Thứ bảy, 04/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/01/2008
Làm "ông nghị điện tử"

Trong Hội nghị tổng kết hoạt động 6 tháng cuối năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008 của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội mới đây, Phó Chủ tịch UBMTTQVN thành phố Hà Nội Phạm Ngọc Thảo đã đưa ra một đề xuất đáng chú ý: "Mỗi ĐBQH cần cố gắng mở kênh thông tin trên mạng để giao tiếp với cử tri...".

Mở thêm một kênh thông tin là mở ra thêm một kênh tiếp nhận các ý kiến, những bức xúc của cử tri; những phản hồi, thậm chí là những phản biện từ người dân và xã hội về các chính sách, quy định của Nhà nước.

Đề xuất của ông Phạm Ngọc Thảo thực ra đụng đến một vấn đề không nhỏ: Đó là cơ chế, phương thức hoạt động của các ĐBQH, làm sao để thật hiệu quả, sâu sát với dân, nắm rõ và chắc tình hình của dân hơn? Chứ không phải xuân thu nhị kỳ đến kỳ họp Quốc hội, các ĐBQH mới về với dân, hoặc thỉnh thoảng tiếp xúc với cử tri theo kế hoạch...

Ở Trung Quốc, các quan chức đã tận dụng những phương tiện điện tử để đến gần với người dân hơn. Năm 2007 ở VN đã ghi dấu ấn về việc chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tương tác với công dân. Điển hình là các cuộc giao lưu trực tuyến với dân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số bộ trưởng của các bộ "nóng"...

Sự nhập cuộc mạnh mẽ tương tác với dân qua mạng điện tử đã đưa VN tăng lên tới 14 bậc về chỉ số sẵn sàng chính phủ điện tử năm 2008 của Liên Hợp Quốc, xếp hạng 91/192, riêng chỉ số sẵn sàng tham gia nhảy vọt lên vị trí thứ 18/192.

Trong thời kỳ bùng nổ thông tin và các công nghệ chuyển tải thông tin, việc đa dạng hoá kênh tiếp xúc, giao lưu giữa các ĐBQH không chỉ cần thiết cho xã hội, mà còn là một yêu cầu-các ĐBQH phải nâng tầm hoạt động và phải biết tận dụng sức mạnh của các phương tiện công nghệ nhằm hỗ trợ đắc lực cho công việc của mình và nắm bắt thông tin từ người dân.

Thêm một địa chỉ email, blog hay trang web của các ĐBQH được công bố sẽ thêm những đường dẫn thông tin từ xã hội đi đến bộ máy công quyền. Tuy nhiên, sức mạnh công nghệ có tới đâu cũng chỉ nằm trong giới hạn phương tiện hỗ trợ đưa thông tin đến, còn thông tin đó được tiếp nhận và xử lý như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tâm huyết và trách nhiệm với dân của các ĐBQH.

Một văn hào nổi tiếng từng nói đại ý rằng "đường là do người ta đi nhiều mà thành". Một con đường-kênh dẫn thông tin mới đến với dân và ngược lại, cần phải được tạo dựng và vun đắp, từ việc cập nhật hiểu biết sử dụng công nghệ đến thói quen sử dụng...

Trước yêu cầu của một xã hội thông tin, những ĐBQH - như đề xuất của ông Phạm Ngọc Thảo - cũng cần phải học làm "ông nghị điện tử" nhằm mục đích hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ dân giao phó cho mình.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0