Thứ tư, 17/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/11/2007
Đào tạo nhân lực CNTT: Sẽ theo hướng xã hội hoá, thị trường hoá

Cty NCS gia công phần mềm cho Nhật Bản.

Thế giới đang thiếu nghiêm trọng nhân lực CNTT; VN đang có tiềm năng con người dồi dào. Khâu then chốt là làm thế nào để biến thế mạnh tiềm năng này thành nguồn nhân lực CNTT. Theo ông Phạm Tấn Công, Tổng Thư ký Hiệp hội DN phần mềm (PM) VN thì việc đào tạo cần được đẩy mạnh theo hướng đột phá. Muốn vậy thì phải xã hội và thị trường hoá đào tạo.

VN và thế giới cùng khát nhân lực
Theo ông Phạm Tấn Công, VN đã khẳng định sức mạnh to lớn về nguồn nhân lực. Cụ thể VN đã có 720 DN với trên 25 vạn lập trình viên. Trong năm 2007, IBM đã đến VN với kế hoạch "bành trướng" đào tạo 1.000 kỹ sư và trong năm 2008 có thêm 1.000 kỹ sư nữa. Bên cạnh đó FPT cũng đã triển khai mở trường đại học đào tạo CNTT theo các đơn hàng của Microsoft, các DN Nhật Bản, Australia với yêu cầu đáp ứng 3.000 kỹ sư PM. Theo các chuyên gia, đây là điều đáng mừng, song cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn cung nhân lực CNTT.

Nhìn ra thế giới, Mỹ đang mất dần vị thế thống trị ngành công nghiệp PM thế giới khi mà Âận Độ, Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào. Với số sinh viên tốt nghiệp CNTT cao gấp 10 lần ở Mỹ, hai quốc gia này đã nắm giữ thị trường quan trọng về nhân lực CNTT toàn cầu; qua đó có sự tăng trưởng và doanh thu mạnh mẽ. Nhật Bản cũng có mối lo ngại tương tự khi đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực CNTT; trong đó riêng lĩnh vực PM nhúng đang khát hơn 70.000 kỹ sư. Tổng cộng, thế giới đang thiếu 1,5 triệu nhân lực PM.

Từ mối tương quan này, theo các chuyên gia VN cũng như thế giới thì VN đã trở thành đầu mối hết sức quan trọng và tiềm năng của nền CNTT thế giới. Thậm chí nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... đã ngỏ lời với VN về việc đào tạo và cung cấp nhân lực CNTT cho những thị trường này.

Đột phá hướng nào?
Đi đầu trong sự đột phá này chính là FPT khi DN này thành lập trường đại học để đào tạo nhân lực. Nhưng một mình FPT chưa đủ, theo các chuyên gia VN, Nhật Bản và Hàn Quốc thì VN cần có nhiều hơn nữa mô hình đào tạo nhân lực CNTT theo hướng xã hội hóa, quốc tế hóa và thị trường hóa. Ngay đầu tháng 11.2007, Tổ chức Xúc tiến phát triển công nghiệp PM Hàn Quốc đã đến VN và tìm kiếm sự hợp tác với các DN trong lĩnh vực này.

Tiến xa hơn, Đại sứ quán Nhật Bản, Tổ chức Jetro, Bộ Thông tin & Truyền thông cùng với Vinasa đã tổ chức các cầu nối quan hệ 2 nước về vấn đề chính sách và đào tạo nhân lực. Theo các chuyên gia Nhật Bản, Chính phủ cần có đột phá trong chính sách và tăng cường công tác đào tạo chuẩn thế giới. Để có được điều này, sự tham gia của xã hội, quốc tế là rất quan trọng. Hiện Jetro đang cùng với Vinasa hợp tác xây dựng chuẩn này nhằm tham chiếu và cung cấp nhân lực chất lượng cho thị trường.

Còn theo ông Công, việc xã hội hóa, quốc tế hóa dịch vụ đào tạo CNTT còn thỏa mãn yêu cầu liên thông quốc gia và quốc tế. Hiện nay, VN đang xúc tiến thành lập đại học TMA và Vinasa. Ireland cũng đặt vấn đề đầu tư thành lập một mô hình đào tạo quốc tế tại VN. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn cũng đang tìm kiếm đối tác cho hoạt động này. Ông Công cho biết, hiện Vinasa đang xây dựng phương án trình Chính phủ về những cơ chế này. Tinh thần chung sự đột phá là cần coi đào tạo CNTT là một loại hình dịch vụ có lợi nhuận. Sự đột phá này sẽ giúp VN có bước tiến dài hơn trong đào tạo nhân lực; đồng thời huy động được sức mạnh xã hội và quốc tế cho công tác này. Đặc biệt, VN sẽ không thua thiệt trong việc đầu tư đào tạo rồi bị DN nước ngoài lấy mất người. Ông Công cũng như các chuyên gia nhận định: Có được sự đột phá này, VN sẽ trở thành cường quốc CNTT; cường quốc nhân lực CNTT trong 10 năm tới.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0