Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/12/2007
Cộng đồng mạng đấu tranh vì Trường Sa - Hoàng Sa

"Tôi tin rằng dòng máu Việt luôn sục sôi mỗi khi nghe đến hai chữ Hoàng Sa", blogger Duy Thiện bày tỏ. Lời khẳng định "Trường Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, mãi mãi là như thế" luôn lặp lại trên các blog, diễn đàn và truyền đi trong tin nhắn nhanh IM.

Blog mang tên "Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa" của tiến sĩ Nguyễn Nhã, người dành rất nhiều tâm huyết để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp màn hình.

Tin về Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định thành lập huyện Tam Sa để quản lý một số đảo trên biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và sự phản đối từ phía người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng hôm 3/12 về vấn đề này xuất hiện liên tục trên các trang web của cộng đồng mạng từ vài ngày nay.

Họ tìm đến các bài nghiên cứu, tư liệu khoa học của cả Việt Nam lẫn Tây Âu để xin phép đăng lại như một sự chứng minh và khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng về mặt chính trị, quân sự, kinh tế của đất nước.

"Trong tác phẩm Hồi ký về Đông Dương, tác giả Jean Baptiste Chaigneau ghi rằng vua Gia Long đã chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Đông Dương, họ cũng tiếp tục lãnh nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa", tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã viết trên blog có tên Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa. "Năm 1909, khi tàu Trung Quốc hai lần đến Hoàng Sa vào tháng 4 và tháng 6, lần thứ hai đã cắm cờ Trung Quốc, bắn 21 phát súng, vị lãnh sự Pháp ở Quảng Châu có thư về Pháp báo cáo nêu sự kiện xâm phạm chủ quyền".

Nhiều cư dân mạng nhân sự kiện này tìm lại bản đồ Trường Sa và Hoàng Sa qua các thời kỳ hay chụp lại quần đảo đó từ bản đồ vệ tinh Google Earth. Những hình ảnh người Việt Nam xây dựng căn cứ quân sự và làm kinh tế cũng được đưa lên Internet một cách hệ thống. "Tôi rất vui được biết đến những bài viết về Hoàng Sa - Trường Sa trên blog của các anh chị. Tôi tin rằng mỗi người Việt chúng ta đều không bao giờ chấp nhận để kẻ thù cướp đi một tấc đất của cha ông", blogger có nick Hoang Sa- Truong Sa khẳng định.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0