Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/12/2007
Nở rộ các giải pháp thanh toán điện tử

 Ảnh: LĐO

Ngày 6/12, hội thảo và triển lãm về "eBanking" (ngân hàng điện tử) do Cty IDG VN tổ chức đã thu hút nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia. Hàng loạt đơn vị cung cấp giải pháp, dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng đã trình làng, giới thiệu các giải pháp mới tại triển lãm.

Nhiều giải pháp mới

Tiến sĩ Gerhard Baur - Phó chủ tịch mạng giải pháp tài chính thuộc bộ phận truyền thông DN của tập đoàn Siemens - cho rằng: "Ngân hàng điện tử là một xu thế không thể thiếu được trong quá trình hội nhập". Theo ông, các tổ chức dịch vụ tài chính hiện đang có những thay đổi nhanh chóng trong môi trường cạnh tranh, hội nhập và chính vì thế công nghệ truyền thông cũng cần đóng vai trò quan trọng để tiếp cận với sự thay đổi đó.

Siemens đưa ra giải pháp Open Communications, được thiết kế trên 7 nguyên tắc chính: Truyền thông hợp nhất tất cả các hình thức từ di động, cố định đến tiếng nói, dữ liệu, video, email, fax hoặc nhắn tin từ xa; truyền thông dựa trên hạ tầng CNTT; tiện nghi di động-cố định; tích hợp quy trình kinh doanh; dễ dàng và tiện lợi cho người sử dụng; tính liên tục và độ tin cậy đẳng cấp cao; cung ứng dịch vụ mở.

Nền tảng hạ tầng CNTT với dòng tổng đài và giải pháp HiPath đã được Siemens cung cấp cho nhiều bộ, ngành và hàng trăm DN tại VN, trong đó có hàng chục ngân hàng hàng đầu đang hoạt động tại VN như HSBC, Dutch Bank, Citibank, Vietcombank, Incombank, Agribank...

Cty hệ thống thông tin FPT (FIS) trưng bày cả trăm mẫu thẻ ATM mới sử dụng chip trong tương lai. Theo ông Phạm Nguyễn Cao Đằng -Trưởng phòng Ngân hàng cổ phần 1 thuộc FIS, những loại máy đọc các loại thẻ thanh toán như Optimum T2100, T4210, T4220... sẽ được dùng trang bị tại các điểm bán hàng (point of sale) nằm trong tổng thể một giải pháp thanh toán điện tử. Cty phát triển công nghệ và dịch vụ thông tin (CFTD-IS) lại trình làng 3 giải pháp về quản lý thẻ và chuyển mạch tài chính. Trong đó, giải pháp Way 4 được thiết kế để quản lý khách hàng, tài khoản, các sản phẩm và giao dịch của ngân hàng với khách hàng. Way 4 đã được ứng dụng tại 70 ngân hàng ở 15 nước trên thế giới.

Liên kết và ứng dụng

Tại hội thảo, Cty Việt Phú (MobiVi) đã phối hợp với Eximbank ra mắt giải pháp thanh toán chứng khoán MSS. Giải pháp có tính chất "một kết nối": Eximbank có thể phục vụ cho nhiều Cty chứng khoán  chỉ với một đường kết nối và ngược lại một Cty chứng khoán có thể làm việc với nhiều ngân hàng cũng chỉ qua một kết nối, để cùng quản lý tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng. Tất cả các thao tác chuyển tiền giữa tài khoản của nhà đầu tư và tài khoản của Cty chứng khoán đều được thực hiện bằng lệnh điện tử thông qua hệ thống tích hợp. MSS còn cho phép nhà đầu tư kiểm tra số dư và phong toả tài khoản ngay sau khi đặt lệnh mua cổ phiếu, hoặc có thể điều chỉnh số tiền phong toả ngay sau khi có kết quả khớp lệnh hay huỷ lệnh.

Trong dịp hội thảo và triển lãm "ngân hàng điện tử" mạng thanh toán PayNet tiếp tục đẩy mạnh quảng bá nhằm mở rộng đại lý thanh toán ở các địa phương. Thương hiệu của PayNet thời gian qua đã được nhiều người biết tới. Dịp này, PayNet đẩy mạnh giới thiệu hai dịch vụ iTICK và mPAY trong lĩnh vực thanh toán điện tử.

"Đại gia" HSBC vừa có bài trình bày trong hội thảo, đồng thời trình làng giải pháp quản lý tiền tệ toàn diện từ quản lý nguồn thu, quản lý thanh toán, quản lý thanh khoản và ngân hàng trực tuyến. Theo HSBC, giải pháp này được thiết kế để sẵn sàng kết nối qua kênh ngân hàng điện tử HSBCnet và có thể kết nối với hệ thống kế toán của khách hàng.

Ngày 5/12, Cty IDG VN cũng đã tổ chức hội thảo về chính phủ điện tử (CPĐT) tại TPHCM. Theo TS James Yong-chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực CPĐT và là tác giả của quyển sách "CPĐT ở Châu Á: Cho phép những cải tiến dịch vụ công vào thế kỷ 21", việc xây dựng CPĐT không phải cứ mua sắm nhiều công nghệ là thực hiện được. Vấn đề chính là nguồn nhân lực với những yếu tố đi kèm như văn hoá, chính trị, tập quán...

Trên thế giới, có đến 50% các nước xây dựng CPĐT bị thất bại một phần và 35% bị thất bại toàn phần. Các nước đã triển khai thương mại điện tử tạo được thói quen cho người dân, chuyển sang CPĐT sẽ dễ hơn.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0