Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/02/2008
Đồ IT kém chất lượng: Giá rẻ nhưng mau hư

Thanh nhớ USB kém chất lượng rất mau hư

Khi người mua chỉ chú ý đến giá tiền mà không cần biết nhãn hiệu nào thì việc thường xuyên ghé thăm các trung tâm sửa chữa là chuyện không tránh khỏi

Các sản phẩm như thanh nhớ USB, máy nghe nhạc MP3, laptop, ĐTDĐ đã trở nên thông dụng và rất cần thiết đối với người đi làm và cả sinh viên. Bên cạnh các sản phẩm của những nhà sản xuất nổi tiếng, các sản phẩm từ Trung Quốc hay Đài Loan có giá mềm đã mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Tuy giá rẻ nhưng không hẳn là sản phẩm nào cũng kém chất lượng. Đối với các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy có tên tuổi ở Trung Quốc hay Đài Loan, chất lượng sẽ ổn định hơn so với hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi đang tràn ngập thị trường. Các sản phẩm có nhãn hiệu lạ hoặc không có nhãn mác này, dùng chưa được bao lâu thì đã hư khiến người tiêu dùng khổ sở khi phải mang đi sửa thường xuyên.

Khách hàng sửa thanh nhớ USB tăng

Theo anh Chu Võ Kim Long, trưởng chi nhánh trung tâm sửa chữa Dr.M, trung bình mỗi ngày trung tâm nhận được khoảng 100 - 120 sản phẩm như thanh nhớ USB, máy nghe nhạc MP3 thuộc hàng giá rẻ. Đối tượng sửa chữa các sản phẩm này chủ yếu là sinh viên. Lỗi thường gặp ở máy nghe nhạc MP3 là hư màn hình, còn thanh nhớ USB thường hư con chip nhớ (flash), hư cầu chì, bị lỗi phần mềm. Nếu bị lỗi phần mềm, chỉ cần chạy firmware mới (trình duyệt điều khiển sản phẩm), nặng hơn, người sửa chữa phải thay linh kiện. Tình trạng thanh nhớ USB có dung lượng thực chỉ 128 MB nhưng trên sản phẩm lại ghi “khống” lên 1 GB cách đây gần 2 năm giờ vẫn còn tồn tại.

Nguyên nhân dẫn đến hư thiết bị có khi do chất lượng sản phẩm và cả người dùng nữa. Vì không chú ý đến vấn đề bảo mật nên người dùng để virus lây nhiễm vào các thanh USB rất nhiều làm flash bị lỗi. Phần lớn khách hàng đem thanh USB đi sửa đều bị tình trạng này.

ĐTDĐ "MP4" hư nhiều chỗ

Từ khi ĐTDĐ Trung Quốc phổ biến tại Việt Nam, những người trong nghề sửa ĐTDĐ vẫn gọi các sản phẩm này là ĐTDĐ “MP4”. Nếu các hãng ĐTDĐ như Nokia, Samsung tung ra các loại ĐTDĐ với tính năng thoại là chính rồi cộng thêm các tính năng giải trí khác như nghe nhạc, quay phim, chụp hình, chơi game... thì phần lớn ĐTDĐ Trung Quốc lại có linh kiện và những tính năng của thiết bị giải trí MP4 (thiết bị giải trí có thể xem phim), còn thoại chỉ là tính năng cộng thêm. Do đó, chất lượng của ĐTDĐ “điện tử” sẽ không ổn định. Các ĐTDĐ này thường bị sóng yếu, hư loa, không nghe nhạc được, không nhận thẻ nhớ, màn hình cảm ứng bị liệt, nhòe, phím bấm không ăn nữa... ĐTDĐ Trung Quốc hai sim loại này cũng bị sóng yếu, hai sim không tương thích nhau, nhận tín hiệu từ một sim yếu, người dùng phải tắt nguồn, khởi động lại hoặc đổi vị trí sim.

Sửa rồi vẫn hư

Sau khi sửa được chưa bao lâu, nhiều khách hàng phải quay trở lại trung tâm vì thiết bị vẫn hư tiếp. Tình trạng sửa rồi vẫn hư có thể do linh kiện thay thế không hợp, sản phẩm mà khách hàng mang đến có chất lượng quá tệ và có khi do người dùng làm hư mà không biết. Một nhân viên kỹ thuật tại một trung tâm sửa chữa đồ điện tử kể rằng có khách hàng vừa mới lấy máy MP3 về, khi cắm vào cổng USB thì bị cháy, đã quay lại kiện nơi sửa, nhân viên kỹ thuật giải thích thế nào người khách này cũng không nghe. Anh Kim Long cũng gặp nhiều tình huống tương tự. Anh cho biết một số khách hàng thường có tâm lý nghi ngờ nhân viên sửa chữa tráo linh kiện hoặc kiếm thêm lỗi để sửa, nên thật khó giải thích cho họ hiểu về những hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng. Đôi khi nơi sửa chữa phải hoàn phí sửa trước đây cho khách hàng hoặc chỉ tính phí linh kiện mà không tính phí sửa để làm vừa lòng họ.

Để bảo đảm linh kiện thay thế là hàng tốt, nhiều khách hàng đã đề nghị với nơi sửa chữa tăng thời gian bảo hành lên ba tháng, thay vì một tháng và đồng ý trả thêm phí sửa chữa.

Tuy nhiên, dù biết sản phẩm giá rẻ có chất lượng không ổn định nhưng nhiều người dùng, nhất là sinh viên có ngân sách eo hẹp, vẫn chấp nhận mua. Với thanh USB giá 100.000 - 150.000 đồng (dung lượng đến 1 GB), việc bỏ 50.000 đồng để sửa đối với sinh viên là hợp lý, ngoài ra còn được bảo hành suốt một tháng nếu có sự cố. Do đó, nếu người dùng đã chọn mua sản phẩm giá rẻ thì phải làm quen với việc bảo hành hoặc sửa chữa thường xuyên.

Theo NLĐ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0