Thứ năm, 28/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/02/2008
Chi tiêu cho nguồn mở trong trường học sẽ tăng

Các cơ quan giáo dục sẽ tăng chi tiêu cho các phần mềm và dịch vụ nguồn mở trong vài năm tới, nhưng điều đó không có nghĩa là các phần mềm thương mại sẽ bị bỏ rơi trong bóng tối, theo một báo cáo mới bao trùm 14 quốc gia.

Công ty nghiên cứu thị trường Datamonitor cảnh báo rằng các trường phổ thông tiểu học và trung học và đại học sẽ chi 489.9triệu USD cho các phần mềm nguồn mở cho tới năm 2012, hơn so với 286.2 triệu USD hiện nay.

Con số này dựa trên các cuộc phỏng vấn với các nhà cung cấp và các quan chức các trường tại Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Úc, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nauy, Thuỵ Điển và Ý, Justin Davidson, nhà phân tích có liên quan của Datamonitor, người làm về công nghệ trong giáo dục, nói.

Việc chi này ước tính cho các hệ điều hành và các hệ thống quản lý học tập, những phần mềm như vậy được sử dụng để dự báo các bài giảng có sẵn trực tuyến, cộng với việc duy trì và hỗ trợ.

Con số này đại diện cho một phần nhỏ của toàn bộ chi tiêu cho công nghệ thông tin trong giáo dục 9 tỷ USD tại các quốc gia này, nhưng chỉ ra mối quan tâm đang gia tăng.

“Tôi không nghĩ chúng ta mong đợi nó [con số] sẽ rất lớn”, Davidson nói. Tuy nhiên, sau năm 2012, Datamonitor dự đoán chi tiêu cho nguồn mở sẽ phẳng ra.

Các nhà giáo dục nói họ quan tâm tới các phần mềm nguồn mở vì họ cảm thấy họ kiểm soát được nhiều hơn cách mà các ứng dụng được phát triển, Davidson nói.

“Một vài cơ quan cảm thấy họ sẽ có sự hoàn vốn đầu tư của họ tốt hơn từ các phần mềm nguồn mở”, ông nói.

Các cơ quan cũng nhận thức rằng mặc dù giấy phép phần mềm là tự do, thì việc duy trì và hỗ trợ thường có thể làm cho việc chào của nguồn mở cũng đắt như các chương trình sở hữu độc quyền, Davidson nói.

Một số lượng nhỏ các trường học đã lựa chọn nguồn mở vì lý do “triết học”, như mong muốn không chuyển tiền cho một công ty phần mềm thương mại. Tuy nhiên, hầu hết các quyết định sử dụng nguồn mở là chiến lược, ông nói.

Những động lực khác để chọng nguồn mở là việc gia tăng mối quan tâm của chính phủ. Một số vùng nào đó ở Ấn Độ, cũng như chính phủ Pháp, đã khuyến khích các trường học sử dụng các phần mềm nguồn mở, đặc biệt là hệ điều hành, Davidson nói.

Sự quan tâm về phần mềm nguồn mở dường như cũng sẽ được nhắc tới bởi sự không thoả mãn được bày tỏ bởi một số trường với Blackboard, công ty cung cấp chính các phần mềm và dịch vụ giáo dục chuyên nghiệp, Davidson nói.

Trong năm 2005, Blackboard đã mua WebCT, một công ty phần mềm giáo dục khác, làm tăng thị phần của nó tới hơn 70%. Những lo lắng vẫn còn trong các trường học về sự thống trị của một công ty trên thị trường, ông nói.

Nhưng các phần mềm của Blackboard có một yêu cầu đối với các nhà trường với các ngân sách nhỏ hơn mà chúng không đầu tư cho các nhà lập trình phát triển để xây dựng các ứng dụng nguồn mở của riêng họ, Davidson nói.

Nó chỉ ra rằng các phần mềm sở hữu độc quyền và nguồn mở sẽ bổ sung cho nhau, phụ thuộc vào nhu cầu của các trường học, Davidson nói.

“Đây không phải là cái chế cho phần mềm sở hữu độc quyền”, ông nói.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0