Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/01/2008
Tài liệu tranh luận về nguồn mở của Bộ Tư pháp New Zealand (Phần 1)

Lời người dịch: Tài liệu này của Bộ Tư pháp New Zealand cho chúng ta một cách nhìn thực dụng hơn trong vấn đề ứng dụng và khai thác các phần mềm nguồn mở trong chính phủ. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp những người ra các quyết định, chính sách có liên quan tới phần mềm nguồn mở những tiếp cận mà các nước phát triển đi trước đã tổng kết. Điều này là rất cần thiết đối với việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở tại Việt Nam hiện nay.

Việc phát triển phần mềm đã thay đổi. Mô hình cũ của sự thành công của một công ty về phát triển phần mềm – phát triển các sản phẩm sở hữu độc quyền, hiến dâng mọi nguồn lực kỹ thuật cho việc bổ sung thêm các tính năng, thuê một số lượng lực lượng lao động lớn, và khoá trái những người sử dụng vào các hợp đồng hỗ trợ hàng năm để đảm bảo lợi nhuận dài hạn – đang quay đầu sang mô hình phần mềm nguồn mở (PMNM). Bây giờ mục đích của thị phần rộng lớn là đáp ứng tốt nhất qua việc tung ra nguồn của sản phẩm một cách tự do, và chuẩn bị đủ các tài liệu kỹ thuật mà những khách hàng tiềm năng có thể thử được nó. Doanh số tích luỹ ở các hãng như thế này là thông qua việc cung cấp những cải tiến kỹ thuật cho khách hàng và qua việc cung cấp hỗ trợ ở mức chuyên nghiệp. Hãng hỗ trợ đó có hoặc không thể là y hệt như hãng đã đóng góp mã nguồn ban đầu, nên các khách hàng không bị khoá trói, như họ đã từng bị theo mô hình phần mềm sở hữu độc quyền. Ví dụ, việc hỗ trợ máy chủ ứng dụng nguồn mở Tomcat được đưa ra cho Bộ (Tư pháp) bởi các hãng phần mềm như BEA, Novell, Covalent và Red Hat.

PMNM chiếm ưu thế trong hạ tầng công nghệ thông tin đã nhiều năm. GNU/Linux và những ích lợi các loại của BSD Unix đã thống trị Internet, Perl và PHP là các ngôn ngữ phát triển chiếm ưu thế của WWW, và Apache thực sự đã mở rộng thị phần 80% sớm của mình giữa các máy chủ web. Tất cả các sản phẩm này đều là PMNM.

Năm 2006 có lẽ có lý được gọi là Năm Nguồn mở, khi mà việc áp dụng PMNM gia tăng một cách rộng rãi ngoài việc sử dụng theo truyền thống trong hạ tầng công nghệ để thay thế các sản phẩm sở hữu độc quyền về cơ sở dữ liệu, quản trị nội dung và quản lý khách hàng CRM (Customer Relationship Management).

Việc áp dụng PMNM trong chính phủ hiện nay rất tích cực trên thế giới. Khi mà các hệ thống sở hữu độc quyền và đặt trước đạt tới tận cùng vòng đời hữu dụng của chúng, thì cơ hội hiện nay tồn tại cho việc thay thế chúng với tổ hợp các PMNM hơn là tung ra các qui trình mới của RFP cho các giải pháp đóng và độc quyền. Chính phủ Nam Phi gần đây áp dụng PMNM, trong trường hợp đối với tất cả các phần mềm và (ở nơi nào khả thi) chuyển đổi các phần mềm hiện hành [http://www.tectonic.co.za/view.php?id=1377].

Bộ (Tư pháp) cần một chiến lược rõ ràng để áp dụng và sử dụng PMNM. Các nhà cung cấp của chúng ta đang chuyển sang PMNM mà không cần có sự khuyến khích hay thoả thuận của chúng ta; Java là ngôn ngữ phát triển hàng đầu và cũng là PMNM.

Weblogic là một nhà cung cấp công nghệ thông tin chính hiện đang pha trộn PMNM vào các sản phẩm của họ, và tường lửa vòng ngoài của Check Point chạy một hệ điều hành PMNM. Chúng ta không thể để PMNM nằm ngoài Bộ được; lựa chọn của chúng ta là chấp thuận các quyết định của các nhà cung cấp của chúng ta như họ đang có, hoặc áp dụng PMNM vì lợi ích chiến lược đối với việc lựa chọn của chúng ta.

Định nghĩa

PMNM là phần mềm được phân phối tới mọi người cùng với mã nguồn của nó, cho phép bất kỳ ai sử dụng phần mềm đó, phân phối lại nó, và thay đổi chức năng của nó như mong muốn. Thường thì, PMNM được gọi là phần mềm “tự do”, nhưng hầu hết các PMNM vẫn giữ bản quyền (copyright) và tồn tại để phục vụ cho các mục tiêu thương mại như các cải tiến tuỳ biến, đào tạo, và hỗ trợ. Vì thế tất cả các PMNM là 'tự do để sử dụng', nhưng chỉ có một số PMNM là ở dạng 'uống bia miễn phí'. PMNM đối nghịch với phần mềm sở hữu độc quyền, mà nó được phân phối chỉ với các mã nhị phân có thể chạy được. Phần mềm sở hữu độc quyền là 'đóng' trong một ý nghĩa rộng lớn mà nó không có mã nguồn đi theo; những thay đổi về tính năng, những cải tiến, và các sửa lỗi tất cả đều xảy ra theo sự kiểm soát của người giữa mã nguồn hơn là của người sử dụng. Các khách hàng còn bị khoá trói vào việc phải dựa vào các nhà cung cấp phần mềm sở hữu độc quyền trong hỗ trợ các sản phẩm của nó một cách tương xứng.

Các tiêu chuẩn mở là các tiêu chuẩn kỹ thuật mà chúng được nhìn thấy một cách công cộng và có thể triển khai được bởi bất kỳ ai với các kỹ năng và nguồn lực cần thiết. Hoàn toàn có thể có các phần mềm sở hữu độc quyền hỗ trợ các tiêu chuẩn mở; ví dụ, PDF được tung ra như một tiêu chuẩn tài liệu mở bởi Adobe, nhưng Adobe Acrobat Reader là phần mềm sở hữu độc quyền. Một số nhà phân tích sẽ chỉ sử dụng khái niệm 'chuẩn mở' khi có ít nhất một triển khai PMNM của tiêu chuẩn đó tồn tại, nhưng sự phân biệt đó là không cần thiết từ quan điểm của Bộ (Tư pháp).

Các tiêu chuẩn công nghiệp là các tiêu chuẩn kỹ thuật mà chúng được áp dụng bởi thực tế theo đặc thù của nền công nghiệp. Từ năm 2007, hầu hết các phần mềm tiêu chuẩn của nền công nghiệp là sở hữu độc quyền, ngay cả khi các giải pháp PMNM tồn tại. Điều này là đặc biệt đúng trong các môi trường của người sử dụng đầu cuối, với bộ phần mềm Microsoft Office và với các hệ thống thông điệp (GroupWise, Exchange, .v.v.). Một gói phần mềm tiêu chuẩn công nghiệp có thể là mở (như Eclipse IDE cho việc phát triển Java) hoặc đóng (như EndNote cho công việc lập chỉ mục thư viện nghiên cứu).

Tài liệu này ban đầu được tạo ra theo định dạng tệp văn bản tiêu chuẩn công nghiệp ASCII, sử dụng công cụ sở hữu độc quyền Notepad. Nó sau đó được định dạng bằng việc sử dụng gói phần mềm nguồn mở OpenOffice 2.0.2, và được làm cho sẵn sàng ở dạng điện tử theo các tiêu chuẩn mở về định dạng tài liệu mở ODF và định dạng tài liệu mang xách được PDF.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0