Trong đó, có ít nhất 40% doanh nghiệp có website riêng. Các cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp thông tin về qui định, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và người dân thông qua website.
Về xây dựng các nền tảng cho phát triển TMĐT ở cấp độ tương tác và cấp độ giao dịch, có 70% doanh nghiệp trong tỉnh (bao gồm 90% các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu) tiến hành giao dịch với các đối tác và khách hàng, nhận đặt hàng và ký kết hợp đồng bằng các văn bản điện tử.
Đến năm 2010, có 50% doanh nghiệp cung cấp điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, các siêu thị bán lẻ trong tỉnh triển khai rộng rãi các ứng dụng TMĐT cho người tiêu dùng thanh toán cước phí bằng thẻ ATM, cung cấp dịch vụ đặt hàng, hỗ trợ khách hàng qua mạng.
Hoạt động mua bán, đấu thầu công được công bố rộng rãi trên website của tỉnh và các sở ngành liên quan. Các dịch vụ công về thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh, khai hải quan, khai thuế, cấp giấy phép thương mại chuyên ngành được cung cấp qua mạng. 15% hộ gia đình sử dụng các tiện ích của TMĐT như thanh toán điện tử, đặt hàng qua mạng...
Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp tuyên truyền, đào tạo về TMĐT cho doanh nghiệp; nhóm giải pháp tạo môi trường phát triển TMĐT và nhóm giải pháp xây dựng mô hình phát triển TMĐT.
UBND tỉnh giao cho Sở Thương mại - Du lịch vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển TMĐT. Huy động các nguồn tài trợ từ Trung ương, các tổ chức thương mại trong và ngoài nước.
Sở Bưu chính-Viễn thông qui hoạch phát triển hạ tầng viễn thông và Internet. Phối hợp Sở Thương mại - du lịch hỗ trợ các DN ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT, đào tạo các kỹ năng và tư vấn cho DN các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và TMĐT ở khía cạnh kỹ thuật.
Sở Kế hoạch – Đầu tư, Cục Hải quan, Cục thuế triển khai nhanh dịch vụ công cấp giấy phép, khai thuế, hải quan điện tử cho các đối tượng giao dịch. Các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Theo Dân trí