Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/11/2007
New York Times mở mã nguồn

Tờ New York Times thích nguồn mở – quá nhiều tới mức là, khi nó dần chuyển nhiều hơn các hoạt động in ấn trực tuyến, nó đang nuôi dưỡng một đội phát triển Web mà đội này đã tung ra 2 trong số các dự án nguồn mở.

XSL Cache là một mở rộng của PHP mà tờ Times đang sử dụng để lưu giữ các stylesheets trên website của mình. DBSlayer là một công cụ mà đội này đã phát triển để vượt qua những hạn chế của LAMP (Linux, Apache, MySQL, PHP) mà chúng gây ra những qui trình nhân bản cơ sở dữ liệu làm ngập tràn các hạn chế kết nối cơ sở dữ liệu.

Các kiến trúc sư phần mềm lâu năm của New York Times là Jacob Harris và Derek Gottfrid nói họ đã nhận được sự đón nhận pha trộn từ cộng đồng, vì một vài người không thể hiểu vì sao một công ty truyền thông in ấn lại có thể nhảy những bước chân đầu tiên vào triết lý của nguồn mở. Nhưng việc sử dụng phần mềm nguồn mở không còn là mới với Times nữa, Gottfrid nói. “Tôi đã ở đây cho tới nay một số năm, và nguồn mở luôn đóng một phần trong toàn bộ những công việc chúng tôi làm”.

Gần đây, đội này đã trưởng thành, theo Gottfrid, theo đó thì những ứng dụng tuỳ biến, được phát triển bên trong hãng đang được “dịch chuyển từ một tình thế sở hữu độc quyền. Khi chúng tôi đang xây dựng và thay thế hạ tầng đã có trước đây, có một số thiếu sót, nên chúng tôi đã viết thêm mã nguồn. Và một vài những thứ như vậy là nguồn mở. Đây là nỗ lực nhỏ bé và khiêm tốn”.

Gottfrid nói rằng việc quản lý bên trên được hỗ trợ. “Nguồn mở phát triển rất nhiều về nhận thức con người về nó, và những nhà quản lý của chúng tôi cũng trưởng thành trong môi trường đó. 5 hoặc 10 năm trước chúng tôi không thể có được sự đón nhận này”.

Để hỗ trợ những nỗ lực cộng đồng của họ, Harris và Gottfrid đã tung ra một blog ở open.nytimes.com nơi mà họ và các thành viên khác của đội phát triển chia sẻ những ý tưởng của họ về mã nguồn, các công cụ, site của New York Times, và đôi khi cả những bài nhỏ tiêu khiển mà họ viết. Harris, người gia nhập Times chỉ khoảng một năm trước, có ảnh hưởng lớn trong việc tung ra các dự án nguồn mở này. “Chúng tôi có nhiều dữ liệu nội bộ mà chúng tôi có thể chia sẻ một cách đáng kể”, anh nói, “và chúng tôi có những ứng dụng mà chúng tôi quan tâm trong việc bộc lộ ra”.

Harris nói anh đã nhận được một vài ý kiến phản hồi từ các thành viên của cộng đồng nguồn mở. “Chúng tôi đã tới OSCON, và một vài người đã rất hứng khởi rằng chúng tôi đã ở đó, và một vài người đã rất thích thú, các anh làm cái quỷ gì ở đây vậy. Nhiều người cảm thấy chúng tôi là rất không hợp, và rằng họ biết những gì mô hình kinh doanh của chúng tôi phải là. Khi bạn nói với những người chuyên nghiệp, họ nói 'hãy dừng việc in ấn báo chí', nhưng điều đó có thể làm chúng tôi phá sản sau một đêm”.

Gottfrid nói họ không cho đó là thứ cá nhân. “Chúng tôi tất cả đều tham gia trong cộng đồng từ lâu. Chúng tôi muốn chỉ ra cách để có một sự tham gia có ý nghĩa với cộng đồng, cố gắng giải thích một vài vấn đề của chúng tôi sao cho chúng không không chỉ nghĩ như một khối đá nguyên khối. Chúng tôi muốn có một cuộc thảo luận với cộng đồng mà chúng tôi tham gia. Vì thế chúng tôi chỉ ra cách đúng đắn để đi được xa hơn; chúng tôi cố gắng tìm kiếm sự đồng cảm và cam kết một vài phản hồi”.

Gottfrid nói hầu hết các ý kiến đóng góp thường xuyên mà anh ta nghe thấy về sự đột nhập của New York Times vào sự phát triển Web nguồn mở là “'Đó là điều ngạc nhiên'. Họ nói chung nghĩ về chúng tôi chỉ như một nhà làm báo, nên họ không hiểu vì sao chúng tôi có thể làm như vậy. Liệu có một góc bí mật nào chăng? Nhưng ngay khi họ đọc một vài bài viết trên mạng, họ bắt đầu phân tích nó và hiểu. Bây giờ có nhiều người quan tâm về điều này”.

Sản phẩm đầu tiên của Gottfrid là DBSlayer. “Đây là một công cụ kết nối cơ sở dữ liệu nhỏ bằng cách kéo mà chúng tôi sử dụng nội bộ. Chúng tôi luôn nói, 'Chúng ta phải mở mã nguồn cái này'. Và nó đã có được sự trả lời tích cực từ lãnh đạo của chúng tôi – họ nói, 'Hãy tiến lên, hãy xem các anh có thể mang nó đi tới đâu được'. Nó không bắt thế giới bị bão, nhưng nó là thứ gì đó thích hợp. đó là một chương trình mới, nên chúng tôi đã không phát triển nó toàn phần và nó vẫn còn ở những giai đoạn ban đầu. Nhưng mọi người đã đưa lên các bản vá và chúng tôi nhận được các ý kiến bình luận tốt. đó là một sự trả lời rất tích cực. Nếu chúng tôi muốn mở mã nguồn những thứ khác trong tương lai, nó sẽ dễ dàng hơn nhiều vì chúng tôi đã thiết lập được thứ chúng tôi có thể”.

Harris nói một trong những thứ họ đã nói về việc nên làm trong tương lai là “mở một số nội dung của chúng tôi ở dạng widgets hoặc giao diện lập trình ứng dụng API, và xem những gì công chúng chung có thể làm được với nó”.

Gottfrid gợi ý trong mục tiêu cuối cùng của New York Times là chuyển động về hướng nguồn mở. “Điều mấu chốt đi ngược lại về đầu đề của blog: Mở. Chúng tôi đã mong muốn có một cuộc hội thoại mở vì chúng tôi đánh giá cao cuộc hội thoại như vậy với cộng đồng phát triển. Chúng tôi muốn trở thành một phần của điều đó, và có một chỗ bên chiếc bàn và lắng nghe và đưa ra những ý kiến phản hồi và có được sự tôn trọng đó. Khi chúng tôi mở nhiều hơn, nó sẽ cho chúng tôi những khán thính giả được xây dựng sẵn mà chúng tôi có thể gieo trồng những thứ đó và một số lượng người mà chúng tôi sẵn sàng có một quan hệ tốt với họ”.

Gottfrid nói có những thứ mà bạn có thể làm cho nó dễ dàng hơn để nhảy vào trong cộng đồng nguồn mở – giữa họ. “Hãy khiêm tốn”. Anh ta nói họ không cố hành động như họ đã biết nơi nào là chỗ của mình. “Chúngd tôi không bao giờ trình bày giải pháp của chúng tôi như một giải pháp cuối cùng cho tất cả mọi vấn đề. Nó làm tốt cho chúng tôi, và hy vọng ai đó nữa có thể làm cho nó làm việc tốt cho họ”. Và đừng quên hãy bền gan. “Chỉ vì bạn đưa ra vài thứ gì đó hôm nay không có nghĩa là mọi người sẽ vồ vập lấy vào ngày hôm sau và tải nó về và khẩn cầu bạn và ôm lấy bạn”.

Harris và Gottfrid nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tin tưởng vào những nhà lập trình phát triển của bạn. “Đây [chuyển theo hướng nguồn mở] không là một sự bắt buộc của hãng”, Gottfrid nói. “Hoàn toàn không có các phó chủ tịch tham gia trong việc này. Chỉ có Jake và tôi làm trò khỉ và nói 'Điều này hay ho chứ?' Thực tế là họ cho chúng tôi quyền nói về việc New York Times giao phó cho những người không phải là lâu năm có tiếng nói với bên ngoài và đại diện cho công ty. Có nhận thức ngày một gia tăng rằng những nhà lập trình phát triển đóng một vai trò lớn trong cách mà phương tiện thông tin đang can dự vào”.

Harris đồng tình. “Chúng tôi không còn chỉ là một công ty in ấn, chúng tôi là một công ty công nghệ. Chúng tôi cần biểu thị bản thân chúng tôi trong vấn đề công nghệ. Cách tốt nhất để làm điều đó là hãy cho những nhà lập trình phát triển có tiếng nói”.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0