005 có thêm 2 hội được thành lập là Hội Tin học Vĩnh Phúc và Hội tin học Bình Dương, nhiều Hội Tin học thành viên đã tiến hành Đại hội như: Hội VTĐT Tin học Hải phòng, Hội Tin học Viễn thông Hà Nội...
•  Bắt đầu củng cố hình thức và hoạt động cho khối Chi hội trực thuộc và khối Hội viên tập thể theo quy định của Điều lệ mới sửa đổi.
•  Các Ban hoạt  động tốt như Ban Tổ chức Hội viên, Ban Thư ký và Ban Văn - Thể - Mỹ. Các Ban chuyên môn khác hoạt động chưa hiệu quả, mọi việc vẫn do Văn phòng và Ban Thư ký đảm nhận.
•  BCH đã duy trì thường xuyên các cuộc họp hàng năm phiên giữa kỳ và phiên tổng kết hoạt động hàng năm. Ngay từ năm 2003 bắt đầu tổ chức đều đặn Hội nghị các Hội Tin học thành viên với tiêu chí “Đoàn kết - Hợp tác - Phát triển”. Duy trì trao đổi và họp bàn thường xuyên Ban Thư ký, Ban Thường vụ và BCH qua thư điện tử. Hình thành kết nối trao đổi thông tin thường xuyên với các Hội Tin học thành viên qua thư điện tử.
•  Từ các nhiệm kỳ trước đã hình thành các cơ sở đào tạo tin học, các đơn vị khoa học công nghệ  thuộc Hội, tuy nhiên do sự thay đổi trong Luật Giáo dục – Đào tạo và Luật Khoa học - Công nghệ đã ảnh hưởng đến công tác quản lý của hội chưa thực sự tạo mối liên kết gắn chặt hoạt động với các đầu mối cơ sở của mình. 
•  Trong nhiệm kỳ V, Hội Tin học Việt Nam đã vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục đào tạo và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam về hoạt động xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT. 6 Hội Tin học thành viên đã nhận Bằng khen hoạt động hội từ Bộ Bưu chính Viễn thông, Hội Tin học Tp Hồ Chí Minh được trao tặng bằng khen từ Bộ Khoa học Công nghệ. Nhiều Ủy viên BCH, cán bộ  Hội đã được nhận Bằng khen của các Bộ, ngành và Liên hiệp các hội KHKT VN. Đặc biệt có 03 cán bộ Hội được nhận sự đánh giá cao của UB KHCN Quốc Hội vì có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng Luật.
•  Cũng trong nhiệm kỳ này, nhiều cán bộ Hội lão thành, Uỷ viên BCH và một số hội viên tiêu biểu đã nhận được Huy chương vì sự nghiệp của Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam. Trong ba năm 2003-2005, từ đề cử của hội đã có gần 50 đơn vị và Doanh nghiệp được vinh dự nhận Bằng khen từ Bộ Bưư chính Viễn thông từ các hoạt động chung của Hội. Qua phong trào Olympic Tin học sinh viên đã có gần 50 trường, 20 thày cô và gần 400 sinh viên nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT, Bộ BC-VT, Bộ KHCN và Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam.
b/ Các hoạt động thường xuyên: Tổ chức thực hiện tốt, hướng tới chuyên nghiệp hoá các hoạt động thường xuyên của Hội như:
•  Tổ chức đều đặn việc Công bố chương trình hành động và lịch sự kiện hoạt động hàng năm của Hội vào đầu năm (tháng1) và đều đặn duy trì tổ chức Gặp mặt ICT đầu xuân hàng năm (sau Tết dân tộc).
•  Tổ chức thành công các Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam hàng năm vào tháng 4 (năm 2003 tại Đại học Cần thơ, năm 2004 tại Đại học Hàng Hải Hải Phòng, năm 2005 tại Đại học KHTN-ĐHQG Tp HCM và năm 2006 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội). Đã hình thành xu hướng đổi mới công nghệ và các nội dung và hình thức trong Olympic, đến nay về cơ bản đã đưa vào quy trình thi  lập trình Quốc tế theo chuẩn ACM/ICPC cùng các giải phụ mới như giải thuật cho robot tìm mê cung - Micromouse, sáng tạo Phần mềm nguồn mở.  Tích cực đồng  tham gia tổ chức Hội thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc hàng năm do TW Đoàn tổ chức.
•  Hoàn thành nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo 58 giao trong công tác phối hợp tổ chức các Hội thảo Quốc gia về CNTT từ lần I tới lần thứ III (trong đó đồng phối hợp với UBND Tp Hải Phòng, Bộ Bưu chính Viễn thông, Hội Tin học Tp HCM và Hội VTĐT Tin học Hải Phòng, Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc gia lần III và Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam tại Hải phòng 9-10/9/2005).
•  Từ năm 2003, cùng Bộ Bưu chính Viễn thông, Hội Tin học Tp Hồ Chí Minh nâng tầm Hội thảo hợp tác phát triển khu vực thành Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam với vai trò chủ đạo của UBND các tỉnh thành và Hội Tin học địa phương đăng cai. (Năm 2003 tại Thừa Thiên Huế, năm 2004 tại Kiên Giang, Năm 2005 tại Hải Phòng và mới đây năm 2006 tại Thanh Hoá ngày 10/8/2006).
•  Tổ chức đều đặn Hội nghị các Hội Tin học thành viên trong dịp Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam nhằm giao lưu, trao đổi với mục tiêu phát huy và nâng cao vai trò đoàn kết, hợp tác.
•  Duy trì đều đặn tổ chức sự kiện thường niên của Hội Tin học Việt Nam là Tuần lễ Tin học Việt Nam hàng năm tại Hà Nội. Việc kết hợp với các sự kiện CNTT Quốc gia, Quốc tế như Hội nghị ASOCIO (2003), Hội nghị Bộ trưởng CNTT-TT các nước ASEAN Telmin 5 (2005) và sắp tới Hội nghị thượng đỉnh APEC Việt Nam 2006 làm cho Tuần lễ Tin học Việt Nam do Hội Tin học Việt Nam tổ chức được xã hội, quốc tế và đông đảo giới CNTT đánh giá cao. Các sự kiện trong khuôn khổ Tuần lễ Tin học Việt Nam như Đêm CNTT-TT Việt Nam cùng lễ trao Cúp vàng CNTT-TT Việt Nam, Hội thảo ITWeek ... ngày càng được tổ chức chuyên nghiệp, hoàn thiện và nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá tích cực từ xã hội.
•  Ngoài ra, với việc hình thành Ban Văn-Thể-Mỹ (VTM), đã bắt đầu tổ chức đều đặn được các giải thể thao phong trào như các Giải Việtnam ICT Tennis Cup cho các lãnh đạo CNTT-TT và các doanh nghiệp CNTT-TT, theo các sự kiện của Hội đều có các chương trình văn nghệ, thể thao phù hợp từ chuyên nghiệp cũng như phong trào, quần chúng.
  c/ Các hoạt động về đào tạo và tuyên truyền phổ cập cho toàn xã hội :
•  Chủ trì và điều hành Hội đồng giám khảo, Ban ra đề OLYMPIC Tin học Sinh viên tham gia tích cực vào Hội thi Tin học trẻ không chuyên, là thành viên Ban Giám khảo của các cuộc thi về CNTT-TT khác như: Nhân tài Đất Việt, ICT - Thắp sáng niềm tin...
•  Lần đầu tiên năm 2005, Hội cùng các trường đại học trọng điểm tổ chức 3 đội tuyển Việt Nam đạt thành tích cao nhất Olympic dự thi vòng loại lập trình quốc tế  ACM/ICPC khu vực Châu Á tại Ấn độ, Philippin và Iran vào tháng 12/2005. Với kết quả khích lệ Việt Nam đã có đội tuyển đầu tiên trong 83 đội tuyển toàn cầu tham dự World Final ACM/ICPC vào tháng 4/2006 tạo Santonio, Texad Hoa Kỳ. Năm 2006 Hội Tin học Việt Nam đăng cai cho Hà Nội là điểm thi ACM/ICPC của Châu Á (điểm thi thứ 12) và tích cực chuẩn bị tổ chức kỳ thi tại Đại học Quốc gia Hà Nội vào cuối 11/2006. Đây cũng là hoạt động Quốc tế bổ sung cho các hoạt động thường xuyên của Hội.
•  Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội về CNTT như: giới thiệu các đơn vị và sản phẩm CNTT Việt Nam tham dự các giải thưởng về CNTT-TT. Từ 2005, được sự uỷ quyền của VCCI và Bộ Thương mại, VAIP đã tổ chức và dẫn đoàn Việt Nam tham gia giải thành tựu số ADOC APEC cho 6 nước và mang về giải nhì cho Việt Nam tại Đài Bắc (8/2005).
•  VAIP là thường trực Ban Tổ chức Giải thưởng sáng tạo CNTT-TT vì người tàn tật “ICT- Thắp sáng niềm tin” phối hợp với Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật VN (Bộ LĐTBXH), Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam. Giải thưởng sáng tạo CNTT-TT vì người tàn tật “ICT- Thắp sáng niềm tin” phát động vào tháng 12/2005 và đang trong quá trình chuẩn bị các công tác tổ chức Giải thưởng và trao giải vào 3/12/2006.
  d/ Các hoạt động về khoa học công nghệ và quản lý, chính sách về CNTT-TT:
•  Tích cực và chủ động trong nhiều hoạt động: đóng góp ý kiến, tổ chức hội thảo về chính sách cho CNTT-TT của Ban chỉ đạo 58, các Bộ, các ngành Phối hợp và tích cực tham gia xây dựng Luật Giao dịch Điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giáo dục Đào tạo… và các nghị định hướng dẫn của các Bộ, ngành kèm theo. Các thành viên, chuyên gia của Hội tham gia tích cực đã góp phần quan trọng trong việc luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua vào ngày 19/11/2005 và Luật CNTT được thông qua trong kỳ họp đầu năm 2006.
•  Tham gia nhiều hoạt động Khoa học công nghệ như: Phần mềm nguồn mở, Giao dịch Điện tử, TMĐT, Chuẩn trao đổi dữ liệu CNTT, Bản quyền và Sở hữu trí tuệ,… Đẩy mạnh các hoạt động: hội thảo khoa học, hội thảo theo các chuyên đề kết hợp với các tổ chức và doanh nghiệp.
•  Được Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ BC-VT giao nhiệm vụ và cùng phối hợp với các Hội Tin học thành viên tiến hành xây dựng chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT của Việt Nam cho năm 2005 (Vietnam ICT Index 2005). Báo cáo Đánh giá chỉ số Việt Nam ICT Index hàng năm sẽ được tiếp tục và thành hoạt động thường niên của Hội Tin học VN.
•  Tham gia và phối hợp các hoạt động CNTT Quốc gia khác như: các Hội thảo Quốc gia về CNTT-TT hàng năm , tham gia các Hội thảo về định hướng chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam, Chương trình trọng điểm, tham gia xây dựng các báo cáo, dự án, chương trình  liên quan đến CNTT-TT và công nghệ ... do các Bộ , ngành chủ trì.
•  Tích cực tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến cho nhiều Luật, văn bản pháp quy khác (luật, nghị định, chỉ thị...) do Đảng, Quốc hội, chính phủ và các Bộ, ngành chủ trì.
  e/ Các hoạt động đối ngoại trong nước và quốc tế
•  Tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của Ban Chỉ đạo 58, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Thương Mại, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Hội.
•  Đã có sự phối hợp với các Hội và Hiệp hội ngành nghề CNTT-TT cùng tham gia vào các hoạt động chung nhằm thúc đẩy và phát triển nâng cao vị thế của Hội Tin học Việt nam trong ngành CNTT-TT
•  Bước đầu hợp tác với với các tổ chức phi chính phủ Quốc tế như như AIC, CompTIA, VNCI, Technoaid.  Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề mà tất cả các NGOs đều gặp phải, đó là vấn đề kinh phí, nên những hợp tác này còn ở mức hạn chế, kết quả còn khiêm tốn, nhưng nhiều triển vọng và là xu thế tất yếu của một xã hội dân sự.
•  Riêng đối với AIC, mà Hội Tin học Việt Nam là thành viên chính thức, HCA là thành viên thông tấn thì kể từ sau khi ông Tổng Thư ký (người Singapore đã qua đời năm 2004), ông trợ lý TTK cũ (vẫn còn đang là “người Nhà nước” Singapore) tạm đảm nhận nhiệm vụ Quyền TTK thì chiều hướng không còn hoạt động.
•  Từ năm 2003-2006, tổ chức được nhiều đoàn xúc tiến thương mại, đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia một số hội nghị, hội thảo quốc tế về CNTT-TT. Các hoạt động này đã hướng tới các địa bàn và vùng lãnh thổ quan trọng như: Hoa kỳ, Trung Quuốc, Singapore, Malaxia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan. 
•  Đang tìm kiếm các cơ hội hợp tác quốc tế với các tổ chức có uy tín như: tháng 11/2005, phối hợp thực hiện thành công Toạ đàm bàn tròn quốc tế về Chiến lược phát triển phần mềm trong môi trường cạnh tranh quốc tế với Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Điện toán (CompTIA). Mới đây Hội Tin học VN đã tiếp xúc và đang tích cực chuẩn bị ra nhập Liên minh CNTT thế giới (IFIP- International Federation for Information Processing) được bảo trợ bởi UNESCO và Hội được mời là ứng cử viên chuẩn bị đăng cai tổ chức Diễn CNTT thế giới vào năm 2009 (WITFOR- World IT Forum).
  g/ Công tác thông tin tuyên truyền:
•  Tạp chí Tin học & đời sống và các chuyên san đã có nhiều cố gắng duy trì và được đánh giá cao, có vai trò uy tín trong lĩnh vực báo chí về CNTT Hội ghi nhận công sức của Ban biên tập, Ban lãnh đạo Tạp chí đã có công xây dựng thương hiệu cho Tin học và Đời sống Cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Hội với cơ quan ngôn luận của mình. Thông qua Quy chế quản lý của Hội với tạp chí nhằm gắn kết giữa Hội và tạp chí, đổi mới – hoàn thiện tổ chức, bộ máy lãnh đạo tạp chí theo hướng chuyên nghiệp và phù hợp với xu thế phát triển.
•  Tổ chức lại và duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động Trang thông tin của Hội:
www.vaip.org.vn và các trang đã tồn tại. Bổ sung, mở rộng và duy trì tốt trang tin hoạt động Hội www.itweek.org.vn. Ngoài ra, Hội tiếp tục duy trì và nâng cấp website www.evnb2b.com (trang xúc tiến thương mại) và website www.tinhoc-doisong.net (bản thử nghiệm). Trong kế hoạch năm 2006, nhóm thông tin Web sẽ nâng cấp website www.vaip.org.vn sử dụng công nghệ mới (hệ quản trị nội dung - CMS) để cho phép duy trì thông tin trên website thường xuyên hơn.
•  Thường xuyên phối hợp và có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, truyền hình báo chí.  Trong các chương trình hành động hàng năm, các dự án và hoạt động cụ thể đều có phần kết nối truyền thông đặc biệt là với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2). Các hoạt động truyền thông này đã làm tăng vị thế và vai trò xã hội nghề nghiệp của Hội.
  h/ Công tác Tư vấn phản biện và các chương trình dự án của Hội:
•  Đã có nhiều hoạt động cụ thể và tham gia thực sự vào các dự án trọng điểm của nhà nước đã và đang từng bước tiếp nhận các công việc cụ thể sử dụng nguồn ngân sách nhà nước nhằm mang lại hiệu quả thực tế cho hoạt động Hội và quyền lợi Hội viên.
•  Tham gia tích cực vào các hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT với nhiều hoạt động cụ thể và các kiến nghị và ý kiến đóng góp.
•  Tham gia và góp ý kiến cho chương trình xây dựng Luật Giao dịch điện tử, Luật CNTT, sắp tới là Pháp lệnh Công nghệ cao. Đã góp phần quan trọng vào việc ra đời Luật Giao dịch Điện tử (Quốc Hội thông qua 19/11).
•  Thẩm định nhiều chương trình dự án quốc gia như: Quy hoạch BC-VT, Chiến lược phát triển, Chương trình trọng điểm, Chương trình doanh nghiệp (191), các chiến lược, chính sách ....
•  Thực hiện nhiều dự án tư vấn, đánh giá với Bộ KH-CN, Bộ Thương mại, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế.
•  Phối hợp với các Hội Tin học thành viên: Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Công viên PM Quang Trung thực hiện cuộc điều tra các doanh nghiệp phần mềm để đánh giá hiệu quả của các chính sách và biện pháp hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ khác nhau, nhằm đưa ra khuyến nghị với các cơ quan hữu quan để hoàn thiện hơn môi trường chính sách và biện pháp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp phần mềm.
•  Đã được phê duyệt hỗ trợ theo dự án hỗ trợ xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia của Chính phủ và Bộ Thương mại năm 2004-2005. Hiện nay, Ban Thư ký đang quyết toán với Bộ tài chính kế hoạch năm 2005, đã được Bộ Thương mại duyệt kế hoạch 2006 và trình xong kế hoạch 2007. Các chương trình đã thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp CNTT-TT và mang lại phần đóng góp tự nguyện kinh phí quản lý cho Hội từ các doanh nghiệp tham gia.
•  Tích cực đăng ký và xây dựng đề cương cho dự án thúc đẩy ứng dụng CNTT-TT cho doanh nghiệp năm 2006. Tham gia các dự án về phần mềm nguồn mở, chuẩn trao đổi thông tin, dự án về thương mại điện tử ....
•  Đã chủ trì tổ chức thực hiện Điều tra đánh giá Việt Nam ICT Index 2005 và và công bố kết quả xếp hạng cho 4 nhóm đối tượng tại Hội Thảo hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam vào 10/8/2006.
  i/ Ban Thường vụ, Ban Thư ký và Văn phòng Hội:
•  Ban Thường vụ hoạt động có hiệu quả trên tinh thần đoàn kết nhất trí cao toàn bộ các thành viên Ban thường vụ đều tích cực và chủ động hỗ trợ cho các hoạt động Hội.
•  Ban Thư ký đã thực sự phát huy tốt vai trò tiến hành thực hiện các hoạt động chính của Hội các thành viên đã tích cực, chủ động và nhiệt tình tham gia vào các thành công của Hội trong năm 2005 giải quyết được nhu cầu nhân sự điều hành hoạt động Hội qua văn phòng.
•  Văn phòng đã ổn định bộ máy làm việc Với đội ngũ cộng tác viên, Văn phòng Hội đã dần đảm đương được công việc thực hiện và hỗ trợ các hoạt động thường xuyên và điều phối dự án của Hội.


3. Sự đoàn kết, hợp tác phát triển các Hội Tin học thành viên
Bản Ghi nhớ ngày 8 tháng 8 năm 2003 được ký kết bởi các lãnh đạo cao nhất các Hội Tin học trong Hội nghị Các Hội Tin học thành viên lần thứ nhất tổ chức tại TP Huế đã khẳng định sự đoàn kết hợp tác của liên minh các Hội Tin học trong cả nước với mục tiêu “ thống nhất hợp tác và phối hợp hoạt động vì sự phát triển CNTT-TT Việt Nam“. Từ đó đã hình thành liên minh gắn kết giữa các hội Tin học thành viên với nhau và với Hội Tin học VN. Các Hội đã thông qua các mục tiêu và nội dung hoạt động nghề nghiệp, thiết lập những mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động.
  Sự thành công của Hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT VN là minh chứng cho công tác phối hợp hoạt động của các Hội Tin học , tuy nhiên đây mới chỉ là điểm khởi đầu và nếu các Hội Tin học có cách nhìn nhận đúng và hợp tác – phối hợp nhịp nhàng chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển và củng cố, mở rộng cho mọi hoạt động của các Hội. Các hoạt động phối hợp toàn quốc đã có nhưng chưa đều, các hoạt động phối hợp song phương cũng có nhưng chưa rõ nét. Điểm yếu là chưa có đầy đủ thông tin và các kiến nghị cần có. Cần rút kinh nghiệm và chuyên nghiệp hoá hoạt động phối hợp.
Cũng từ sự đoàn kết hợp tác của liên minh các Hội Tin học trong cả nước, năm 2006 Hội Tin học Việt Nam đã được Ban Chỉ đạo 58 giao thực hiện đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT-TT – Vien Nam ICT Index 2005 cho 4 loại đối tượng khác nhau. Nhiều Hội Tin học thành viên, nhiều lãnh đạo các Hội Tin học đã gửi báo cáo và tham gia trực tiếp trong việc hoàn thành báo cáo quan trọng này. 
Các Hội là nhân tố tích cực trong phát triển CNTT-TT ở địa phương: từ Quản lý nhà nước về CNTT, tham gia các dự án (112, 47), chính sách phát triển CNTT-TT ở địa phương, phát triển nguồn lực cho CNTT-TT và lãnh đạo và hội viên các Hội nắm hầu hết các vị trí chủ chốt – nghề nghiệp trong công cuộc phát triển CNTT-TT ở địa phương từ quản lý, nghiên cứu,  giáo dục đào tạo và doanh nghiệp. Nhiều Hội hoạt động mạnh, phong phú và có vị trí cao trong xã hội như: Hội Tin học Tp Hồ Chí Minh, Hội Tin học Khánh Hoà, Hội Tin học Viễn thông Hà Nội, .... 
Chính nhờ đó, vai trò tập hợp lực lượng không ngừng được mở rộng. Đồng thời, dần dần nâng cao vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội về CNTT-TT với các dự án, chính sách phát triển của Nhà nước tại địa phương và ngành kinh tế.
Hầu hết các Hội đã có những hoạt động thường xuyên, có nhiều sự kiện và hoạt động có tiếng vang như: Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam, các kỳ thi sáng tạo, tài năng CNTT-TT, các giải thưởng CNTT-TT các cấp, các hoạt động triển lãm, hội thảo.
Công tác phổ cập kiến thức và đào tạo cũng được hầu hết các hội quan tâm phát triển, đã hình thành  hệ thống trung tâm đào tạo phổ cập Tin học cho các đối tượng là công chức, viên chức và các chương trình đào tạo phổ cập tin học chung cho toàn xã hội. Đã xuất hiện những đề xuất và mong muốn mô hình đào tạo chuyên nghiệp về CNTT-TT hơn từ các Hội, tuy nhiên, vẫn có nhiều rào cản từ Luật Gíao dục và các quy chế về đào tạo của Bộ GD-ĐT. Cụ thể, Nghị quyết BCH Hội Tin học VN và Hội nghị các Hội THTV lần 2, lần 3 có đặt ra vấn đề nhưng Bộ Nội Vụ và các Bộ, ngành khác (BC-VT, KH-CN) đều không đồng ý vì liên quan đến Luật Giáo dục (quy định nơi nào dạy thì tự cấp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng các Trung tâm đào tạo thuộc Hội thì không có tư cách pháp nhân kinh doanh dịch vụ đào tạo). Tới nay, vẫn chưa tổ chức lại được công tác xã hội hoá đào tạo CNTT của Hội thông qua các trung tâm đào tạo trực thuộc và khôi phục hoạt động cấp chứng chỉ. Mong sau đây các Hội có những sáng kiến mới, có các yêu cầu chính thức và kiến nghị cụ thể để Hội Tin học VN có điều kiện kiến nghị tìm phương hướng khắc phục..
Đặc biệt, trong vấn đề bảo vệ quyền lợi hội viên, tất cả các Hội đều thông qua các hoạt động của mình, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các hội viên. Sự xuất hiện vai trò của các hội Tin học trong các hoạt động, các văn bản hoạch định chính sách, cơ chế và dự án CNTT-TT từ địa phương đến trung ương đã thúc đẩy tiến trình phát triển CNTT-TT ở Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế và vai trò hội viên. Nhiều hoạt động phong phú cho hội viên đã được đẩy mạnh, thực sự lôi cuốn hội viên tham gia.
Tuy nhiên, vấn đề thông tin tuyên truyền của các Hội thành viên cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn. Mới có một số ít Hội có website chính thức. Các Website đã dần dần ổn định, cập nhật thông tin phản ánh tình hình hoạt động Hội cùng tình hình phát triển CNTT-TT của địa phương, cả nước và quốc tế. Trước mắt, kiến nghị các Hội chuyển và cập nhập thông tin hoạt động Hội để đăng tải trong Chuyên mục Hoạt động Hội trên website của VAIP. Tạp chí TH& ĐS sẵn sàng đăng tải các thông tin hoạt động các Hội trong tin hoạt động Hội (gửi trước ngày 5 hàng tháng) và các bài viết, tham luận về Hội. Hiện tại, các thống kê, thông tin về hoạt động của các Hội còn rất thiếu và không đầy đủ.
Dẫu sao, "đại gia đình" các Hội Tin học đã có sự lớn mạnh nhanh chóng. Với 17 Hội Tin học thành viên tham gia Hội nghị lần 1, đến nay, chúng ta đã có 26 Hội đã thành lập đi vào hoạt động và nhiều Ban vận động thành lập Hội Tin học các tỉnh, theo số liệu báo cáo từ các hội đến trước Đại hội VI, tổng cộng các hội đã có 14,399 hội viên và 350 tổ chức chi hội, hội viên tập thể. (Các Hội nhất trí thông qua chủ trương hội viên của các HTHTV nghiễm nhiên là hội viên của Hội Tin học Việt Nam)
* Kiến nghị với các Hội Tin học thành viên:
Để liên minh đoàn kết – hợp tác giữa các Hội Tin học thành viên ngày càng lớn mạnh và phát triển thì trước hết mỗi Hội chúng ta phải nâng cao sự nhận thức trong vấn đề hợp tác từ thông tin cho đến các chi tiết phối hợp cụ thể từng khu vực hay toàn quốc và thể hiện rõ mục tiêu đoàn kết – hợp tác, cụ thể:
-  Thể hiện vai trò tập hợp lực lượng xã hội nghề nghiệp về CNTT-TT thống nhất trong toàn quốc.
-  Nâng cao vai trò các hội thông qua công tác tư vấn phản biện xã hội và cố gắng đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước thành nhiệm vụ cụ thể.
-  Phổ cập - đào tạo tin học cho toàn xã hội vẫn là một trong những nhiệm vụ của các Hội
-  Nâng cao tính tổ chức và hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
-  Phối hợp hoạt động thống nhất thông qua cơ cấu Hội đồng Trung ương.
4. Tài chính của Hội.
(trong Phụ lục riêng sau khi có ý kiến chính thức của Ban kiểm tra)
5. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm.
a/ Đánh giá chung:
Thứ nhất, về cơ bản đã bám sát và hoàn thành tốt hầu hết các nhiệm vụ do Đại hội V đề ra, đã có nhiều nỗ lực nâng cao vị thế của Hội Tin học Việt Nam cùng các Hội Tin học thành viên theo mục tiêu “Đoàn kết - Hợp tác vì sự nghiệp phát triển CNTT-TT Việt Nam”. Nhìn chung công tác chỉ đạo của Ban Thường vụ, BCH Hội và các tổ chức Hội ở các tỉnh, thành, Chi hội TW nhiệm kỳ qua được triển khai vừa toàn diện vừa có trọng điểm, theo chương trình hành động cụ thể đề ra hàng năm và trong mỗi chương trình đã chỉ rõ các mục tiêu cũng như hoạt động cụ thể để tập trung triển khai. Kết quả đã nâng cao uy tín Hội, thu hút sự tham gia của hội viên, trách nhiệm của hội viên được nâng cao, từ đó nhận được sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước và Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam.
Thứ hai, quá trình chỉ đạo công tác xây dựng, tổ chức các hoạt động hội theo Chương trình hành động đã mang lại nhiều kết quả như những yêu cầu do đại hội V đề ra, điều này thể hiện sự gắn bó của Hội với các hội viên, hội thành viên. Ngược lại, các hội viên tìm thấy ở tổ chức Hội, tổ chức nghề nghiệp xã hội của mình luôn chia sẻ với các hoạt động lúc thuận lợi cũng như lúc phải vượt qua thử thách, khó khăn.
Thứ ba, chỉ trong thời gian 3 năm, ngoài việc chỉ đạo tổ thực hiện theo chương trình hành động, chỉ đạo công tác xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức, BCH  Hội và các Hội Tin học thành viên các tỉnh, thành còn triển khai một số hoạt động lớn, đặc biệt trong công tác phối hợp hoạt động.
b/ Những hạn chế:
- Số lượng hội viên phát triển trong nhiệm kỳ V nhanh, nhưng chưa rộng và chưa đều trong các địa phương và các ngành. Tổ chức Hội ở một số địa phương, một số ngành chưa chặt chẽ, chưa có những hoạt động liên kết, hợp tác giữa các hội viên và sinh hoạt Hội. Công tác hội viên, tổ chức hội viên có nhiều mặt còn chậm chưa có biện pháp chấn chỉnh hoạt động thông qua các Hội Tin học thành viên để có giải pháp khắc phục v.v… Các hoạt động của Hội đã gắn chặt với xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội đặc biệt trong các khối hội viên Doanh nghiệp và khối hội viên Viện-Trường, song vẫn cần cải tiến phương thức nhằm gắn kết hơn nữa sự tham gia không thể thiếu được của các khối hội viên này trong các hoạt động cụ thể của Hội nhằm nâng cao tiềm lực hoạt động và đảm bảo quyền lợi hội viên. Trong xu hướng phát triển định hướng ứng dụng đa ngành của CNTT-TT sẽ hình thành, phát triển các Hội, Hiệp hội Tin học (CNTT-TT) theo ngành kinh tế đã được ghi nhận như Hội Tin học thành viên như đã ghi trong Điều lệ sửa đổi.
- Chưa xây dựng, đề xuất được nội dung cũng như định hướng mới cho công tác tuyên truyền, phổ cập Tin học thông qua xã hội hoá đào tạo nguồn lực cho CNTT, chưa có hình thức cũng như định hướng hoạt động khoa học công nghệ theo định hướng chuyên môn ngành CNTT-TT công tác quản lý và phối hợp hoạt động của Cơ quan ngôn luận của Hội còn nhiều bất cập và chưa chuyển biến cụ thể.
- Chưa xây dựng được các hình thức tổ chức và hoạt động phối hợp gắn kết cho khối hội viên tập thể (doanh nghiệp), khối nghiên cứu – đào tạo và khối Tin học các ngành kinh tế - xã hội TW.
- Hầu hết các cấp Hội và các Hội Tin học thành viên chưa có được nơi làm việc cố định, chưa có quy chế hoạt động, lề lối làm việc và đội ngũ cán bộ còn thiếu kỹ năng công tác Hội.
  - Do Điều lệ mới được Bộ Nội Vụ phê duyệt nên chưa tiến hành được công tác đăng ký, cấp thẻ Hội viên, Xây dựng Cơ sở dữ liệu hội viên.
  - Chưa thúc đẩy và quan tâm đến công tác hội viên, đặc biệt chưa có những hoạt động cụ thể bảo vệ quyền lợi hội viên và tập hợp lực lượng ngành nghề.
  - Một số Ban chuyên môn còn chưa có kế hoạch, phân công công việc thích hợp và chủ động.
  - Chưa tìm được các nguồn thu ổn định cho Hội trong khi phải chi nhiều (ngoài các hoạt động duy trì văn phòng với việc duy trì các trang thông tin điện tử, chi phí viễn thông, bưu phẩm và mở rộng quan hệ với các Hội thành viên và Quốc tế. Hội còn phải chi: tổ chức hội nghị các Hội Tin học TV, phí thường niên cho Liên Minh CNTT-TT Châu A, Tổ chức các lễ công bố, họp báo .... và nhiều chi phí hoạt động khác).
  - Vẫn chưa tổ chức lại được công tác xã hội hoá đào tạo CNTT của Hội thông qua các trung tâm đào tạo trực thuộc và hoạt động của Hội trong lĩnh vực này. Tuy Nghị quyết BCH 12/2004 có nêu giao cho Ban Thư ký tuy nhiên qua việc phê duyệt Điều lệ các Bộ, ngành khác (BC-VT, KH-CN, Nội vụ) đều không đồng ý vì liên quan đến Luật Giáo dục (nơi nào dạy thì tự cấp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật – các TTĐT thuộc Hội thì không có tư cách pháp nhân kinh doanh dịch vụ đào tạo). Công tác quản lý các Đơn vị 35 (Khoa học Công nghệ) cần định hướng theo chủ chương mới của nhà nước (Luật Khoa học công nghệ).
c/ Bài học kinh nghiệm:
- Cần gắn kết, phối hợp hoạt động xã hội nghề nghiệp của Hội với các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Hội là cầu nối giữa Nhà nước – doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực hoạt động của mình.
- Cần tăng cường liên kết, hợp tác giữa các khối hội viên đăc biệt là khối các hội viên tập thể với nhau và giữa các hội viên ở các khối khác nhau.
- Cần chấn chỉnh và xây dựng Hội chặt chẽ về tổ chức, năng động, sáng tạo trong hoạt động và có đội ngũ cán bộ Hội đủ năng lực, kỹ năng công tác Hội.
Các nội dung chính cần có nỗ lực từ BCH:
- Với mỗi quý ít nhất một hoạt động lớn sẽ dàn trải thời gian và công sức của bộ máy văn phòng và cần sự nỗ lực và đóng góp của BCH cùng các Ban. Đội ngũ lãnh đạo hội cần trẻ hoá và những con người sẵn sàng dành thời gian và thực sự tâm huyết với các hoạt động xã hội nghề nghiệp hội.
- Ngoài ra còn các nội dung lớn cần sự tham gia của các Ban và BCH:
•  Các dự án tư vấn, phản biện xã hội và các dự án khoa học, chuyên môn về CNTT-TT.
•  Tham gia các Ban, Hội đồng, thành viên các chương trình, dự án quốc gia
•  Tư vấn, phản biện và thẩm định cho các chính sách, dự án về CNTT-TT Việt Nam
•  Các hoạt động của các tổ chức chính trị, xãc hội khác và hoạt động quan hệ Quốc tế.
•  Các Hội thảo và các hoạt động xã hội nghề nghiệp cho Hội viên và Doanh nghiệp.
•  Chương trình Vietnam ICT Index hàng năm, Chương trình Sử ký Tin học và Hội Tin học Việt Nam, các chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
•  Các hoạt động đột xuất khác của các cơ quan cấp trên và Bộ, ngành., chính phủ.


ĐÁNH GIÁ CHUNG
Nhiệm kỳ V (2003-2006), Hội Tin học Việt Nam đã không ngừng phát huy vai trò và vị trí xã hội nghề nghiệp của mình. BCH nhiệm kỳ V đã hoàn thành tốt nhiều mục tiêu theo các Chương trình hành động cụ thể từng năm đã đề ra, tuy nhiên, còn những mục tiêu vẫn chưa thực hiện được. Trong giai đoạn củng cố và phát triển mới (2006-2010 )với phương châm “Đoàn kết - Hợp tác - Hội nhập và Phát triển”, cần kiên quyết thực hiện và giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ còn tồn tại đã chỉ ra và nhất trí cao tại Đại hội VI, hoàn thiện công tác tổ chức và chuyên nghiệp hoá các hoạt động thường xuyên của Hội, xây dựng và hoàn thiện định hướng phát triển công tác, hoạt động Hội. Thúc đẩy và lôi cuốn sự tham gia của các uỷ viên BCH và khai thác các thế mạnh của toàn thể các hội viên, các  thành viên Hội Tin học Việt Nam .     
                Hà Nội ngày 05  tháng 08 năm 2006
            T/M BAN THƯỜNG VỤ HỘI TIN HỌC VIỆT NAM


BCH Hội Tin học Việt nam kímh mời các Hội viên, các Hội Tin học thành viên, các Chi hội Trung ương, các đơn vị Hội viên tập thể Hội Tin học VN đóng góp xây dựng cho báo cáo tổng kết hoạt động  nhiệm kỳ V (2003-2006).
Chi tiết : gửi bằng thư điện tử tới địa chỉ:
 
vaip1@vnn.vn hoặc long.ng@vnn.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0