Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/02/2008
Năm Tý nói về… chuột máy tính

Chuột máy tính Diamond, giá 24.000 USD.

Con chuột đầu tiên

 

Có nhiều người thắc mắc con chuột đầu tiên ra đời từ khi nào? Và tại sao người ta lại phát minh ra nó? 

 

Lúc máy tính ra đời, người ta chưa hề dùng đến chuột. Để điều khiển mọi thứ trên desktop, mở các chương trình, thậm chí cả việc lướt web, đều dùng bàn phím. Nhưng đến năm 1964, mọi thứ đã thay đổi. Cảm thấy việc dùng bàn phím lướt web quá bất tiện, cần có một cái gì đó để giao tiếp với máy tính dễ dàng hơn, tiến sĩ Doug Engel đã phát minh ra con chuột máy tính đầu tiên trong lịch sử. Con chuột khá đơn giản với hình dạng một miếng gỗ vuông và hai bánh xe kim loại bố trí vuông góc với nhau và nút bấm cũng chỉ có một chứ không phải là hai như bây giờ.

 

 Chuột máy tính đầu tiên làm bằng gỗ, ra đời năm 1964

 

Phải nói phát minh này đã trở thành một cuộc cách mạng cho máy tính, mọi thao tác của người dùng trở nên nhanh hơn, việc điều khiển máy tính dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với một nút bấm và bánh xe kim loại thì vẫn chưa được hoàn hảo. Vì thế hàng loạt cải tiến đã được đưa ra.

 

Xerox Parc với 3 nút bấm khởi đầu của chuột Bi

 

Năm 1973, chiếc máy tính đầu tiên giao diện người sử dụng đồ họa được Xerox Parc cho ra đời. Đi kèm với nó là một con chuột do Bill English, một kỹ sư máy tính, phát minh, đã thay thế cục gỗ thô sơ bằng chất liệu nhựa tổng hợp, hai bánh xe kim loại cũng được thay thế bằng quả cầu bi và con chuột này có tới 3 nút bấm.

 

 Chuột bi đầu tiên thế giới

 

Đây là thay đổi lớn so với con chuột gỗ đầu tiên và chính điều đó đã kéo theo nhiều bước đột phá mới sau này, mà tiêu biểu là sự ra đời của con chuột quang.

 

Hai chuột quang xuất hiện cùng lúc

 

Với các tính năng hiện đại như hiện nay, nhiều người nghĩ rằng chuột quang chỉ mới ra đời sau này. Nhưng không phải vậy, hai mươi bảy năm trước, nó đã được phát minh bởi hai người cùng một lúc. Đó là vào năm 1981, Steve Kirsh của Tập đoàn Mouse Systems và Richard Lyon của Xerox đều cho ra đời một loại chuột có khả năng cảm biến bằng ánh sáng đặt phía dưới thân. Lúc ấy, ánh sáng được sử dụng là đèn led.

 

 Chuột quang không dây

 

Sự ra đời của chuột quang đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong việc phát minh những chú chuột máy tính hiện đại sau này, tiêu điểm là chuột có phím cuộn và chuột sử dụng ánh sáng bằng laser.

 

Những con chuột sử dụng phím cuộn

 

Năm 1995 hãng sản xuất chuột máy tính nổi tiếng thế giới đã trình làng một mẫu chuột scroll khá mới mẻ trên thị trường. Nhưng mọi thứ không được thành công lắm, phải đến năm 1996, con chuột Intelli Mouse của Microsoft ra mắt thì dòng chuột có phím cuộn mới thật sự trở thành hữu dụng.

 

Thuận tiện khi sử dụng chuột có thanh cuộn là giúp người dùng thao tác nhanh hơn khi di chuyển từ trang này sang trang khác trong word và duyệt web từ trên xuống dưới.

 

Chuột Laser, bước tiến mới

 

 Chuột laser của Logitech

 

Được “ông lớn” trong làng sản xuất chuột máy tính và bàn phím Logitech cho ra đời vào năm 2004, chuột laser đã trở thành một xu hướng mới cho người dùng máy tính. Bằng cách sử dụng tia laser thay thế cho đèn led, các thao tác trên chuột trở nên nhanh, nhạy hơn tạo sự thích thú cho người dùng, đặc biệt là những người chơi game.

 

Và những con chuột đặc biệt

 

 Chuột bay Logitech MX air - Vua của những loại chuột hiện nay

 

Chuột bay Logitech MX air: Nói về công nghệ, có thể khẳng định rằng đây là con chuột máy tính hiện đại nhất trong thời điểm hiện nay. Nói về tính năng thì nó được xếp vào hàng đầu so với các loại chuột máy tính đang có trên thị trường. Và nói về sự thuận lợi cho người dùng thì sẽ khó có đối thủ cạnh tranh. Phải nói rằng, tất cả sự kết tinh của công nghệ đều được áp dụng vào con chuột này, đặc biệt là nó có thể bay trong không trung mà vẫn có thể điều khiển được.

 

Chuột điều khiển bằng mắt: Chuột Smart - Nav ứng dụng công nghệ “chuột không dùng tay” của hãng NaturalPoint vừa mới ra đời đã làm “dân” máy tính sửng sốt bởi sự hiện đại của nó. Theo đó, chỉ cần người dùng mang chuột vào và tập trung nhìn vào một điểm trên máy tính, chuột sẽ được kích hoạt. Mọi thứ hiện đại đến nỗi bên cạnh việc chơi game, mở file hay chương trình thì người dùng còn có thể đánh văn bản bằng phần mềm giả lập bàn phím bằng cách sử dụng con chuột này.

 

 Chuột "kim cương" đắt nhất thế giới

 

Chuột đắt nhất thế giới: Với giá 24.180 USD, chuột Diamond của hãng Pat Says Now đã trở thành con chuột máy tính đắt nhất thế giới hiện nay. Về cấu tạo thì chuột Diamond cũng như những chú chuột quang thông thường khác với ba phím bấm và cổng giao tiếp USB và PS/2. Còn thứ để cho nó có giá trên trời như thế chính là 18 carat vàng trắng và 59 viên kim cương được đính trên phần thân. Phải nói đây là một chú chuột phù hợp với tầng lớp quý tộc.

 

Một chút tản mạn

 

Ra đời và tồn tại hơn 40 năm qua, những chú chuột đã trở thành bộ phận không thể thiếu đối với người dùng máy tính. Mặc dù tồn tại với những hình thức khác nhau như: Chuột bi, chuột quang, chuột laser, chuột cảm ứng, chuột không dây,… nhưng về cơ bản, chức năng chính của nó vẫn là làm cho giao tiếp giữa người dùng với máy tính ngày càng thân thiện hơn.

 

Liệu chuột máy tính một ngày nào đó có thể biến mất hay bị thay thế bởi một thiết bị khác? Câu trả lời là có thể và hiện nay ở một số máy tính người ta không còn sử dụng tới chuột mà dùng chế độ cảm ứng ngay trên màn hình. Tuy nhiên, để thay thế nó vẫn cần có thời gian, bởi những thói quen đã tồn tại từ trước đến nay và chi phí để sản xuất một chiếc máy tính dùng màn hình cảm ứng cũng rất lớn, không phải ai cũng có thể sở hữu ngay được. Vì thế nó sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài là điều chắc chắn.

 

Năm 2008, năm của những chú chuột, hi vọng sẽ có nhiều chuột máy tính thế hệ mới ra đời và ngày càng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Nhanh, nhạy, lướt êm, nhẹ nhàng và sử dụng công nghệ an toàn là điều mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu.



Theo Dân trí

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0