Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 30/01/2008
Linux ở Việt Nam

Một trong những lợi ích của việc quản lý một site như DistroWatch là mạng khổng lồ của “những người bạn trong thế giới ảo” - hoặc những nhà sản xuất các phát tán hoặc chỉ là những fan hâm mộ cuồng nhiệt của Linux/BSD – mà tôi đã kiếm được qua nhiều năm về mỗi quốc gia trên thế giới. Vì thế khi tôi tự tìm thấy tại thành phố Hồ Chí Minh (trước kia là Sài Gòn), Việt Nam, vào tháng 12 năm ngoái, nó không quá lâu để tôi nhớ rằng tôi cũng có một người bạn ở đó. Nguyễn Quang Trường, người sáng lập ra Hacao Linux và là giám đốc của công ty có cùng tên, vui vẻ chào mừng tôi tại sân bay quốc tế mới toanh Tân Sơn Nhất tại thủ đô thương mại của Việt Nam. Và sự chào mừng đó mới hay làm sao! Giữ một dấu hiệu lớn với từ “DistroWatch” được in trên đó, anh bạn trẻ sớm chở tôi xung quanh thành phố ồn ào – trên chiếc xe máy!

“Dạo quanh Sài Gòn sẽ nhanh hơn nhiều nếu bạn cưỡi trên một cỗ xe 2 bánh”, Trường giải thích trong khi đi vượt qua những dãy dài những chiếc ô tô bị tắc. (Nếu tôi bao giờ đó cần một ít adrenalin, thì việc di chuyển giao thông của Sài Gòn trên một chiếc xe máy được lái bởi một người bản xứ hơn nhiều hơn là tôi tự lái, nhưng đó là một câu chuyện khác). Trong vài giờ sau đó chúng tôi tới thăm một số các điểm truy cập Internet không giây bằng máy tính ở thành phố, dừng lại một chút giữa chừng để thưởng thức một vài cao lương mỹ vị bản xứ. Mặc dù sự hiện diện rõ ràng của ngày lễ Noel qua các quán hàng và cửa hàng, nhưng nhiệt độ vẫn cao hơn dấu 30 độ tại miền nhiệt đới nam Việt Nam. Chỉ trong một quán cà phê hợp thời trang và lạnh mà chúng tôi cuối cùng tìm để thư giản một chút khỏi cái nóng và sự hối hả và tôi thì hau háu muốn tìm ra tất cả những gì có về Linux tại Việt Nam nói chung và Hacao Linux nói riêng.

“Tôi đã bắt đầu Hacao Linux như một thú chơi vui, nhưng tôi đã đăng ký nó như một công ty vào năm 2006 đẻ có tham gia các gói thầu các hợp đồng của chính phủ”. Vừa giới thiệu công ty non trẻ của mình, Trường vừa tiếp: “Chúng tôi có khoảng 15 nhân viên, hầu hết là kỹ thuật viên, những cũng có một số nhân viên kinh doanh. Trong những ngày đầu, nhiều công việc được tập trung vào việc bản địa hoá Puppy Linux sang tiếng Việt và bổ sung một vài chức năng đặc biệt bản địa, như các phông chữ, cách gõ tiếng Việt và ngay cả bộ chơi đa phương tiện có khả năng phân phát một dãy các chương trình của các đài truyền hình”. Vâng, Hacao là dựa trên Puppy Linux, một phát tán nhẹ cân đặc biệt phù hợp với những máy tính sài ít năng lượng và phần cứng cũ trong các cơ quan giáo dục.

Đó là khi quân bài chủ của Hacao xuất ra. “Ngay bây giờ chúng tôi đang tham gia thầu để cung cấp Hacao Linux cho 100.000 máy tính cá nhân Classmate PC của Intel mà chính phủ Việt Nam đã đặt hàng cho trẻ em trong các trường tiểu học. Hãy tưởng tượng nếu hợp đó vào tay chúng tôi!” Hacao có chạy được trên Intel Classmate, tôi hỏi. Kéo cái mẩu phần cứng ra khỏi túi đựng máy tính xách tay, Trường trả lời: “Tất nhiên, nó chạy như thần! Và nó còn tốt hơn vì nó là một máy tính mạnh khoẻ – hãy nhìn này!” - Anh ta chứng minh câu nói của mình bằng việc thả rơi chiếc máy tính xách tay từ trên bàn xuống dưới nền nhà rồi lại cầm nó lên và dường như không có chuyện gì xảy ra. “Rất tốt, đúng không? Hãy thử làm như vậy với một cái máy tính xách tay thông thường và bạn có thể phải ra cửa hàng để mua một chiếc mới đấy.”

Nhắp một hớp nước dừa tươi, tôi nán lại vài phút chơi với chiếc máy tính xách tay chạy Hacao Linux. Nó nhanh thực sự, ngay cả OpenOffice.org được mở chỉ trong vòng vài giây. Các ứng dụng nguồn mở thông thường được sắp xếp gọn gàng trong thực đơn bằng tiếng Việt, chạy dưới trình quản lý cửa sổ của IceWM. Và nhiều kênh truyền hình địa phương chạy mà không có sự cố nhỏ nào – ngay cả qua một kết nối mạng không dây được thiết lập. Tôi rất ấn tượng; hơn thế nữa khi tôi đã nghiên cứu máy OLPC chạy Red Hat vài tháng trước đây (mặc dù phải thừa nhận rằng, 2 máy tính này hơi khác nhau về giá cả). Thế nên đây là chiếc máy tính xách tay mà hàng trăm ngàn trẻ em các trường học của Việt Nam sẽ sớm nhận được như một phần của sự giáo dục của họ.

Nhưng liệu họ có sẽ phân phối với Hacao Linux được cài đặt sẵn hay không? “Vâng, cái đó đã được quyết định rồi”, Trường giải thích. “Chính phủ vận hành một tổ chức gọi là “Open Lab”, một tổ chức có trách nhiệm đánh giá các giải pháp phần mềm khác nhau. Họ cũng xem xét các lựa chọn khác nhau như Windows, Ubuntu, nhưng Hacao dường như là đứng đầu hiện bây giờ. Ít nhất, nó đứng trong danh sách các ứng cử viên được chọn để có thể triển khai”.

Mô hình kinh doanh Hacao như thế nào, tôi hỏi. “Chúng tôi bán Hacao Linux trong các cửa hàng phần mềm khắp nước, nhưng mỗi CD giá chỉ tương đương với 2USD, nên không có nhiều tiền ở đó. Tuy nhiên, chúng tôi đã bán khoảng 50,000 chiếc rồi”. Trường tiếp tục: “Cơ hội lớn nhất bây giờ là các doanh nghiệp nhỏ. Với chính phủ Việt Nam và chính sách đánh vào phần mềm không hợp pháp, sẽ trở nên dễ dàng hơn cho chúng tôi để bán các giải pháp Linux. Tất cả việc chúng tôi cần làm là tới các doanh nghiệp đó và trình bày cho họ sản phẩm của chúng tôi có thể làm được việc gì. Thường thì họ rất sửng sốt – tất cả các phần mềm đó chỉ 2USD thôi à? Không thể tin được!”. Công ty cũng chào các hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật nếu cần. “Kiếm tiền với Linux rất dễ dàng”, Trường khẳng định một cách hồ hởi. “Hãy xem tất cả các phần mềm không tưởng này có giá gần như bằng không. Làm thế nào Microsoft hoặc ai đó có thể cạnh tranh được với chúng tôi?”.

Trong ngày chúng tôi còn tới thăm một số công ty khác ở Sài Gòn. Chúng tôi ngồi vài phút nói chuyện với ông Phạm Thiện Nghệ, Chủ tịch của Khai Trí, người nhập khẩu các máy tính cá nhân Classmate của Intel vào Việt Nam. Sau đó chúng tôi gọi tới trụ sở của Intel tại Việt Nam, nơi chúng tôi có cuộc trao đổi với Bùi Trọng Hinh về vai trò của Intel trong việc phát triển một cách nhanh chóng nền công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam. Intel rất hỗ trợ Linux, chúng tôi đảm bảo; trên thực tế, người khổng lồ về vi xử lý này vừa tài trợ một máy chủ Quadron mạnh cho nhóm người dùng Linux ở Sài Gòn (Saigon Linux User Group), mà nó để sử dụng như một kho bản địa các phần mềm nguồn mở. “Linux là tốt với chúng tôi”, đại diện của Intel giải thích. “Hãy xem các máy tính cá nhân Linux Eee thành công như thế nào cho tới nay. Và nó chạy trên Intel”.

Người ta thường nói rằng Linux là một nền tảng thú vị hơn cho nhiều quốc gia mà hạ tầng công nghệ thông tin của chúng là chưa được phát triển tốt. Không phải giải thích về giá thành chuyển đổi và việc các định dạng tài liệu được thiết lập và từ các phần mềm sở hữu độc quyền sang các giải pháp thay thế tự do chắc chắn là một phần thưởng cho Việt Nam. Như vậy, chính phủ có thể ra quyết định khách quan hơn (giả thiết rằng các nhà cung cấp các phần mềm sở hữu độc quyền sẽ không cầu tới “những trò gian lận” để thắng được các hợp đồng. Quả thực, Linux và các phần mềm nguồn mở dường như sẽ có một tương lai sáng sủa tại Việt Nam; đất nước có dân số được giáo dục tốt và và ít lò hoạt động về Linux, như Hacao Linux và các nhóm người sử dụng Linux ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, sẽ có đủ lý do cho Linux phát đạt.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0