Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 17/01/2008
9 đặc điểm của người sử dụng phần mềm tự do (Phần 1)

Hệ điều hành đi cùng với những văn minh nhiều như các cơ sở mã nguồn. Tôi được nhắc nhở một cách mạnh mẽ về thực tế này trong những ngày nghỉ khi vài thành viên gia đình và hàng xóm cùng ép tôi trong việc gỡ rối cho các máy tính Windows của họ. Mặc dù không ai trong chúng tôi qua bất kỳ khoá đào tạo máy tính chính thống nào, và tôi hầu như không biết gì về Windows, tôi cũng có thể giải quyết được những vấn đề mà chúng gây trở ngại cho những người khác – không phải vì bất kỳ sự toả sáng nào về kỹ thuật, mà vì văn hoá phần mềm tự do trong đó tôi đã cống hiến những ngày tháng của mình làm cho tôi có khả năng tốt hơn để vượt qua.

Gốc rẽ của những văn hoá này ít nhiều là rõ ràng. Windows và các phần mềm sở hữu độc quyền khác là những sản phẩm của thị trường phần mềm thương mại. Trong văn hoá này, các thông tin chảy chủ yếu theo một hướng – từ nhà sản xuất – và sự ám ảnh của các công ty với cái gọi là sở hữu trí tuệ và sự khoá trói vào nhà cung cấp khuyến khích họ ép người sử dụng vào vai trò của những khách hàng không có câu hỏi.

Ngược lại, văn hoá phần mềm tự do có 2 nguồn. Thứ nhất là văn hoá Unix mà Eric Raymond mô tả trong Nghệ thuật của Lập trình Unix, với việc nhấn mạnh của nó về sự hoàn hảo. Thứ nhìi là 4 sự tự do trong định nghĩa của phần mềm tự do.

Đúng, người sử dụng đầu cuối không chắc bản thân họ có quan tâm tới các tự do đó không để nghiên cứu hoặc cải thiện chương trình. Nhưng tính sẵn sàng của các tự do này đối với những nhà lập trình phát triển là những điều kiện cần thiết cho những dự tính của mọi người. Hơn nữa, những tự do để chạy và phân phối lại các chương trình làm yên lòng mỗi người về một số khía cạnh không được mời chào nhiều của văn hoá sở hữu độc quyền. Dù sao đi nữa, các nguồn này cùng tạo ra một tập hợp những người sử dụng tích cực hơn, đòi hỏi hơn so với những gì thấy được trong các phần mềm sở hữu độc quyền.

Không ngạc nhiên, những khác biệt này về gốc gác dẫn tới những tập hợp khác nhau hoàn toàn về các dự tính. Tất nhiên, có những ngoại lệ, và người sử dụng càng có nhiều kinh nghiệm bao nhiêu, thì những khác biệt đó càng ít rõ ràng bấy nhiêu. Hơn nữa, các phần mềm tự do như Firefox và OpenOffice.org đang trở nên bình thường hơn trên các nền tảng sở hữu độc quyền. Và tương tự như văn hoá sở hữu độc quyền đang thẩm thấu vào trong các phần mềm tự do khi nó trở thành việc kinh doanh lớn.

Đối với hầu hết các phần, bạn vẫn còn có thể mong đợi những người sử dụng các phần mềm tự do phân biệt được với sở hữu độc quyền theo một số cách cơ bản. Hơn nữa, liệu bạn có nhận thức được những khác biệt này có thể có ảnh hưởng đáng kể nào trong sự thành công của bạn khi marketing hoặc phát triển các phần mềm.

1) Người sử dụng phần mềm tự do mong đợi các giấy phép mở chứ không phải các phương pháp kích hoạt (tài khoản)

Các nhà cung cấp sở hữu độc quyền như Adobe và Xara, những hãng đã có kinh nghiệm với các phiên bản của GNU/Linux của phần mềm thường kết luận rằng những người sử dụng phần mềm tự do sẽ không mua các phần mềm thương mại. Tuy nhiên, như các công ty như Mandriva hay Red Hat đã chứng minh, các kết luận như vậy sẽ thất bại nhiều hơn trong việc hình thành trong óc các phương pháp kinh doanh thay thế hơn là một khả năng quan sát thực tế. Nếu không có gì nữa, người sử dụng trong các doanh nghiệp sẽ thường mua một cách thương mại để có được sự tiện lợi trong mối quan hệ truyền thống với một nhà phân phối nào đó.

Tuy nhiên, đưa ra bất kỳ khả năng nào, người sử dụng phần mềm tự do sẽ từ chối các giấy phép hoặc các phương pháp kích hoạt của sở hữu độc quyền mà chúng hạn chế sự tự do sao chép và phân phối lại phần mềm của họ. Một số người có thể cam chịu các giấy phép sở hữu độc quyền nếu chức năng so sánh được là không sẵn sàng ở đâu nữa cả. Những người khác có thể chấp nhận một giấy phép sở hữu độc quyền đối với các phần mềm không thiết yếu như các trò chơi. Nhưng, tín hiệu đầu tiên về một giải pháp thay thế, họ sẽ bỏ qua một sản phẩm sở hữu độc quyền. Tất nhiên, rất nhiều người sẽ không chấp nhận ngay cả những thoả hiệp tạm thời này.

Nếu bạn muốn bán cho cộng đồng phần mềm tự do, hãy quên về việc làm tiền về phần mềm và xem những dịch vụ gì bạn có thể phát triển xung quanh các phần mềm đó. Hoặc bạn có nghĩ đó là một tai nạn rằng việc chia sẻ tệp và văn hoá tự do sẽ có gốc rễ trong cộng đồng phần mềm tự do hay không?

2) Người sử dụng phần mềm tự do mong đợi các nâng cấp và vá lỗi thường xuyên

Các hệ điều hành tự do được thiết lập cho sự vừa lòng ngay lập tức. Bạn muốn một mẩu phần mềm ư? Hãy bật sang tài khoản gốc (root), và trong vòng 5 phút bạn sẽ có nó được cài đặt và sẵn sàng để sử dụng mà không cần khởi động lại máy.

Chức năng hàng ngày này dẫn tới cùng một mong đợi cao cho các nâng cấp và bản vá lỗi. Trong các phần mềm tự do, những nâng cấp và vá lỗi không phải là sự kiện một lần trong năm hoàn tất với các phiên bản beta và tung ra các phiên bản ứng viên. Chúng rất gần với những gì xảy ra hàng ngày. Những người duy trì dự án nhận trách nhiệm này một cách rất nghiêm túc rằng nhiều người đã biết tới để lấy thời gian cá nhân từ công việc để sửa lỗi hoặc vá lỗi an ninh một cách nhanh nhất có thể được.

3) Người sử dụng phần mềm tự do mong đợi làm việc theo cách họ chọn

Việc chuyển từ Windows sang GNU/Linux, thứ đầu tiên mà người sử dụng có thể để ý tới là có bao nhiêu lựa chọn tuỳ biến là sẵn sàng chỉ cho vẻ ngoài và sự vận hành của máy tính để bàn. Có lẽ, họ có thể cảm thấy rằng quá nhiều lựa chọn là sẵn sàng. Thường thì, họ không thể tưởng tượng nổi có bao giờ lại mong muốn tới một nửa các lựa chọn đó.

Những lựa chọn này là kết quả trực tiếp của ý thức kiểm soát mà phần mềm tự do khuyến khích trong những người sử dụng của nó. Họ không chỉ mong đợi sử dụng các thực đơn, các thanh công cụ hoặc các phím tắt như sự ưu tiên mà họ yêu cầu phải có, mà họ còn mong đợi kiểm soát được màu sắc, và ngay cả sự sắp xếp chỗ cho các tính năng màn hình một cách dễ dàng và hiệu quả. Nếu họ đi theo một cách khác, đi từ GNU/Linux sang Windows, thì họ có thể sẽ cảm thấy bị hạn chế, rằng họ đang bị ép buộc làm những thứ theo cách mà những nhà lập trình phát triển muốn họ phải làm, hơn là việc tư vấn các ưu tiến của chỉ riêng họ.

4) Người sử dụng phần mềm tự do muốn kiểm soát các hệ thống của riêng họ

Đối với một người sử dụng phần mềm tự do, một trong những khía cạnh chán ngấy của Windows XP hoặc Vista là bạn lúc nào cũng bị mè nheo bởi các màn hình pop-ups. Bản thân hệ thống lưu ý bạn về các nâng cấp sẵn có, các rủi ro an ninh có thể, và tình trạng hiện hành về hệ thống của bạn. Và sẽ không là không thông thường đối với các phần mềm của các nhà sản xuất của bạn có những thông điệp riêng của họ cũng như Java và một số chương trình khác. Trong khi đó, hệ điều hành và 1 hoặc 2 mẩu phần mềm cơ bản khác được gọi điện thoại về nhà, và các công nghệ khoá trói thiết lập chính sách cho máy tính của bạn. Đôi khi, dường như công việc của bạn đang bị gián đoạn cứ mỗi 30 giây hoặc đại loại như vậy.

Các máy tính để bàn trong các hệ điều hành phần mềm tự do đang bắt đầu có sự thông báo, nhưng, cho tới nay, chúng là cho toàn bộ hệ thống. Ngay cả quan trọng hơn, chúng có thể được tắt đi. Người sử dụng GNU/Linux hoặc FreeBSD có kinh nghiệm biết rằng các sự kiện của chương trình hệ thống nằm trong các tệp nhật ký (log files), nơi mà chúng có thể được đọc lúc nhàn rỗi.

Còn đối với các công nghệ tự giám sát hoặc bị khoá, hãy quên nó đi. Nhiều người sử dụng phần mềm tự do nghi ngờ các công cụ khảo sát tự động tương đối nhân từ như Debian Popularity Contest hoặc Smolt, để kệ những thứ đó để kiểm tra từ bàn tay của họ.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0