Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/11/2007
VN tự tin trước đối thủ quốc tế tại ACM/ICPC 2007

10 đội tuyển thuộc Nhật, Trung Quốc, Hong Kong… không làm sinh viên trong nước e dè. Thừa nhận cảm giác nôn nao, nhiều tuyển thủ VN vẫn khẳng định đã sẵn sàng trước cuộc đấu trí hứa hẹn nhiều kịch tính của vòng loại châu Á giải lập trình toàn cầu.

Chiều 9/11, trước giờ khai mạc cuộc thi lập trình quốc tế và Olympic tin học sinh viên, trời bỗng đổ mưa to. Nhưng hội trường hai tầng Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã chật kín bởi sự có mặt đầy đủ của hơn 1.000 sinh viên trong và ngoài nước. Trường có đông sinh viên tham gia nhất là Đại học Công nghệ Hà Nội kéo tới 7 đội để "thượng đài so găng" trong khi Đại học Bách Khoa TP HCM có 4. Còn Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM dàn quân với đội hình 6 nhóm, trong đó có KAMAR suýt giành suất vào vòng chung kết thế giới 2006.

Lê Đôn Khuê, sinh viên Đại học Công nghệ Hà Nội, không giấu nổi vẻ hào hứng chia sẻ: "Tôi biết là các đội quốc tế đến đây rất mạnh. Nhưng chúng tôi đã có kinh nghiệm từ năm ngoái. Vấn đề mấu chốt là chiến thuật. Tôi tin là đội của mình sẽ giành được chiếc vé để đến vòng chung kết thế giới".

Huấn luyện viên Lâm Xuân Nhật, người có nhiều kinh nghiệm dẫn dắt sinh viên tham gia các kỳ Olympic tin học và ACM/ICPC, tiết lộ trước cuộc thi này, 15 đấu thủ của Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM đã được trải nghiệm khoảng 25 bài thi thử thực hiện theo quy trình như thật. "Các em hoàn toàn tự tin đón đợi thử thách. Kỹ năng của từng cá nhân đã được rèn rất kỹ chỉ có điều khi bước vào cuộc đấu là phải biết phối kết hợp thật nhịp nhàng. Chúng tôi không ngại các đội mạnh của Hàn Quốc hay Trung Quốc", ông Nhật bày tỏ.

Derek Hao Hu, một thành viên của nhóm ClearWaterBay đến từ Đại học Khoa học và công nghệ Hong Kong, cũng nhận định: "Năm ngoái, một đội của VN đã đứng thứ nhì. Tôi cho rằng năm nay họ có thể sẽ làm tốt hơn. Tất nhiên, đội của tôi cũng rất khá và tôi hy vọng may mắn sẽ mỉm cười với nhóm của mình".

Cuộc so tài của vòng loại châu Á ACM/ICPC sẽ bắt đầu vào sáng 11/11 và kéo dài trong 5 tiếng tại Trung tâm giáo dục thể chất Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Kết quả được truyền trực tuyến qua hệ thống nộp/chấm tự động PC^2 chuẩn ACM. Tại mỗi điểm thi khu vực như vậy sẽ chọn 3 đội có thứ hạng cao nhất để vào chung kết toàn cầu tổ chức tại Alberta (Canada) từ ngày 6 đến 10/4/2008.

Năm nay, cuộc thi ACM được tổ chức tại VN lần thứ hai, kết nối cùng chương trình Olympic Tin học (OLP) sinh viên. Điểm mới của OLP 2007 là tuân theo chuẩn lập trình quốc tế, dùng các công cụ C/C++. Các khối không chuyên và cao đẳng sẽ thi thêm kỹ năng trên bảng tính điện tử.

Chú thích ảnh to trong bài: Các sinh viên chuẩn bị bước vào thử thách đầu tiên: thi trắc nghiệm tiếng Anh tin học ngay sau lễ khai mạc.
Sinh viên chuẩn bị bước vào thử thách đầu tiên: thi trắc nghiệm tiếng Anh tin học ngay sau lễ khai mạc. Ảnh: Nguyễn Hằng.

Ban tổ chức nhận định việc dành siêu cup sẽ là một thử thách khó dành cho thí sinh đã đoạt giải Olympic những năm trước hay từng có danh hiệu cao trong các kỳ thi tin học quốc gia, quốc tế. Cũng ở khối này, chỉ có duy nhất một đại diện nữ là Bùi Thị Thu Phương, sinh viên năm thứ nhất Đại học Ngoại thương TP HCM.

Ngay sau lễ khai mạc, các thí sinh của OLP Tin học đã bước vào màn đấu trí đầu tiên là thi trắc nghiệm tiếng Anh tin học. Các khối chuyên, không chuyên, cao đẳng và siêu cup sẽ thể hiện mình trong cả ngày 10/11.

Các trường đại học trên toàn thế giới đăng ký trực tuyến dự thi ACM/ICPC tại địa chỉ http://icpc.baylor.edu/icpc. Mỗi trường có thể có nhiều đội, mỗi đội gồm 3 sinh viên và 1 huấn luyện viên. Căn cứ vào thành tích tại các điểm thi châu lục, các đội đứng hàng đầu sẽ được chọn vào vòng chung kết (World Finals), mỗi năm được tổ chức tại một nước. Và một đại học chỉ được một đại diện duy nhất vào vòng cuối này.

Các đội tuyển quốc tế đến Việt Nam đều được đánh giá là rất mạnh như The University of Tokyo (Nhật Bản) có một đội xếp thứ 26 chung kết toàn cầu năm 2006. Hàn Quốc tham dự với 2 đội là: Seoul National University, xếp thứ 14 chung kết toàn cầu 2006 và Korea Advanced Institute of Science and Technology xếp thứ 44 chung kết toàn cầu năm 2006. Taiwan University (Đài Loan) có hai đội. Hong Kong University Science and Technology có một đội. Hai đội danh tiếng đến từ Trung Quốc là Zhongshan University, xếp thứ hai vòng loạI ACM Hà Nội năm ngoái, và Tianjin University.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0