Thứ năm, 28/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/01/2008
Tài liệu tranh luận về nguồn mở của Bộ Tư pháp New Zealand (Phần 3)

Lời người dịch: Tài liệu này cho chúng ta một cách nhìn thực dụng hơn trong vấn đề ứng dụng và khai thác các phần mềm nguồn mở trong chính phủ. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp những người ra các quyết định, chính sách có liên quan tới phần mềm nguồn mở những tiếp cận mà các nước phát triển đi trước đã tổng kết. Điều này là rất cần thiết đối với việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở tại Việt Nam hiện nay.

 Trả lời cho các ý kiến đóng góp

Tổng kết lại, việc áp dụng PMNM có thể dẫn tới một môi trường công nghệ thông tin hiệu quả hơn về kinh tế, ổn định và có hỗ trợ tốt hơn, và phải được theo đuổi vì những nguyên nhân thực dụng. Việc áp dụng PMNM không phải là phương thuốc chữa bách bệnh, và phải được xử lý mà không dựa trên giá trị của một gói cụ thể nào. Đưa ra 2 gói như nhau, một mở và một sở hữu độc quyền, thì gói PMNM có thể là lựa chọn được ưu tiên vì những lý do về tính có thể hỗ trợ được tốt hơn và giá thành vòng đời thấp hơn.

Chiến lược về PMNM

Các công ty tư nhân, đặc biệt là các công ty phát triển phần mềm vì lợi nhuận, đối mặt với những thách thức không thể tưởng tượng được trong việc áp dụng để mở rộng việc sử dụng PMNM. Còn với các chính phủ, những thách thức này là ít hơn, vì việc duy trì các thông tin cạnh tranh sở hữu độc quyền không nằm trong phạm vi của chính phủ như là với một nhà cung cấp phần mềm sở hữu độc quyền. Chính phủ triển khai các phần mềm để hoàn thành các mục tiêu của mình, không phải là để có được ưu thế cạnh tranh đối với tổ chức khác. Chính phủ tìm để xuất các lợi ích cho nhiều bên tham gia, hơn là tích trữ chúng cho các cổ đông. Vì những khách biệt này, các cơ quan chính phủ dễ dàng hơn nhiều trong việc khẳng định việc sử dụng PMNM. Bộ Tư pháp dự kiến hỗ trợ nhiều sáng kiến hơn nữa cùng với thời gian, theo một phương cách hợp tác với các cơ quan khác; dự kiến xa hơn là những thay đổi đó phải được thực hiện nhanh hơn và với giá thành thấp hơn bao giờ hết. Việc chấp thuận PMNM ở bất cứ nơi nào có thể là không thay đổi với những dự kiến dịch vụ như thế.

Một thách thức chủ yếu mà bất kỳ tổ chức công nghệ thông tin nào cũng phải đối mặt là làm giảm tính phức tạp. Khi mà những yêu cầu về hệ thống gia tăng, và số lượng các hệ thống và các tuỳ biến đã có gia tăng, nỗ lực nhiều hơn một cách tích cực hơn được yêu cầu để duy trì mức độ hiện hành về chức năng. PMNM đưa ra 2 dạng sử dụng lại mã nguồn mà chúng làm giảm độ phức tạp – bằng việc giảm số lượng mã nguồn được đặt trước, và bằng việc triển khai mã nguồn mà chúng đã có trong sản phẩm ở đâu đó. Công nghệ ảo hoá XEN là PMNM, và nó làm giảm sự phức tạp của việc thiết lập cấu hình ứng dụng để hoạt động được trơn tru hơn. Việc ngăn cấm PMNM không còn là khả thi hoặc hiệu quả về kinh tế nữa. Thà rằng giả đò PMNM là một sự kỳ cục thoáng qua, hoặc bỏ qua sự gia tăng về sử dụng PMNM vì nó là một thay đổi từ những kinh nghiệm đã qua của Bộ, thì một chiến lược áp dụng hợp lý có thể là:

1) Khuyến khích một quy trình lựa chọn cho việc áp dụng nội bộ

2) Xác định một cách cụ thể các dạng ứng dụng bị cấm và các mô hình cấp giấy phép

3) Chỉ định các luật lệ theo đó các nhà lập trình phát triển nội bộ sẽ đóng góp vào các dự án nguồn mở

Ba điểm này được nhấn mạnh bên dưới cùng với những ảnh hưởng về chính sách một cách đáng kể nhất của chúng. (Một tập hợp các chính sách nguồn mở được cung cấp như một phụ lục cho tài liệu này).

Quy trình lựa chọn

Việc tự do lựa chọn một giải pháp nguồn mở là không giống như việc cho phép bất kỳ nhà lập trình phát triển nào chọn bất kỳ sản phẩm PMNM nào cho bất kỳ mục đích nào, mà nó có thể dẫn tới một bãi lầy không thể hỗ trợ được. Có hàng ngàn dự án, sản phẩm PMNM nhưng chỉ một số phần trăm nhỏ là phù hợp cho việc triển khai qui mô rộng lớn hoặc vì lợi ích của mọi người hơn chính bản thân tác giả ban đầu. Bộ (Tư pháp) phải tạo được một danh sách và qui trình áp dụng nội bộ mà chúng vận hành theo đúng như cách mà một RFI làm – xách định các công cụ mà chúng có thể được mua và triển khai, hơn là được tạo ra như các phần mềm được đặt hàng từ ban đầu. Nỗ lực này phải có 2 qui trình diễn tiến: rà soát ban đầu (để hạn chế những lựa chọn không phù hợp) và các quyết định chính thức đi sau (để xếp hạng các lựa chọn phù hợp). Ngay cả các công cụ có mục đích đặc biệt, cao cấp cũng được làm sẵn sàng như PMNM – ví dụ, các công cụ kho dữ liệu thương mại rất đắt giá và khả năng mạnh ETL như Informatica và DataStage bây giờ có sự cạnh tranh của PMNM trong JasperSoft và Talend. Một tình thế tương tự sẽ tồn tại cùng với hệ thống quản lý văn bản được cài đặt hầu hết trên thế giới, Documentum, và đối thủ cạnh tranh mới PMNM là Alfresco.

Bản liệt kê nội bộ để chọn một sản phẩm PMNM phải bao gồm những thứ sau:

1) Nếu có một đối thủ cạnh tranh sở hữu độc quyền, liệu giải pháp thay thế bằng PMNM có làm được ít nhất một thứ tốt hơn hay không?

2) Liệu có một cộng đồng phát triển tích cực hay không? (không cần thiết là một cộng đồng lớn)

3) Liệu có các nhà lập trình phát triển được trả tiền để đóng góp hay không?

4) Liệu có các nỗ lực xây dựng tài liệu đang được duy trì hay không?

5) Liệu các điều khoản của giấy phép có rõ ràng và cạnh tranh với các giấy phép khác không?

6) Liệu việc hỗ trợ có thể có được không? (Phải sẵn sàng, chấp nhận được, với QoE/QoS được chỉ định)

7) Liệu tỷ lệ áp dụng có ổn định hoặc gia tăng hay không?

Mục tiêu là để chọn một gói mà nó sẽ có một vòng đời thiết thực lâu dài, lý tưởng là vượt trên cả nhu cầu của Bộ (Tư pháp) đối với nó. Trong khi PMNM là vốn đã có thể duy trì được tốt hơn là các phần mềm sở hữu độc quyền, lợi ích của PMNM được thoả hiệp một cách đột ngột nếu việc duy trì bổ sung phải được thực hiện nội bộ khi mà cộng đồng các nhà lập trình phát triển bay hơi mất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ một gói PMNM tù túng có thể còn ít phức tạp hơn những chuyển đổi đòi hỏi bởi các phần mềm sở hữu độc quyền hết vòng đời như Tuxedo và Powerbuilder, một vài nỗ lực sẽ phải được xài hết để đảm bảo một chuyển đổi như vậy là không bị đòi hỏi quá sớm.

Bộ (Tư pháp), cùng với toàn bộ chính phủ New Zealand, sẽ cần xem xét lại việc mua sắm của mình để phản ánh thực tế của PMNM. Các nhà cung cấp phần mềm sở hữu độc quyền có khả năng xác định các khoản chi thực tế ứng với một RFP vì họ phải tổng hợp các chi phí này trong cấu trúc chi phí giấy phép của họ. Bộ (Tư pháp) có thể cần chỉ định các nguồn lực nội bộ của riêng bộ để xác định các gói PMNM phù hợp và cung cấp các đánh giá kỹ thuật thay thế cho một qui trình đáp ứng của RFP.

Quan hệ của các nhà cung cấp cũng sẽ cần phải thay đổi. Mô hình thác nước trong đặt hàng truyền thống của các công ty tư vấn lớn về phát triển sẽ không có khả năng cạnh tranh trong mọi vấn đề quan trọng (chức năng, giá thành, hoặc thời gian đưa ra thị trường) với việc áp dụng PMNM. Tuy nhiên, một vài hãng có thể có khả năng gia tăng giá trị bằng việc cung cấp phát triển tuỳ biến để mở rộng PMNM, quản lý phát triển của nó, hoặc cung cấp việc đào tạo – những nỗ lực mà chúng là nhỏ hơn theo phạm vi so với việc tìm kiếm từ fmootj RFP phạm vi đầy đủ, nhưng rất quan trọng đối với thành công của một dự án. Một số hãng nội địa đã chấp nhận PMNM như một phần của các chào hàng dịch vụ của họ, như Catalyst IT thông qua cổng Open4Business [http://www.o4b.co.nz] và các dịch vụ tư vấn. Đối với các thay đổi tuỳ biến cho PMNM, không cần thiết việc công ty phải là nội địa; các dự án PMNM được áp dụng một cách rộng rãi sẽ tạo ra các cửa hàng tư vấn nhỏ trên toàn thế giới, những người tiếp tục sống sót nhờ vào chất lượng công việc của họ. Trong một vài trường hợp, các nhà lập trình phát triển gốc của một sản phẩm PMNM nào đó có thể sẵn sàng thực hiện phát triển tuỳ biến, và nếu công việc tuỳ biến đó là việc sử dụng thông thường thì nó có thể được tung ra cho cộng đồng để xem xét và duy trì thường xuyên.

Việc lựa chọn một sản phẩm PMNM và các dịch vụ hỗ trợ có liên quan phải được thực hiện một cách cẩn thận, trừ khi có các vấn đề, điều rất tự nhiên đối với tính mềm dẻo mà PMNM đưa ra. Nếu một nhà cung cấp không cung cấp hỗ trợ đầy đủ, thì hãy giữ sản phẩm đó nhưng hãy đi với nhà cung cấp khác để hỗ trợ nó. Nếu một sản phẩm PMNM không làm việc như mong muốn, hoặc nếu các yêu cầu đặt lên nó thay đổi quá đột ngột, thì hãy chuyển các dữ liệu và áp dụng một sản phẩm PMNM khác. (Các sản phẩm PMNM thường lưu trữ các dữ liệu trong các định dạng có thể truy cập được hơn là các đối tác sở hữu độc quyền của chúng).

Các dạng ứng dụng

Những nỗ lực ban đầu hầu hết có lẽ là thành công với các dự án phần mềm nền (back-office) mà những người sử dụng chúng là những người am hiểu về kỹ thuật. Phân phối tệp, tiến trình, xử lý dữ liệu dạng data mining, và các ứng dụng quản lý văn bản được sử dụng được sử dụng để trở thành lãnh địa của các giải pháp sở hữu độc quyền phức tạp và rất tốn kém. Mỗi lĩnh vực trong đó bây giờ chứa đựng nhiều dự án PMNM tích cực mà chúng có thể được áp dụng một cách kết hợp để đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng tốt hơn bất kỳ giải pháp đơn độc và đơn lẻ nào. Các bộ công cụ phát triển như Spring và Jboss SEAM là các PMNM, và cho phép phát triển theo hướng dịch vụ và phù hợp triển khai với Kiến trúc Chuyên nghiệp của Bộ (Tư pháp). Có những thứ tương đương về chức năng của PMNM đối với các ứng dụng chính của máy tính để bàn, nên các chuyển đổi trong tương lai phải được xem xét tới. Ví dụ, định dạng tài liệu mở – ODF (Open Document Format) đã lôi cuốn được sự hỗ trợ thương mại rộng rãi, làm nên các chuyển đổi từ Microsoft Word sang một thứ thực thi tương đương để xem xét.

Nhưng còn có những rủi ro đổ vỡ mà nó đi kèm theo những thay đổi như vậy; ví dụ, mặc dù trình soạn thảo ảnh GIMP là được tranh luận là như nhau về chức năng so với phần mềm thương mại và phải trả tiền Adobe Photoshop, mà Adobe Photoshop có hàng chục năm kinh nghiệm của người sử dụng đứng về phía nó, và những người sử dụng có kỹ năng không muốn bị đào tạo lại trên một sản phẩm mới khi mà cái đang tồn tại phục vụ tốt được cho các nhu cầu của họ. Tương tự, sản phẩm PMNM OpenOffice cho phép người sử dụng chuyên tâm soạn thảo và trao đổi các tệp của Microsoft Office mà không cần phải mua MS Office, nhưng việc đào tạo lại các kỹ năng của người sử dụng MS Office là cần thiết, và tính tương thích trên màn hình lại chưa được hoàn hảo. Về kinh tế của việc đào tạo lại và khả năng làm sạch hàng triệu các tài liệu lịch sử chưa khẳng định được sự chuyển dịch sang PMNM trong lĩnh vực này. (Các yếu tố kinh tế có thể thay đổi khi OpenOffice được cải thiện, và khi mà các yêu cầu phần cứng nặng nề của Vista làm cho các cơ quan phải xem xét một chuyển đổi về bên Linux). Tại New Zealand, IRD đã công bố việc xem xét của nó về chuyển sang Linux + OpenOffice trên cơ sở chi phí – không phải là gì bí mật, mà là một cách công khai).

Việc xem xét cũng phải đưa ra được các dạng giấy phép liên quan với một dự án PMNM nào đó. Bộ (Tư pháp) không thể ngăn cấm việc sử dụng các phần mềm GPL (như Java) nhưng bộ có thể cấm thay đổi đối với bất kỳ phần mềm nào như vậy, để mà tuân thủ với GPL. Chính sách đó có thể làm giảm các rủi ro có liên quan tới những thay đổi tuỳ biến, như bị bỏ đơn độc từ các phiên bản mã nguồn chính, nhưng với giá thành rất cao về giảm tính mềm dẻo của chức năng mà PMNM đưa ra. Về lịch sử, bản quyền của Crown được giữ đối với mọi mã nguồn được viết bởi Bộ (Tư pháp) hoặc các nhà cung cấp của nó; Tuy nhiên, chính sách của SSC hiện hành là ngầm định đối với quyền sở hữu của nhà cung cấp mã nguồn với Crown đang đảm bảo được một giấy phép dịch vụ rộng lớn trong toàn bang để sử dụng. Các giấy phép dạng BSD vì thế được chuộng hơn, khuyến khích phát triển kinh tế thông qua những cơ hội thương mại hoá được cải tiến trong khi đáp ứng được các nhu cầu ứng dụng của Bộ.

Phát triển nội bộ

Bộ đã công bố cam kết của mình trở thành một 'người chủ của lựa chọn' đối với những người chuyên nghiệp kỹ thuật có kỹ năng.

Việc áp dụng PMNM trong phát triển và triển khai là không đổi với một cam kết như vậy. (Nói thẳng thắn, những người chuyên nghiệp về kỹ thuật muốn giữ cho các kỹ năng của họ được sắc sảo và hợp thời: trong năm 2007, làm việc với các công cụ nguồn mở và đóng góp cho các dự án PMNM là cách họ làm). Có những nhà lập trình phát triển rất tài ba làm việc với các công cụ sở hữu độc quyền cũ như Visual Basic, ABAP, PL/SQL, và những thứ khác, nhưng số lượng những người như vậy đang teo đi trong thị trường những người bán hiện nay tại New Zealand đối với nhân lực công nghệ thông tin. Các chính sách đơn giản cần phải được thiết lập sao cho những công nhân mới biết các công cụ PMNM nào họ có thể sử dụng, và mở rộng hơn là họ có thể đóng góp cho các dự án PMNM. (Nhiều công ty kỹ thuật đã đi theo sự dẫn dắt của Google trong việc cho phép nhân sự đóng góp vào các dự án PMNM như một phần trách nhiệm công việc của họ. Không rõ liệu người đóng thuế có chấp nhận các chính sách như vậy hay không ở đây, và trong mọi sự kiện thì mong muốn đưa trở ngược lại cho cộng đồng mã nguồn có thể xung đột với những mong muốn thực thi công việc). Những đóng góp cho một phiên bản trụ cột của dự án nào đó có thể sẽ làm giảm rủi ro và xây dựng được sự tôn trọng đối với Bộ (Tư pháp) như một thành viên cộng đồng.

Các tiếp cận phát triển nội bộ sẽ thay đổi như là kết quả của việc áp dụng PMNM. Không cần thiết phải áp dụng một sản phẩm PMNM duy nhất khi một tổ hợp các sản phẩm PMNM sẽ cung cấp thứ gộp lại tốt hơn với ít mã đặt trước. Chúng ta có thể có chức năng được nuôi dưỡng tốt nhất mà không phụ thuộc vào chỉ một dự án PMNM, mà nó là sự thay đổi nghịch lý đối với hầu hết các nhà lập trình phát triển được sử dụng cho việc thay đổi chỉ một bộ mã nguồn để cải thiện tính khả dụng của nó. Chúng ta cũng có thể đòi hỏi các kỹ năng từ các cửa hàng phát triển bản địa, nhỏ khi dự án cần sự thay đổi mà không phải lo về quyền sở hữu trí tuệ như một thực thể thương mại có thể (phải lo).

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0