Thứ năm, 28/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/01/2008
OLPC America sẽ tung ra trong năm 2008

Dự án Mỗi đứa trẻ một máy tính xách tay OLPC (One Laptop Per Child) có kế hoạch tung ra OLPC America trong năm 2008 để phát hành các máy tính xách tay giá rẻ ban đầu hướng tới các quốc gia đang phát triển cho các học sinh có nhu cầu tại Mỹ.

Nhóm này được thành lập tại Mỹ từ các giáo viên của trường Đại học Công nghệ Massachusets MIT (Massachusets Institute of Technology), tới sau những phê bình ngay sau khi thành lập vì mục tiêu ban đầu của nó không bao gồm nước Mỹ.

Ban đầu, mục tiêu của OLPC là phát triển một máy tính xách tay giá 100USD cho trẻ em tại các nước nghèo để đảm bảo chúng không bỏ qua những lợi ích của máy tính, và để đảm bảo các nước đang phát triển sẽ không tụt hậu xa hơn nữa đằng sau các nước hiện đại do họ không có khả năng mua các máy tính, một câu hỏi hóc búa thường được tham chiếu tới như “sự ngăn cách số”.

OLPC America đã có một giám đốc và một chủ tịch, và sẽ có thể được đặt tại Washington D.C., ông Nicholas Negroponte, chủ tịch của OLPC, nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tất cả mọi thứ đang nổi lên chính bây giờ. Nó sẽ là sự tập trung của các bang. Chúng tôi đang cố gắng làm nó trong 50 chính phủ các bang”, ông nói.

Quyết định tung ra OLPC America đã tới do khoảng 3 sự xem xét sau.

“Điều thứ nhất, chúng ta đang làm gì đó yêu nước, nếu bạn sẽ, sau tất cả chúng ta đang làm và có những đứa trẻ nghèo tại Mỹ. Điều thứ hai là việc chúng ta đang làm là việc xây dựng có tính sống còn một đám đông. Số lượng này đang gia tăng, mọi người sẽ làm nhiều phần mềm nữa, nó sẽ điều khiển một cộng đồng phát triển rộng lớn hơn”, Negroponte nói.

Nguyên nhân thứ 3 là giáo dục sao cho mọi trẻ em tại Mỹ giao tiếp được với các trẻ em tại các nước đang phát triển và mở rộng phạm vi hiểu biết của chúng.

Nguyên nhân mà OLPC đã không đưa Mỹ vào trong chương trình máy tính xách tay giá rẻ của mình là vì sự khác biệt khổng lồ về nhu cầu, Negroponte nói. Tại Mỹ, mọi người tiêu 10.000USD một năm cho mỗi đứa trẻ trong giáo dục tiểu học, nhưng tại Bangladesh, một nước đang phát triển, họ chi tiêu 20USD. Đây là một khác biệt khổng lồ, và nhiều người tại Mỹ đằng nào cũng có thể mua được những chiếc máy tính cá nhân xách tay đắt tiền hơn cho trẻ em của họ.

Nhưng mặc dù Mỹ không tập trung ngay từ đầu vào OLPC, nó luôn luôn có trong các kế hoạch.

“Để nước Mỹ trở thành quốc gia duy nhất không nằm trong chương trình nghị sự của OLPC có lẽ là thứ nực cười”, Negroponte nói.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0