Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/12/2007
Sử dụng phần mềm tự do nguồn mở, cứu rỗi thế giới này

Đã một lúc kể từ khi tôi viết mọi thứ gốc rễ nên tôi muốn tranh luận thứ gì đó khác với những thứ như ai đang làm gì với phần mềm tự do nguồn mở FOSS (Free and Open Source Software); Tôi muốn nhấn mạnh một vài điều quan trọng nữa với tôi. Nhưng đây là tôi, nên bạn biết nó sẽ vẫn có liên quan tới phần mềm tự do nguồn mở đấy.

Vừa qua tôi đã dựng một máy tính mới cho Trung tâm Phụ nữ tại North Point Douglas ở Winnipeg. Trung tâm này là một trung tâm phi lợi nhuận của phụ nữ mà tôi là tình nguyện viên về các dịch vụ công nghệ thông tin và kết quả là thường dựng các máy tính cho việc sử dụng hàng ngày.

Rõ ràng, một tổ chức như thế này không có nhiều tiền để chi cho hạ tầng công nghệ thông tin, vì thế khi tôi bắt đầu làm việc với họ thì tôi đã giới thiệu cho họ ý tưởng về các phần mềm tự do nguồn mở. Ông giám đốc trung tâm đã đề nghị tôi dựng một máy tính cũ Pentium 133 trên mạng của họ. Máy 133 này không phù hợp để sử dụng trên bất kỳ mạng nào, và hệ điều hành Windows 95 cũng cần phải tải lại, vì thế tôi đã biếu một máy tính Pentium 3 550MHz của tôi cho công việc văn phòng hàng ngày của họ. Máy tính lâu năm còn tốt này rất phù hợp: xử lý văn bản và bảng tính được điều khiển bởi OpenOffice.org, thư điện tử bằng Thunderbird, và Firefox cho việc truy cập Internet – tất cả đều được trang bị bởi Linux Ubuntu. Họ không phải trả tí tiền nào cho phần mềm và nó thực thi được tất cả các công việc liên quan tới máy tính mà họ yêu cầu.

Việc thiết lập trở nên rất ổn định và ngay cả các đặc tính kỹ thuật hệ thống ánh sáng nó vận hành rất tốt. Thiết lập ban đầu này trở thành công việc nền tảng cho 3 chiếc máy nữa chạy Ubuntu. Tiền trợ cấp có được đã cho phép mua thêm 1 máy với màn hình, phần mềm văn phòng và có thể một máy in nếu giá cả hợp lý. Với khoản ngân sách này chúng tôi thực sự có thể mua 2 máy tính từ một nhà cung cấp của tôi và 2 chiếc màn hình phẳng không đắt tiền. Tôi cũng biếu một máy in cũ HP4 mà chúng tôi đã nối mạng thông qua máy chủ in ấn nguồn mở CUPS trong Ubuntu. Phần tiết kiệm còn được hiện thực xa hơn khi chúng tôi không phải mua phần mềm văn phòng thương mại vì Ubuntu Linux đi kèm với OpenOffice. Phần mềm diệt virus không cần tới vì Linux hầu như 100% không có virus và các phần mềm gây hại.

Sau đó chúng tôi mua một máy thứ 3 mà chúng tôi thiết lập y như đối với các máy khác và chúng tôi lên kế hoạch bổ sung nhiều máy hơn một khi chúng tôi có kinh phí để làm việc đó. Công nghệ này cho phép mọi người ở trung tâm thực hiện các công việc của mình mà không có vấn đề gì và không có virus cũng như lo lắng về giá thành bản quyền. Phần mềm tự do nguồn mở chúng tôi sử dụng cũng có thể được phân phối cho bất kỳ ai khác có mong muốn sử dụng nó.

Có những kế hoạch tiếp sau cho một máy chủ dựa trên Linux Ubuntu. Máy chủ này sẽ cho phép lưu trữ và sao lưu tập trung cho tất cả các dữ liệu của trung tâm. Một lần nữa, không có trả giá cho phần mềm cùng với công việc tự nguyện của tôi sẽ cho phép một giải pháp giá bằng không (0) mà có thể dễ dàng so sánh với một vài giải pháp rất đắt tiền mà tôi đã triển khai trong sự nghiệp của mình như một nhà tư vấn về công nghệ thông tin.

Việc sử dụng rất nhiều ưu điểm của phần mềm tự do nguồn mở là quá rõ ràng. Nó không chỉ tiết kiệm chi phí, mà những giấy phép còn được sử dụng trong nhiều chương trình tự do nguồn mở cho phép, và trên thực tế khuyến khích, chia sẻ phần mềm với những người khác. Việc chia sẻ là lợi ích lớn nhất của các phần mềm tự do nguồn mở. Đây là trích dẫn từ định nghĩa về phần mềm tự do nguồn mở của Tổ chức phần mềm tự do:

Phần mềm tự do là phạm trù về tự do, không phải về giá cả. Để hiểu khái niệm này, bạn phải nghĩ về sự tự do như trong việc tự do nói, chứ không phải là trong việc uống bia miễn phí.

Phần mềm tự do là phạm trù về sự tự do của người sử dụng trong việc chạy, sao chép, phân phối, học, thay đổi và cải tiến phần mềm. Chính xác hơn, nó tham chiếu tới 4 dạng tự do, đối với những người sử dụng các phần mềm đó:

  • Tự do để chạy chương trình, vì bất kỳ mục đích nào (tự do 0).

  • Tự do học cách chương trình làm việc, và áp dụng nó cho các nhu cầu của bạn (tự do 1). Việc truy cập được tới mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này.

  • Tự do phân phối lại các bản sao sao cho bạn có thể giúp được người hàng xóm của mình (tự do 2).

  • Tự do cải tiến chương trình, và tung ra những cải tiến của bạn cho công chúng, sao cho toàn thể cộng đồng hưởng lợi (tự do 3). Việc truy cập được tới mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này.

Một chương trình là phần mềm tự do nếu những người sử dụng có tất cả các quyền tự do này. Vậy nên, bạn phải được tự do để phân phối lại các bản sao, kể cả là có sửa hay không sửa, kể cả biếu không hoặc tính phí cho việc phân phối, cho bất kỳ ai, ở bất cứ đâu. Có tự do để làm những việc như vậy có nghĩa là (giữa các thứ khác) bạn không buộc phải hỏi hoặc trả tiền để có được sự cho phép”.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0