Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 25/01/2008
Lòng vòng câu chuyện "xuất xứ hàng hoá"

Cấp C/O tại VCCI.

Hội nhập mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn về sản phẩm, đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Nhưng trên thực tế không ít cơ quan, cá nhân vẫn chưa có sự hiểu biết đúng đắn về xuất xứ hàng hoá (XXHH) để có những cách ứng xử hợp lý.

Câu chuyện của những nhà cung cấp/phân phối thiết bị CNTT tại VN (xin giấu tên) dưới đây cho thấy những bất cập này.

Những chuyện oái oăm

Nhà cung cấp X tại Hà Nội nhập 2 thiết bị switch (bộ chuyển mạch) của Cisco từ Mỹ, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) do Mỹ cấp. Trên thực tế 2 thiết bị này được sản xuất tại Thái Lan, sau đó được xuất sang Mỹ theo lô lớn. Khi được cung cấp tại thị trường VN, khách hàng yêu cầu phải có C/O do Thái Lan cấp, hoặc tài liệu pháp lý chứng minh hàng đã được nhập qua Mỹ.

Việc nhà cung cấp tìm được giấy tờ có tính pháp lý để chứng minh việc cả lô lớn thiết bị đã được xuất sang Mỹ trước đây là một điều rất khó khăn, chưa nói đến việc tìm ra giấy tờ cho chỉ 2 thiết bị nêu trên. Thêm nữa, Cisco Mỹ nhập các thiết bị được sản xuất tại Thái Lan này về qua một công ty vận chuyển (công ty thứ ba), nhà cung cấp phía VN lại nhập từ Mỹ qua 1 công ty vận chuyển khác nữa. Vì vậy rất khó để có thể tập hợp đủ tài liệu pháp lý chứng minh đường đi của thiết bị nói trên.

Chuyện của nhà phân phối Y lại thế này. Nhà phân phối Y trúng thầu cung cấp thiết bị CNTT cho một dự án ứng dụng CNTT của một ngành nọ. Trong hồ sơ mời thầu, khách hàng yêu cầu cam kết XXHH theo nhóm 1, 2, 3 và 4. Sau khi trúng thầu, hãng sản xuất và nhà phân phối Y cam kết XXHH là từ EU hoặc Mỹ (thuộc nhóm 1 hoặc 2). Nhưng khi hàng hóa nhập về đến cảng có xuất xứ Mexico (vẫn thuộc thuộc nhóm 2 bởi Mexico thuộc Bắc Mỹ). Tuy nhiên khách hàng vẫn không đồng ý nghiệm thu.

Nên nhìn nhận đúng về XXHH

Chúng tôi đã trao đổi với bà Trần Thị Thu Hương - Phó Trưởng Ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại & Công nghiệp VN (VCCI) và được biết, theo quy định, quy tắc ghi XXHH được chia làm 2 loại: (1) Hàng hoá có xuất xứ thuần túy: Là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm được gia công hay chế biến không có sự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được gọi là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý.

(2) Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý: Là hàng hoá trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm. Trong trường hợp thứ 2, nếu sản phẩm đảm bảo đúng quy định chuyển đổi HS thì cho dù 100% nguyên phụ liệu là nhập khẩu thì vẫn được xem xét.

Bà Hương cũng cho biết thêm, theo xu hướng chung, nhất là khi hội nhập WTO, các sản phẩm hàng hoá công nghệ thường có xu hướng sản xuất ở nhiều nước khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mỗi thị trường. Khi một sản phẩm được đưa ra sản xuất ở một nước khác thì về nguyên tắc vẫn sẽ đảm bảo những quy định về chất lượng của công ty mẹ.

Nhất là đối với các tập đoàn, thương hiệu lớn thì chất lượng sản phẩm đã mang tính chất toàn cầu hoá chứ không phân biệt nơi sản xuất khi đã đóng nhãn thương hiệu của hãng. Bà Hương nhấn mạnh, mọi người nên nhìn nhận khác về XXHH và chất lượng sản phẩm. Vì một sản phẩm có thương hiệu nếu sản xuất toàn cầu thì đã được đảm bảo về chất lượng là như nhau chứ không phân biệt nước nọ nước kia.

Thời gian qua, VN cũng đã đón nhận hàng nghìn dự án đầu tư mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam của rất nhiều tập đoàn lớn như: Intel, Canon, Samsung, Sony... Hàng hóa từ các nhà máy sản xuất này không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn được xuất đi các thị trường khác.

Bên cạnh đó, trong các điều khoản cam kết khi hội nhập WTO của VN, có cam kết rằng không phân biệt đối xử đối với hàng hóa của các nước thuộc thành viên WTO. Tuy nhiên, do chưa có văn bản nào quy định cụ thể nên mặc dù vấn đề chỉ là nhận thức của mỗi cá nhân, tổ chức nhưng hệ quả của nó kéo theo là nhiều dự án CNTT bị kéo dài, chậm triển khai và nghiệm thu... gây khó khăn cho cả nhà cung cấp và các hãng phải giải thích, thiệt hại về thời gian và tiền bạc.

Thiết nghĩ, trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, việc các hãng lớn không tự sản xuất hoàn chỉnh các thiết bị, sản phẩm của mình mà đặt sản xuất ở một nơi khác là việc hết sức bình thường. Có chăng là việc các tổ chức/doanh nghiệp cần thay đổi định kiến về vấn đề này.

Ông Lee Puay Eng, Tổng Giám đốc IBM VN:
Chúng tôi đã từng gặp một vài trường hợp khách hàng VN bày tỏ lo ngại khi thấy sản phẩm IBM không được sản xuất tại Mỹ mà được sản xuất ở các nước thứ ba khác. Trong những trường hợp như thế, chúng tôi luôn khẳng định với khách hàng là các sản phẩm của IBM, do những nhà máy của IBM sản xuất luôn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng mà IBM đặt ra bất kể chúng sản xuất tại nước nào.
Theo Lao động
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0