Thứ sáu, 27/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/01/2008
Năm 2007 - bước đà trước cú nhảy xa của CNTT Việt Nam

Năm qua ghi dấu một thập kỷ phát triển ấn tượng của Internet tại VN. Những thay đổi tích cực về chính sách quản lý, các ISP bắt tay hợp tác và sự bùng nổ của xu hướng Web 2.0 là tiền đề cho một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn.  

Dưới đây là 4 vấn đề công nghệ thông tin đáng chú ý, theo đánh giá của VnExpress.

Dấu mốc một thập kỷ Internet ở Việt Nam

Ngày 19/11/2007 đánh dấu 10 năm Internet có mặt tại Việt Nam. Hiện tại, hơn 18 triệu người Việt Nam dùng Internet. Băng thông kênh kết nối quốc tế đạt 10.508 Mb/giây với hơn 1 triệu thuê bao băng rộng. Việt Nam đứng thứ 17 thế giới về chỉ số người sử dụng mạng.

Thanh niên luôn bắt nhịp với Internet nhanh nhất. Ảnh: Hoàng Hà.

Công nghệ từng là “món hàng” xa xỉ trở thành dịch vụ phổ thông. Lướt web và đọc tin online mỗi ngày đã trở thành thói quen của nhiều người. Cùng với Internet, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, dịch vụ trực tuyến, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến... phát triển, dù mới ở giai đoạn khởi đầu.

Sau một thập kỷ, một Nghị định Internet mới đang được chuẩn bị, nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong nước bắt tay hợp tác với hứa hẹn cải thiện hạ tầng mạng, dịch vụ, tăng dung lượng kết nối quốc tế và đẩy mạnh số lượng thuê bao. Tốc độ phát triển của loại hình công nghệ này đã vượt ngoài sức tưởng tượng của chính những người đưa nó đến. 

Trào lưu Web 2.0 tràn vào Việt Nam

Sự phát triển theo hướng Web 2.0 của các loại hình dịch vụ trực tuyến phản ánh nhu cầu muôn thủa của con người: tìm kiếm, tập hợp lại và chia sẻ.
Các quỹ đầu tư nước ngoài đã đặt trọn niềm tin vào sự phát triển theo hướng Web 2.0 của các loại hình dịch vụ trực tuyến ở VN,vì nó đáp ứng nhu cầu muôn thủa của con người là: tìm kiếm, tập hợp và chia sẻ. Ảnh minh họa.

Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến trên thế giới đã chuyển từ mô hình "một chiều" - đưa nội dung cho người sử dụng - sang nỗ lực biến Web trở thành một môi trường tương tác khổng lồ, nơi người truy cập được trang bị các công cụ để tự tạo nội dung, chia sẻ và xuất bản. Xu hướng này được thể hiện rõ bằng sự xuất hiện và tăng trưởng mạnh mẽ của các mạng xã hội như MySpace, YouTube, FaceBook, Flickr...

Giới đầu tư nước ngoài đã không bỏ qua cơ hội khai thác thị trường Việt Nam khi mà số lượng người có khả năng kết nối tăng nhanh. Hàng loạt dịch vụ theo mô hình "lấy người sử dụng làm trung tâm" đã xuất hiện và lập tức giành được những thành công đáng kể, trong đó có trang chia sẻ video Clip.vn, dịch vụ tìm kiếm Baamboo hay Zing của VinaGame với tham vọng thay thế Yahoo ở Việt Nam... Sự xuất hiện và thành công ban đầu của các dịch vụ này báo hiệu một bước chuyển biến kịp thời cả về mô hình kinh doanh cũng như tập quán truy cập của cộng đồng người dùng Internet trong nước.

Đề án 112 sụp đổ

Trong Đề án 112, các khoản tiền đào tạo, in ấn, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, văn phòng phẩm tại 64 tỉnh thành vượt mức, trái quy định tới hơn 16 tỷ đồng. Ảnh minh họa: P.K.

Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 có mục tiêu cơ bản là xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho các cơ quan quản lý Nhà nước và thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hóa công nghệ hành chính.

Ngay từ đầu, một số chuyên gia đã cảnh báo về tính bất khả thi, nhưng chương trình với ngân sách dự chi lên tới hàng nghìn tỷ đồng và quy mô triển khai sâu rộng này vẫn được tiến hành. Ngày 19/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ngừng triển khai Đề án, khẩn trương thực hiện kiểm toán, giải quyết những vấn đề liên quan.

"Chính phủ đã sai lầm khi giao Đề án 112 với tổng vốn 3.800 tỷ đồng cho một cơ quan tham mưu không có chuyên môn, hoạt động lỏng lẻo. Hệ quả gần 300 tỷ đồng của nhà nước bị thất thoát", Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thừa nhận sự thất bại của Đề án tại Quốc hội hôm 19/11.

Sau quá trình điều tra của Bộ Công an, Trưởng ban điều hành và Thư ký Đề án đã bị bắt cùng hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp sai phạm. Thất bại này cảnh báo những kẽ hở của guồng máy quản lý các dự án cấp nhà nước, nhất là trong lĩnh vực CNTT đầy mới mẻ và tốn tiền đầu tư.

Một số kết quả mà Đề án 112 đã làm vẫn được kế thừa. Tiến trình tin học hóa quản lý hành chính tiếp tục với việc Bộ Thông tin Truyền thông được giao triển khai chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2007-2010.

Tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam với thế giới bị cắt trộm

"Mạch máu" thông tin quốc gia bị cắt "ngọt" như thế này. Ảnh: ictnews.

Ngày 25/3, tuyến cáp nối Việt Nam - Thái Lan thuộc hệ thống cáp quang biển TVH, lưu lượng 560 Mb/giây, đã mất tín hiệu hoàn toàn do bị đứt 11 km ở biển Cà Mau. Trước và sau thời điểm này, nhiều vụ vận chuyển cáp quang biển xảy ra liên tiếp đã bị các cơ quan chức năng bắt giữ nhưng không được quan tâm. Đến tháng 5, dư luận mới bàng hoàng vì thông tin: hàng nghìn tấn cáp quang biển bị ngư dân cắt trộm, bán đồng nát. Tuyến SE ME WE3 còn lại, mang 90% sức mạnh kết nối, có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị cô lập thông tin với thế giới.

Người dân và báo giới lên tiếng, cơ quan chức năng nhập cuộc, hàng loạt biện pháp ngăn chặn được đề ra... Huyết mạch thông tin quốc gia được bảo vệ kịp thời. Sự việc cười ra nước mắt này là câu chuyện hi hữu đối với thế giới khi mà xa lộ thông tin quốc gia từng có lúc "ngàn cân treo... mũi kìm" của những người ít hiểu biết.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0