Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/11/2007
Hàng điện tử giảm giá mạnh

Một năm sau khi Việt Nam (VN) gia nhập WTO (7/11/2006), thị trường hàng điện tử, kỹ thuật số, thiết bị đầu cuối viễn thông có nhiều biến động, trong đó giảm giá, cạnh tranh… được coi là xu hướng chủ đạo.

Người tiêu dùng, khách hàng hưởng lợi về giá, trong khi doanh nghiệp phải chống chọi với “bão” WTO…

Người tiêu dùng được mua hàng đúng giá

Sau khi VN gia nhập WTO, thị trường hàng điện tử, KTS, thiết bị đầu cuối viễn thông có nhiều biến động. Biến động dễ thấy nhất trên thị trường là xu hướng giảm giá các mặt hàng. Theo tính toán của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử VN, các mặt hàng điện tử, điện lạnh, KTS giảm giá từ 15-20%, thậm chí có nhiều mặt hàng hạ đến 50%.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp điện tử VN, TS. Trần Quang Hùng, việc giảm giá là điều tất yếu bởi thuế nhập khẩu các linh kiện điện tử, các mặt hàng nguyên chiếc giảm theo cam kết khi VN vào WTO. Yếu tố khác khiến giá giảm là là cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng trở nên hết sức quyết liệt. Các hãng đòi hỏi phải không ngừng đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà phân phối, các cửa hàng cũng muốn giữ khách hàng, kéo thêm các khách hàng mới thì tiếp tục phải chấp nhận bớt lãi, bán hàng gần với giá sản xuất hơn. Giảm mạnh nhất là mặt hàng KTS, hàng công nghệ cao… “Nhiều mặt hàng như TV LCD, hàng điện máy, điện lạnh, ĐTDĐ, hàng KTS, PC, Laptop… đều giảm mạnh. Cá biệt nhất là mặt hàng TV LCD có nhiều chiếc đã giảm hơn 50% so với năm trước. Tôi nhớ, cách đây vài năm, khách hàng phải mua TV LCD với giá 3.000 USD. Bây giờ, sản phẩm đó giá chưa đến 1.000 USD....” – ông Hùng cho biết. 

Một trong những biến động khác bắt buộc các nhà sản xuất cũng như phân phối phải hạ giá để tăng năng lực cạnh tranh cho chính mình là theo lộ trình VN gia nhập WTO. Bắt đầu từ 1/1/2008, VN cho phép các nhà đầu tư nước ngoài lập liên doanh không khống chế tỷ lệ vốn góp (trước đây khống chế 51-49%, hay 70-30%). Từ 1/1/2009, các nhà đầu tư nước ngoài được phép bán buôn và từ 1/1/2010 được phép bán lẻ. Trước những cám kết đó, các “đại gia” phân phối của nước ngoài bắt đầu có những bước dọn đường để vào thị trường VN. Vì vậy, các nhà bán lẻ trong nước phải tiếp tục hạ giá nhằm đẩy hàng tồn kho đi, nhập hàng mới về.

Doanh thu cao nhưng “bánh” sẽ ít phần?

Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử VN, trong nhiều năm qua, doanh thu mặt hàng này thường tăng trưởng ở mức hai con số. Đánh giá này cũng trùng với nhận định của Công ty nghiên cứu thị trường GFK. Theo GFK, thị trường bán lẻ mặt hàng điện tử, KTS, điện máy, điện lạnh… năm nay đạt gần 4 tỷ USD. Con số này  năm ngoái chỉ đạt khoảng 2,2 tỷ USD. “Nhờ giảm giá mà sức mua của người dân tăng lên rất mạnh. Trong lĩnh vực viễn thông, sự ra đời của hàng loạt cửa hàng phân phối ĐTDĐ với các loại máy giá dưới 1 triệu đồng bán ra ào ạt. Thiết bị đầu cuối viễn thông, Internet ADSL, PC, Laptop đều bán rất chạy. Đó là yếu tố bùng nổ của thị trường khi VN tham gia và hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế…” - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp điện tử VN Bùi Quang Độ cho biết.

Tuy nhiên, “chiếc bánh” thị phần kể cả sản xuất lẫn bán lẻ sẽ không chia đều mà rơi vào một số đại gia, trong đó, doanh nghiệp nào cạnh tranh tốt mới “trụ” lại được. Vừa qua, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử VN đã thực hiện cuộc khảo sát đối với 9 doanh nghiệp nhà nước và hơn 40 công ty cổ phần, 20 công ty trách nhiệm hữu hạn và 38 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử. Một nghịch lý là doanh thu của các doanh nghiệp VN lớn hơn nhiều so với vốn pháp định. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp trong ngành nhảy sang kinh doanh nhà đất. Ông Bùi Quang Độ cho biết thêm: “Thị trường cạnh tranh càng ác liệt thì quy luật đào thải càng lớn. Một số doanh nghiệp chạy sang các lĩnh vực khác là điều tất yếu. Nếu VN không có những bước chuyển đổi, sẽ rất khó cạnh tranh được với nước ngoài…”.

Để tăng sức cạnh tranh,  giữ thị phần, thị trường điện tử trong nước, ngày 12/10 vừa qua, tại TP.HCM Hiệp hội doanh nghiệp điện tử VN thành lập CLB sản xuất máy tính, quy tụ 7 “đại gia” trong làng máy tính VN. Dự kiến thời gian tới là CLB nhà sản xuất điện lạnh, CLB các nhà phân phối hàng điện tử… Tuy nhiên, thị trường, thị phần tiếp tục có những diễn biến mới rất khó lường, nếu không có chính sách phù hợp, thị trường, thị phần trong nước sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài nắm gọn.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0