Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/11/2007
Đầu ra của giải pháp

Thị trường Việt Nam từ khi gia nhập WTO có nhiều đổi mới, sôi động hơn, đặc biệt là trên lĩnh vực bán lẻ. Tuy CNTT đã thâm nhập sâu vào nhiều doanh nghiệp TM DV, song quá trình hiện đại hóa với sự trợ giúp của CNTT đang là đòi hỏi cấp bách với đông đảo doanh nghiệp còn lại.

Sức mua tăng rất nhanh

Theo ông Trần Hùng Thiện, giám đốc giải pháp khách hàng của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, từ năm 2003 đến 2007 (dự kiến), giá cả các mặt hàng ở thị trường Việt Nam đều tăng so với năm trước và so với năm 2002 tương ứng với 103; 111; 120; 129; 139 (%). Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập thực tế tương ứng của người dân lại còn cao hơn (ở cả nông thôn lẫn thành thị): 111; 125; 142; 152; 164 (%).

Đồng thời, trong thời gian đó, tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP đã gia tăng mạnh (42% thay vì 23%) đảo chỗ cho sự giảm mạnh tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp (20% thay vì 39%). Số hộ có thu nhập thấp giảm mạnh, trong khi số hộ có thu nhập cao tăng mạnh, còn số hộ có thu nhập trung bình (4-7 triệu đồng/tháng) thì tăng rất mạnh. Những con số này góp phần giải thích vì sao GDP của Việt Nam tăng trưởng dương liên tục suốt nhiều năm qua, chỉ thua Trung Quốc mà thôi.

   

Cam kết gia nhập WTO về mở cửa lĩnh vực phân phối tại Việt Nam: Từ tháng 1/2007, các DN nước ngoài được thành lập liên doanh phân phối sở hữu 49% vốn; Từ 1/1/2008 tỷ lệ này tăng lên 50%; Từ 1/1/2009, Việt Nam mở cửa cho DN 100% vốn nước ngoài.

 

Từ đó dẫn đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn trong vài năm trở lại đây. Họ có nhiều lựa chọn hơn, có cho mình những nhãn hiệu yêu thích và quan trọng là có ngân sách dành cho mua sắm cao hơn. “Trong những khảo sát của Nielsen, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về mức độ tự tin của người tiêu dùng và là thị trường hấp dẫn thứ 4 thế giới của các công ty bán lẻ” – ông Thiện nói.

Trong bối cảnh đó, các nhà cung cấp buộc phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ việc phải có nhiều chi nhánh, cửa hàng giúp khách hàng thuận tiện trong mua sắm, đa dạng hóa sản phẩm bày bán, cung cấp khả năng lựa chọn cao cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu chia thị trường bán lẻ thành 2 mảng traditional (truyền thống: quầy tạp hóa, chợ...) và modern (hiện đại: siêu thị, hệ thống shop...) thì mảng modern tại 2 thị trường Hà Nội, TP.HCM đến năm 2010 chỉ (dự báo) chiếm được 37%.

Xuất hiện nhiều tên mới

Ông Trần Hùng Thiện tại buổi tọa đàm "Giải pháp CNTT cho ngành bán lẻ" do CLB Phóng Viên CNTT-VT TP.HCM và TRG tổ chức ngày 16/10/2007.
 

Tại TP.HCM, Co-opMart là hệ thống bán lẻ được cho là thành công. Ông Trần Hùng Thiện giải thích “Vì Co-opMart hiện diện nhiều nơi và được xem là 1 trong những siêu thị tiện nghi nhất hiện nay”. Tại TP.HCM, đến nay, gần như toàn bộ người tiêu dùng nội thành đều có khả năng sử dụng DV của Co-opMart. Nhiều người trong số họ sử dụng thẻ khách hàng thân thiết... TP.HCM còn một số siêu thị tương đối quen thuộc khác như MaxiMart, CitiMart nhưng quy mô và tốc độ phát triển không bằng Co-opMart.

Đồng thời, tại TP.HCM cũng xuất hiện thêm một số tên tuổi mới không kém quan trọng vì chiếm phân khúc thị trường khách hàng có năng lực mua sắm cao: Metro, Diamond Plaza, Parkson... Thường là người nước ngoài nắm khâu điều hành các trung tâm mua sắm này. Planet Sports là công ty chuyên kinh doanh đồ thể thao, thời trang và đồ dùng trẻ em cao cấp, hiện có 24 cửa hàng tập trung ở hai thành phố lớn là TP.HCM, Hà Nội và đang có kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng ra toàn quốc vào năm sau. Ông Jeetan S. Rajpal điều hành công ty này cho biết “Khách hàng ngày một tinh tế và đòi hỏi hơn, xã hội Việt Nam xuất hiện một tầng lớp yêu thích mua sắm... Thị trường này cũng thiếu hụt đội ngũ bán hàng và rất khó tìm các vị trí để bán lẻ...”.

Theo ông Jeetan S. Rajpal, “Có 2 nhóm nhân tố chính tác động đến kinh doanh bán lẻ là các nhân tố kiểm soát được (vị trí cửa hàng, quản lý TM; giao tiếp với khách hàng...) và các nhân tố không kiểm soát được (khách hàng, cạnh tranh, nhân tố kỹ thuật, nền kinh tế, những hạn chế về pháp lý). Từ đó, xuất hiện nhu cầu về một hệ thống thông tin thông suốt, an toàn, chính xác giúp kiểm soát các yếu tố kiểm soát được và góp phần khắc phục những yếu tố không kiểm soát được. Ví dụ, luôn cập nhật doanh số, quản lý khách hàng, đơn hàng đặc thù, lên kế hoạch cũng như quản lý chế độ khen thưởng với nhân viên bán hàng cũng như với khách hàng thân thiết”.

Planet Sports có nhiều cửa hàng bán những mặt hàng đa dạng cần quản lý bằng máy tính. Hệ thống của họ có mô đun đồng bộ dữ liệu để người quản lý có thể theo dõi sát công việc kinh doanh, lên báo cáo và ra quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác. Một số DN TM DV Việt Nam và nước ngoài khác cũng đã ứng dụng các mô hình tương tự. Các DN chưa ứng dụng hoặc ứng dụng ở mức thấp cần phải xem xét, đầu tư cho kịp mức đòi hỏi hiện nay.

 

Nhà thuốc Nhị Trưng (410 Hai Bà Trưng Q1, TP.HCM) là một nhà thuốc lớn với hơn 10 nhân viên làm việc theo ca. Trước khi ứng dụng máy tính và phần mềm (PM) quản lý bán hàng, tất cả những số liệu thống kê xuất, nhập của nhà thuốc đều thực hiện bằng tay với sổ sách, giấy tờ gây khó khăn đặc biệt mỗi khi phải tra cứu hay đối chiếu lại số liệu, giá cả....
Bản thân giám đốc nhà thuốc cũng chưa quen thao tác với máy tính.
Tham gia một chiến dịch vận động tin học hóa do công ty Intel Việt Nam thực hiện (chương trình “Máy tính thông minh – Doanh nghiệp thành đạt”), nhà thuốc Nhị Trưng được hỗ trợ một máy tính để bàn (PC) với PM kế toán và hệ điều hành Windows bản quyền. Khi chuyển thói quen từ tính tay trên sổ sách sang tính toán trực tiếp trên máy tính, tất cả sổ sách đều được lưu trên máy, nhà thuốc Nhị Trưng đã tiết kiệm được nhiều thời gian khi tra cứu giá, tình hình xuất nhập hàng hay những số liệu được lưu trước đó khá lâu.
Hiện nay công việc kinh doanh dựa trên sự hỗ trợ của trang thiết bị và PM do chương trình hỗ trợ đã đi vào quỹ đạo, nhà thuốc bắt đầu thấy được sự tiện lợi của việc tin học hóa, rút ngắn dần thời gian làm và kiểm tra sổ sách. Là một doanh nghiệp nhỏ, hiện tại vẫn chỉ sử dụng những tính năng cơ bản nhất của PM MISA, nhà thuốc Nhị Trưng chưa gặp khó khăn gì trong ứng dụng CNTT.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0