Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/12/2007
Hội nhập từ "phong trào" và "hội nhập quốc tế": 2 trường đại học Việt Nam đã có tên trong vòng chung kết toàn cầu ACM/ICPC 2008 tại Canada

Ngày 28/12/2007, Đội tuyển Bugs - Đại học khoa học tự nhiên – ĐHQG Tp HCM và Đội tuyển Dragon Coders - Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội sau khi xuất sắc dành vị trí thứ nhì và ba vòng loại khu vực Châu Á Kỳ thi ACM/ICPC tại Đại học Đà Nẵng tháng 11/2007 đã chính thức được Ban giám đốc ACM/ICPC toàn cầu công bố có tên danh sách 97 đội tuyển xuất sắc nhất tham dự Chung kết Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế tổ chức tại Alberta Canada vào 5-10/4/2008 (thông tin trên: http://icpc.baylor.edu/icpc/finals/default.htm ).

Phong trào Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam với hành trình 16 năm đã đạt thành quả nhất định khi khẳng định được một thế hệ các tài năng sinh viên CNTT trẻ, Olympic đã tạo được một sân chơi phong trào cho các sinh viên trau dồi kỹ năng và khả năng sáng tạo trong lĩnh vực CNTT-TT. Nhưng còn có một cách nhìn khác về cuộc thi - cách nhìn của những chuyên gia chuyên nghiệp định hướng hội nhập đưa các tài năng CNTT-TT trẻ Việt Nam vươn tới sân chơi trí tuệ toàn cầu là thành công với kết nối hoạt động quốc gia và quốc tế qua kỳ thi lập trình sinh viên Quốc tế ACM/ICPC Khu vực Châu Á được tổ chức cùng OLympic Tin học tại Đại học Đà Nẵng từ 9-12/11/2007 vừa qua.
Điểm thi vòng loại kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC toàn cầu cuối cùng là điểm thi Amrita University (Ấn độ) đã kết thúc vào 22/12. Đến thời điểm này toàn thế giới đã có 6787 đội tuyển đến từ 1862 trường đại học của 83 quốc gia đã kết thúc các kỳ thi vòng loại khu vực theo châu lục. Tại Châu Á có 13 điểm thi vòng loại, ngoài Trung quốc có 3 điểm thi vòng loại, chỉ có 12 nước châu Á mỗi nước tổ chức một điểm thi. Theo quy định chung từ kết quả vòng loại sẽ chọn ra các đội tuyển đoạt thứ hạng cao nhất đại diện cho một tên trường đại học của các quốc gia được tham dự vòng Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tổ chức tại Alberta – Canada từ 6-10/4/2008. Ban giám đốc kỳ thi toàn cầu đã tính xếp hạng cho từng điểm vòng loại căn cứ theo số trường tham dự, số đội tham dự, ngoài ra còn các điểm xếp hạng phụ cho số đội giải ít nhất 1 bài, số đội thi vòng loại có đăng ký ở cấp thấp hơn. Theo kết quả của vòng loại Châu Á, 3 điểm thi Trung Quốc có số đội và trường tham gia đông nhất có xếp hạng 3.0-4.4 có tới 4-5 đội vào Chung kết, các điểm thi khác có từ 2-4 đội vào Chung kết.
Điểm thi vòng loại ACM/ICPC Đại học Đà Nẵng được tính hạng điểm 1.5 và được chọn 3 đội nhất vòng loại tham dự vòng chung kết đó là: đội tuyển ZSU_Merak Đại học Zhongshan University (Trung Quốc) đoạt chức vô địch và 2 đội tuyển Việt Nam - đội Bugs - Đại học khoa học tự nhiên – ĐHQG Tp HCM và đội Dragon Coders - Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội cùng 29 đội khác đại diện cho các trường đại học danh tiếng Châu Á so tài cùng 97 đội tuyển tham dự vòng chung kết toàn cầu vào tháng 4/2008. Đáng chú ý Trung Quốc có tới 14 đội lọt vào danh sách này với các tên tuổi nổi tiếng như Đại học Thanh Hoa, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Bắc kinh, Đại học Zhongshan, Đại học Fudan, Châu Á với các tên tuổi nổi tiếng như Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Quốc gia Seoul... , Đông nam Á ngoài 2 đội Việt Nam còn có đội tuyển Đại học Nayang Singapore (đứng thứ 5 điểm thi Tehran) và đội tuyển Đại học Binus Indonexia (đứng thứ 6 điểm thi Singapore).
Các tên tuổi Châu Á trong đó có Việt Nam sẽ phải tranh dành thứ bậc xếp hạng lập trình với các trường lừng danh Châu Âu và Bắc Mỹ như MIT, Stanford, Cornell, Tổng hợp Warsaw, Tổng hợp Moscow, Oxford... Trong các năm gần đây tranh chức vô định là các đại diện đến từ Châu Âu và Châu Á với các tên trường nổi tiếng như Đại học Warsaw (vô địch năm 2007), Đại học Saratov (Vô địch 2006), Đại học Giao thông Thượng Hải (vô địch năm 2005). Năm 2007 tại Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tổ chức tại Tokyo đội tuyển Chicken - Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội đạt thứ hạng 44/88 các đội vào vòng Chung kết.
Các sinh viên Việt Nam đã tự khẳng định mình “tự tin đi ra biển lớn hội nhập Quốc tế” bằng việc cùng tranh giành đẳng cấp cao nhất với các Đội tuyển quốc tế đặc biệt là Trung Quốc đã từng 2 lần vô dịch ACM/ICPC toàn cầu trong các năm gần đây. Với việc 2 đội Việt Nam đoạt giải nhất hạng 2 và 3 (trong số 4 giải nhất) không thua kém về số lượng bài giải được ( 6/10 bài) và 74 đội có điểm ở mọi thứ hạng đều cạnh tranh ngang ngửa với các đội Quốc tế là minh chứng cho xu thế vươn lên của sinh viên CNTT-TT Việt Nam. Điều đáng chú ý là hai huấn luyện viên Bùi Thế Duy và Lâm Xuân Nhật đều đã là những tài năng tin học đã từng đoạt giải Tin học quốc tế thời phổ thông, cả 2 thày hướng dẫn và mỗi đội tuyển có một sinh viên đã đoạt giải thưởng quả Cầu vàng trong lĩnh vực CNTT-TT do TW Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh trao tặng.
Kỳ thi ACM/ICPC là một hoạt động thiết thực cho sinh viên trong tiến trình hội nhập đáng được quan tâm nhằm từng bước đưa các tên tuổi của Đại học Việt Nam vào danh mục các trường đại học đào tạo chuyên ngành CNTT-TT đẳng cấp Quốc tế. Thành công của kỳ thi Quốc tế ACM/ICPC tại Đại học Đà Nẵng đã khẳng định xu thế “xã hội hoá” các hoạt động chuyên môn mang tính phong trào và các hoạt động thúc đẩy tài năng của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong mối liên kết chặt chẽ của ngành Giáo dục Đào tạo cùng các bộ, ngành nhà nước với sự đóng góp ủng hộ của các tổ chức và doanh nghiệp theo tiêu chí “chất lượng chuyên môn và hiệu quả cao, tiết kiệm ”.
Việt Nam không những có đại diện lọt vào vòng chung kết thế giới ACM/ICPC và lần đầu tiên có 2 đội tuyển từ 2 trường đại học là tin vui với giới CNTT-TT Việt Nam, khẳng định thương hiệu của các trường đại học Việt Nam cũng như đơn vị đăng cai Đại học Đà Nẵng. Đó cũng là nỗ lực của cá nhân các tài năng sinh viên Việt Nam qua việc tập dượt trong các kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam hàng năm trong tiến trình hội nhập, góp phần nâng cao vị thế của tài năng trẻ Công nghệ thông tin trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chúc các đội tuyển đại diện cho giới trẻ CNTT-TT Việt Nam cải thiện và nâng tầm thứ hạng Việt Nam trên bản đồ đào tạoh CNTT-TT bậc đại học toàn cầu tại vòng Chung kết ACM/ICPC năm 2008.
Ban Gíam đốc ACM/ICPC Việt Nam
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0