Cập nhật: 05/03/2008 |
Năm 2010, Chính phủ điện tử VN ngang với khu vực và thế giới |
|
Đó là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam trong hai năm tới, theo đó một chương trình hành động mới cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước sẽ được thực thi trong nay mai để xúc tiến việc triển khai chính phủ điện tử (CPĐT).
|
|
Thông tin trên do Bộ trưởng TT&TT Lê Doãn Hợp đưa ra trong cuộc gặp gỡ báo chí ngày 4/3, theo đó Bộ TT&TT đã dự thảo xong chương trình hành động mới cho Dự án 112, và dự kiến tới tháng 5 tới sẽ đi vào triển khai.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, hiện các tồn đọng của Đề án 112 đang được giải quyết để tiếp tục triển khai đề án này. Dự thảo mới cho Đề án 112 sẽ đưa được ra thảo luận trong cuộc họp giữa Bộ TT&TT và các nhà tư vấn về ứng dụng CNTT trong ngày hôm nay (5/3).
Cũng nhằm đánh giá và bàn thảo một cách sâu rộng dự thảo mới, trong tháng 3 này, Bộ TT&TT còn có hai cuộc họp khác, một là với các nhà đầu tư quốc tế để tư vấn về chính sách, và một cuộc họp khác với các nhà quản lý thông tin và truyền thông, đặc biệt là CNTT tại Bộ để bàn về đường lối.
Sau khi thu thập các ý kiến đóng góp và tư vấn, lãnh đạo Bộ TT&TT sẽ thông qua chương trình hành động mới cho Đề án 112 rồi trình lên chính phủ phê duyệt. Dự kiến, đầu tháng 5 tới, hoặc chậm nhất là tháng 6 sẽ triển khai chương trình này. Bộ TT&TT cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2010, ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước và CPĐT sẽ ngang với khu vực và thế giới.
Việc ứng dụng nhanh chóng CNTT trong quản lý nhà nước và triển khai CPĐT sẽ giải quyết nhiều vấn đề đặt ra từ trước tới nay, vốn đang trở thành gánh nặng. CPĐT sẽ giúp thúc đẩy và thực thi hiệu quả các công việc liên quan giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước trên thế giới (giải quyết vướng mắc nhanh chóng, truyền tải thông tin đầy đủ…), giữa nhà nước và địa phương (chỉ đạo, truyền tải công văn, giấy tờ…), giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa nhà nước và các hộ gia đình (thúc đẩy sản xuất…), giữa nhà nước và công dân (giảm khiếu kiện, công sức và thời gian chờ đợi, cũng như tăng niềm tin và nhận thức cho người dân).
Theo báo cáo của LHQ, chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử của Việt nam năm 2008 tăng 14 bậc so với năm 2005, chỉ số Website tăng 50 bậc, trong khi đó xếp hạng chỉ số sẵn sàng Chính phủ phần lớn các quốc gia trong khu vực như Hàn quốc, Trung quốc, Singapore, Thái lan… lại giảm. Thành tích này là nhờ trong vài năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đã từng bước được cải thiện, hướng tới việc xây dựng một chính phủ điện tử hiệu quả. CPĐT cũng được coi là trọng tâm của chính phủ và Bộ TT&TT trong năm nay.
Theo Viện chiến lược Thông tin và Truyền thông, để cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng hàng năm và nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước,Việt Nam cần triển khai các nội dung:
Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các trang thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người dân.
Tiếp tục có các chính sách phù hợp để duy trì nhịp độ tăng trưởng của điện thoại cố định, điện thoại di động, Internet; tiếp tục mở rộng băng thông kết nối Internet, tạo ra nhu cầu sử dụng máy tính của người dân.
Duy trì và đẩy mạnh các Chương trình phổ cập giáo dục, nâng cao tỷ lệ người đi học ở Việt Nam nhằm làm tăng chỉ số nhân lực (là chỉ số mà Việt Nam có xu hướng đi xuống từ báo cáo năm 2003 đến báo cáo năm 2008 của Liên hiệp quốc).
Chỉ số Website năm 2008 của Việt Nam được 0,4448 điểm (tối đa là 1), xếp hạng 63/192, tăng đáng kể so với những năm trước.
Năm
|
2003
|
2004
|
2005
|
2008
|
Thứ hạng chỉ số Web của Việt Nam
|
98
|
122
|
113
|
63
|
Chỉ số hạ tầng viễn thông năm 2008 của Việt Nam được 0,108 điểm (tối đa là 1), xếp hạng 101/192.
Năm
|
2003
|
2004
|
2005
|
2008 |
Thứ hạng chỉ số hạ tầng viễn thông của Việt Nam
|
113
|
123
|
121
|
101 |
Chỉ số nhân lực năm 2008 của Việt Nam được 0,815 điểm (tối đa là 1), xếp hạng 103/192.
Năm
|
2003
|
2004
|
2005
|
2008
|
Thứ hạng chỉ số nhân lực của Việt Nam
|
79
|
91
|
95
|
103
|
Chỉ số về sự sẵn sàng CPĐT
Năm 2008, chỉ số sẵn sàng CPĐT của Việt Nam đạt 0,4558 điểm (tối đa là 1), xếp hạng 91/192. Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam từ khi Liên hiệp quốc xây dựng báo cáo đánh giá, xếp hạng CPĐT.
STT
|
Tên nước
|
Thứ hạng
|
Thay đổi năm 2008 so với năm 2005
|
2008
|
2005
|
2004
|
2003
|
1.
|
Singapore
|
23
|
7
|
8
|
12
|
+16
|
2.
|
Malaysia
|
34
|
43
|
42
|
43
|
-9
|
3.
|
Thailand
|
62
|
46
|
50
|
56
|
+16
|
4.
|
Philippines
|
66
|
41
|
47
|
33
|
+25
|
5.
|
Brunei
|
87
|
73
|
63
|
55
|
+14
|
6.
|
Viet Nam
|
91
|
105
|
112
|
97
|
-14
|
7.
|
Indonesia
|
106
|
96
|
85
|
70
|
+10
|
8.
|
Cambodia
|
115
|
128
|
129
|
134
|
-13
|
9.
|
Myanmar
|
145
|
129
|
123
|
126
|
+16
|
10.
|
Đông Timor
|
155
|
144
|
174
|
169
|
+11
|
11.
|
Lao, P.D.R
|
156
|
147
|
144
|
149
|
+9
|
* (Số liệu do Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đưa ra.) |
Theo Vnmedia
|
|