Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/03/2008
VNPT và Viettel trái ngược quan điểm

Hai doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Việt Nam có quan điểm trái ngược về giải pháp phát triển Internet băng rộng: Viettel tin vào giải pháp không dây còn VNPT khẳng định phải là hữu tuyến.

Ngày 21/3/2008, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tham vấn để lấy ý kiến các chuyên gia và các doanh nghiệp tìm giải pháp đột phá phát triển Interrent băng rộng.

Bộ TT&TT: Tiếp tục giảm giá cước

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nói Bộ sẽ tập trung xây dựng các chính sách nhằm giảm giá thành dịch vụ, tăng mạnh số người sử dụng Internet băng rộng. Ảnh: Thái Khang

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói một trong những chính sách phát triển của Bộ trong thời gian tới là sẽ tập trung cho việc phát triển Internet băng rộng. Bộ sẽ tập trung xây dựng các chính sách để giảm giá thành dịch vụ, tăng mạnh số người sử dụng dịch vụ Internet băng rộng và đảm bảo có cơ chế bình đẳng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.  

Theo ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT) hiện tốc độ phát triển Internet băng rộng tại Việt Nam tăng 150%. Mặc dù vậy, Việt Nam mới có khoảng 1,41 triệu thuê bao băng rộng và đạt mật độ 1,58% dân số.

Ngoài ra, việc phát triển Internet băng rộng có khoảng cách lớn giữa nông thôn và thành thị. Có 65% số thuê bao băng rộng tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 35% còn lại tập trung ở 62 tỉnh thành trên cả nước.

Ông Phạm Hồng Hải cũng đưa ra một thực tế hiện nay, tốc độ Internet băng rộng thực tế thấp, hoạt động không ổn định đặc biệt là tại các địa phương. Với chất lượng dịch vụ Internet băng rộng như vậy sẽ rất khó triển khai các dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ mạng riêng ảo VPN.

Hai “đại gia” khác biệt quan điểm

Có thể nói, đối với việc phát triển Internet băng rộng, vai trò của hai doanh nghiệp Viễn thông hàng đầu Việt Nam là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này khác biệt hoàn toàn về quan điểm chọn hướng phát triển Internet băng rộng nào: Không dây hay cố định?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ Viettel cho rằng đến hai năm nữa, Việt Nam cần có khoảng 10 triệu thuê bao Internet băng rộng, gấp 10 lần so với hiện nay “để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp” Muốn làm được điều này, theo ông Hùng, cách tốt nhất là áp dụng bài học thành công từ phát triển thuê bao di động bằng cách giảm giá cước dịch vụ.

“Di động hiện đang tăng trưởng ở mức bùng nổ với tốc độ năm sau bằng tất cả các năm trước cộng lại. Sở dĩ di động phát triển mạnh mẽ như vậy bởi chúng ta đã làm giá di động giảm xuống rất mạnh. Chỉ với 20.000 đồng/tháng, người dân đã có thể sử dụng được điện thoại di động. Tương tự như vậy, nếu làm cho Internet băng rộng rẻ như di động chắc chắn sẽ có sự tăng trưởng ngoạn mục như di động hiện nay”, ông Hùng nói.

Song để giải quyết được bài toán chi phí giá rẻ cho Internet băng rộng, ông Hùng cho rằng phải dùng giải pháp vô tuyến. Ưu điểm của giải pháp này là chi phí thấp và triển khai nhanh. Tuy nhiên, nếu dùng 3,5G (công nghệ di động thế hệ thứ 3,5) để phát triển Internet băng rộng thì sẽ bị hạn chế. Vì vậy, giải pháp tốt nhất cho Internet băng rộng không dây là sử dụng công nghệ WiMAX.

Tuy là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet băng rộng qua truyền hình cáp, nhưng ông Phan Ngọc Minh, Giám đốc công ty NGT cũng đồng quan điểm với ông Hùng, nói muốn đột phá phát triển Internet băng rộng thì phải sử dụng công nghệ vô tuyến.

Ngược lại, ông Bùi Thiện Minh, Phó TGĐ VNPT lại cho rằng, trong tương lai Internet băng rộng phải được dựa trên mạng cố định vì công nghệ vô tuyến không thể đáp ứng được băng thông rộng. Nếu tập trung phát triển mạng vô tuyến sẽ làm chết mạng cố định và như vậy chiến lược băng rộng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, ông Minh nói với trách nhiệm của mình, VNPT đã đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng băng rộng. Ông Minh còn đưa ra ví dụ hãng viễn thông Telecom Malaysia được nhà nước đầu tư 4 tỷ USD để phát triển hạ tầng băng rộng quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hạ tầng băng rộng quốc gia.

Đầu tư là việc của doanh nghiệp

Ông Mai Liêm Trực. Ảnh: Thái Khang

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính, Viễn thông Mai Liêm Trực tại Hội nghị nói, cơ quan quản lý đã đến lúc không thể “cầm tay chỉ việc”, mà đầu tư, sử dụng công nghệ gì để phát triển Internet băng rộng là việc của doanh nghiệp.

Ông Mai Liêm Trực nói: “Những năm trước đây chúng ta lo ngại mở di động chỉ có người giàu sử dụng và mở điện thoại quốc tế chỉ có nước ngoài gọi, nên đây là tư duy sai lầm. Bài học cho những năm qua cho thấy chúng ta cần phải mạnh dạn hơn về về mặt ý trí để quyết tâm phát triển Internet băng rộng.

Chúng ta cũng không nên nhìn vào GDP để so sánh với việc phát triển Internet băng rộng. Điều này chứng minh qua việc Hàn Quốc đã có tỷ lệ thuê bao băng rộng cao hơn Nhật, trong khi đó nền kinh tế Nhật cao hơn Hàn Quốc.

Để phát triển Internet băng rộng cũng như các dịch vụ khác thì cần phải rạch ròi giữa quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Việc sử dụng công nghệ gì và đầu tư ra sao cho Internet băng rộng đó là vấn đề của doanh nghiệp, nhà nước không nên cầm tay chỉ việc mà tập trung vào vấn đề tạo cơ chế thông thoáng”.  

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0