Thứ tư, 08/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/12/2007
Chú trọng phát triển dịch vụ BCVT tại biên giới Việt-Trung!

Ngày 20/12, Tổ Điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức Hội nghị "Phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ BCVT khu vực biên giới Việt - Trung".

Bộ TT-TT chủ trì Hội nghị với các DN, Sở BCVT các tỉnh biên giới...
Bộ TT-TT chủ trì Hội nghị với các DN, Sở BCVT các tỉnh biên giới...
Khu vực này bao gồm 7 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh - có địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT-TT Lê Doãn Hợp đề ra 7 nhiệm vụ chính cần thực hiện để phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ BCVT khu vực biên giới Việt - Trung.

Thứ nhất, các DN nên có nhận thức  vị trí cũng như vai trò quan trọng của khu vực này, để tăng cường đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng khu vực biên giới, đặc biệt là hạ tầng BCVT. Thứ hai, đẩy mạnh phát triển trình độ dân trí, hạ tầng viễn thông, trình độ cán bộ quản lý và nguồn lực tài chính tại khu vực biên giới Việt-Trung.

Thứ ba, dựa vào điều kiện phát triển tốt các cơ sở này, nền kinh tế tại đây sẽ được cải thiện hơn. Thứ tư là DN nên có cơ chế đầu tư kích cầu, và đề ra chiến lược quy hoạch rõ ràng, hợp lý cho từng gia đoạn. Thứ năm, các DN cần có sự đầu tư trọng điểm.

Thứ sáu, cần tăng cường hợp tác hơn nữa với các DN của Trung Quốc để triển khai phát triển mạng BCVT biên giới (ví dụ như hợp tác về tần số, dịch vụ điện thoại, Internet...).

Và cuối cùng, các DN cần phối hợp với các bộ ngành, tổ chức liên quan để hợp lực cùng phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực BCVT nói riêng của 7 tỉnh khu vực biên giới Việt-Trung.

Mạng truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh của các tỉnh biên giới Việt - Trung hiện được khai thác song song theo hai phương thức viba số và cáp quang SDH. Trong vùng đã có đủ 6 mạng di động, tuy nhiên, mức độ phủ sóng tới các xã chưa cao. Các doanh nghiệp chú trọng đầu tư phát triển mạng ADSL tại hầu hết các huyện lớn của các tỉnh trong vùng biên giới Việt - Trung.

Tại Hội nghị, đại diện VNPT đã kiến nghị Bộ TT-TT thúc đẩy đàm phán phối hợp tần số khu vực biên giới Việt - Trung ở băng tần GSM 900, GSM 1800 và sau này là băng tần cho 3G, Wimax...Đề cập về phương hướng hoạt động từ nay đến năm 2010, Cục tần số vô tuyến điện sẽ tăng cường đẩy mạnh hơn việc phối hợp tần số.

Đối với doanh nghiệp di động, Cục tần số sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ phần tài nguyên (băng tần) được Nhà nước giao; đẩy mạnh việc đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp Trung Quốc để giải quyết các vấn đề còn tồn tại băng tần GSM 900 MHz; tăng cường triển khai, sử dụng tần số tại biên giới để "giữ chỗ" cũng như tạo điều kiện cho đàm phán, và phối hợp về tần số.

Tuy nhiên, để phát triển mạng lưới BCVT khu vực này hiệu quả hơn, thời gian tới, theo Thứ trưởng Thường trực Lê Nam Thắng, các mạng điện thoại nên sử dụng công nghệ vô tuyến (không dây), hạn chế sử dụng truyền dẫn hữu tuyến bằng cáp quang, và viba; sử dụng hạ tầng thông tin di động để cung cấp dịch vụ ĐT cố định không dây (như dịch vụ E-Com, G-Phone, HomePhone...) và triển khai dịch vụ ĐT Internet để giảm giá cước, phục vụ tối đa nhu cầu người dân.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0