Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/12/2007
Thư viện đầu tiên số hoá hơn 1,5 triệu cuốn sách

Giáo sư Michael Shamos đang mở hình ảnh
quét một trang viết tay ba nghìn năm tuổi.
Trường đại học Carnegie Mellon (Mỹ) đã thực hiện số hóa được hơn 1,5 triệu cuốn sách với hai chục ngôn ngữ và đưa lên mạng internet.

Các nhà sáng lập dự án này cho biết, tính đến hết tháng 11-2007, họ đã vượt mục tiêu một triệu cuốn sách, đã quét hơn 1,5 triệu cuốn sách (trong đó có rất nhiều sách tiếng Trung Quốc) và hàng ngày họ đang tiếp tục quét hàng nghìn cuốn sách khác.


Ông Raj Reddy, một nhà khoa học máy tính và là giáo sư nghiên cứu về robot tại trường đại học Carnegie Mellon nói: “Bất cứ ai sử dụng Internet đều có thể truy cập vào các cuốn sách trong thư viện điện tử này, tương đương với lượng sách trong thư viện của một trường đại học lớn.”


Giai đoạn mới nhất trong phát triển Thư viện thế giới được gọi là Dự án một triệu cuốn sách, bắt đầu vào năm 2002, sau khi nhóm của giáo sư Reddy quét thành công một nghìn cuốn sách.


Rất nhiều việc hiện được các công nhân tại các trung tâm quét ở Ấn Độ và Trung Quốc thực hiện và được tài trợ 3,5 triệu USD từ Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ, từ đóng góp của các nhà sản xuất phần mềm và phần cứng máy tính.


Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ , mỗi nước đã đóng góp 10 triệu USD tiền mặt vào dự án, cùng các khoản đóng góp khác thông qua các đối tác tại đại học Triết Giang (Trung Quốc), Học viện Khoa học Ấn Độ và Thư viện Ai Cập tại Alexandria.


Khoảng một nửa số sách được quét thuộc loại hết thời hạn bản quyền hoặc được quét với sự cho phép của người sở hữu bản quyền. Ngoài ra còn có một số trích đoạn sách được bảo vệ bản quyền, tuy nhiên những người sáng lập hy vọng cuối cùng toàn bộ văn bản sẽ được hoàn thiện.


Đây không phải là dự án thư viện điện tử đầu tiên. Hãng tìm kiếm Google và Tập đoàn phần mềm Microsoft cũng từng bắt đầu các công việc tương tự, tuy nhiên, đại diện nhóm các nhà khoa học trường đại học Carnegie Mellon nói rằng, thư viện của họ (dựa trên nền tảng thư viện đại học) là thư viện điện tử lớn nhất với các cuốn sách miễn phí và không nhằm mục đích thương mại.


Giáo sư Reddy nói: “Đây là một bước tiến trong tạo lập một thư viện trực tuyến -  điều có thể làm cho các sách xuất bản truyền thống đến với mọi người. Những rào cản về kinh tế đối với sự quảng bá kiến thức đang được dỡ bỏ.”


Michael Shamos, một giáo sư khoa học máy tính ở đại học Carnegie Mellon và là luật sư về bản quyền đang làm việc cho dự án cho biết, nhiệm vụ của thư viện bao gồm tạo ra một lượng thông tin khổng lồ miễn phí và luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn đọc; bảo tồn các văn bản quý hiếm và đang có nguy cơ hư hỏng.


Giáo sư Michael Shamos nói: “Rất nhiều sách trong thư viện được mượn từ các học viện và của các thư viện tư nhân trên toàn thế giới, tuy nhiên, các học viện ở châu Âu lại từ chối tham gia”.


Thư viện đã có được rất nhiều sách xuất bản bằng 20 thứ tiếng, bao gồm 970 nghìn cuốn bằng tiếng Trung, 360 nghìn cuốn bằng tiếng Anh, 50 nghìn cuốn bằng tiếng Telugu của cư dân miền nam Ấn Độ và 40 nghìn cuốn bằng tiếng A-rập.

Theo ND
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0