Thứ tư, 17/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/11/2007
Sẽ là cường quốc nhân lực CNTT?

Việt Nam (VN) có nhiều cơ hội tham gia sản xuất ô tô, máy bay, điện thoại di động cùng các tập đoàn lớn. Muốn thế, cần có đột phá về đào tạo nhân lực CNTT.

Hãy nhìn Trung Quốc, Ấn Độ

Gần đây nhiều tập đoàn CNTT – truyền thông lớn như Samsung (Hàn Quốc), Foxconn, Compal (Đài Loan), Fujitsu (Nhật), IBM (Mỹ)... liên tục “đổ bộ” vào VN với những dự án lớn về chế tạo, sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị.

Đi kèm với phần cứng do các tập đoàn nói trên sản xuất, cần một lượng phần mềm (PM) lớn để vận hành, điều khiển (gọi chung là PM nhúng). Theo ông Trương Gia Bình, tổng giám đốc tập đoàn FPT, nếu các tập đoàn đó dành việc làm PM nhúng cho chúng ta, thì VN cần vài chục nghìn kỹ sư PM. Ông Bình cho biết có đến 60% sản xuất của Boeing là PM. Từ thực tế đó, ông Bình cho rằng cơ hội VN tham gia sản xuất máy bay, ô tô, điện thoại di động là rất lớn. FPT đã có 2 năm làm PM nhúng và thấy VN rất hợp với công việc này. Vấn đề còn lại là phải đào tạo được nhân lực.

Những tấm gương như Trung Quốc trong 3 năm đào tạo được 500 nghìn kỹ sư, Ấn Độ từ năm 1999 - 2005 đào tạo 1 triệu kỹ sư. Ông Bình cũng cho rằng, so với các nước khác, VN có lợi thế trong việc đào tạo nhân lực CNTT cho thế giới, vì VN có dân số đông và trẻ, tính sẵn sàng cao. Do đó, nên đặt mục tiêu đến năm 2015 đạt 1 triệu kỹ sư và VN sẽ trở thành cường quốc về nhân lực CNTT.

Muốn đạt được điều đó, theo ông Bình, cần dựa vào sức mạnh xã hội. Từ nay đến năm 2015, muốn có 1 triệu kỹ sư, cần thêm tối thiểu 10 trường như đại học (ĐH) FPT, tối đa 20 trường. Cơ quan quản lý ngành giáo dục nên phát triển các trường mới theo hướng xã hội hóa. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GDĐT) và bộ Thông Tin Truyền Thông (TTTT) có thể đào tạo thầy. Ngoài ra, vai trò của Nhà Nước là hỗ trợ về mặt kinh phí để kích thích việc triển khai thành công, chẳng hạn cho sinh viên vay tiền học (nếu có mất mát cũng không nhiều, nhưng hiệu quả kích thích rất cao).

Tại buổi làm việc với Phó Thủ Tướng (TT) Nguyễn Thiện Nhân ngày 12/10/2007, bộ trưởng bộ TTTT Lê Doãn Hợp cho biết bộ sẽ tăng cường đào tạo cả số lượng và chất lượng, lấy chất lượng làm trọng tâm (đào tạo mũi nhọn và công nhân kỹ thuật cao). Muốn làm được việc đó, Nhà Nước cần có ngân sách đầu tư kích cầu và tích cực xã hội hóa việc đào tạo. Ông Hợp khẳng định đào tạo nhân lực là nhiệm vụ số một trong 6 nhiệm vụ lớn của Bộ TTTT.

Hồn của quy hoạch nhân lực

Hiện nay bộ TTTT đã soạn xong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Đam, thứ trưởng bộ TTTT, để triển khai thuận lợi cần có chỉ thị của Thủ Tướng kèm theo, trong đó nêu rõ có thể mở thêm bao nhiêu trường ngoài hệ thống công lập. Tinh thần là nên mở thật rộng, kể cả cho các trung tâm của hội Tin Học VN được tham gia. Đồng thời, cần có chuẩn kiến thức CNTT do bộ GDĐT, bộ TTTT và bộ KHCN xây dựng. Khi có chuẩn rồi thì mở các trung tâm kiểm định chuẩn. Các đơn vị đào tạo muốn làm cách nào cũng được, nhưng khi sinh viên học xong, phải đến kiểm chuẩn, nếu đạt mới đóng dấu vào văn bằng.

Sẽ “tháo van” đào tạo

Phó TT Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định thời cơ để CNTT phát triển vượt bậc là có và bộ TTTT phải chịu 50% trách nhiệm về vấn đề nhân lực CNTT. Phần còn lại thuộc về bộ GDĐT, cơ quan có trách nhiệm chung về nhân lực và đào tạo.

   

ĐH FPT hiện có hơn 600 sinh viên, đến cuối năm nay sẽ đạt con số 1.000. FPT phấn đấu đến năm 2015 đào tạo được 60.000 sinh viên, trở thành ĐH về CNTT lớn nhất thế giới.
Ông Nguyễn Khắc Thành, phó hiệu trưởng ĐH FPT

 

Theo Phó TT, việc đào tạo phải bám sát nhu cầu của DN, của xã hội. Đặc biệt, cần sớm chọn chuẩn quốc tế và điều chỉnh cho phù hợp với VN chứ không nên tự soạn chuẩn. Về cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục, có thể gồm các thành phần nhà nước, tư nhân, nếu cần thì có cả yếu tố nước ngoài.

Đối với các đối tác nước ngoài muốn tham gia đào tạo, Phó TT chỉ đạo nên chọn những nhà đầu tư lớn, yêu cầu họ cung cấp nhân lực, mô tả trình độ, nếu đạt thì sẵn sàng ký hợp đồng.

Phó TT cũng ủng hộ đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nhân lực, thu hút DN tham gia vào quy trình đào tạo, khuyến khích các DN CNTT lớn. Những DN như FPT muốn làm gì cứ đề xuất, miễn là phải bảo đảm chất lượng.

 

Tại sao nói đến nhân lực CNTT là cứ nghĩ đến bậc ĐH? Thực ra CNTT VN không cần nhiều nhân lực ở bậc ĐH mà cần nhân lực cao hơn ĐH (những người có ý tưởng sáng tạo) và mức ở dưới ĐH (những người thợ tốt). Để đủ trình độ làm cho các công ty thì chỉ cần mức thợ, không cần đến mức ĐH. Đào tạo nhân lực CNTT VN do đó nên đi theo 2 hướng nói trên.
Ông Vũ Đức Đam, thứ trưởng bộ TTTT

 

 
         

 

Trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, quốc tế có tỉ lệ “vàng” là ĐH: 1, trung cấp: 4, dạy nghề: 10 (đào tạo 1 người ở bậc ĐH thì cùng lúc phải đào tạo 4 học viên trung cấp, 10 người khác được dạy nghề). Ở Việt Nam tỉ lệ này hoàn toàn khác: ĐH: 1, trung cấp: 0.98, dạy nghề:3,3. Từ đó mới dẫn đến thực tế “thầy” nhiều hơn “thợ”. Tôi nghĩ chiến lược đào tạo của ta thời gian tới cần điều chỉnh lại tỉ lệ này.
PGS. TS. Nguyễn Quốc Tế, ĐH Kinh Tế TP.HCM

 

 

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0