Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/11/2007
Vẫn xa lạ với thanh toán trực tuyến qua ATM

Sử dụng thẻ ATM để thanh toán khi mua hàng trực tuyến, hay mua hàng tại các cửa hàng, siêu thị, vẫn còn xa lạ với người dùng, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu.

Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công thương, tính đến thời điểm này, cả nước có khoảng 5 triệu thẻ và tài khoản cá nhân, trong đó có hơn 4 triệu thẻ ATM và 300.000 thẻ Visa, Master Card, giao dịch tại 2.500 máy ATM và 15.000 POS. Chuyên viên của Vụ thương mại điện tử cho chúng tôi biết, hiện người sử dụng thẻ ATM hoặc tài khoản chủ yếu dùng để gửi tiền và rút lương hằng tháng. Còn việc giao dịch thanh toán thông qua thẻ hoặc tài khoản chủ yếu diễn ra dưới hình thức B2B (business to business), các hình thức B2C (business to customer) hoặc C2C (customer to customer) chưa phổ biến.

Theo phân tích của Vụ Thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến tại Việt Nam có rất nhiều lợi thế. Số thuê bao Internet ở Việt Nam hiện đã vượt qua con số 13 triệu, trong đó, độ tuổi từ 20-34 chiếm đến 52%. Trong nước hiện có 87 website hoạt động theo hình thức C2C, như 1001 shoppings.com, chodientu.vn, aha.com.vn, vietco.com, sieuthihangchatluong.com… Đây là những thông số hấp dẫn, tạo nền tảng cho thương mại điện tử phát triển, trong đó có thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, khó khăn nhất là các website bán hàng trong nước chỉ chấp nhận các loại thẻ thanh toán quốc tế như visa, Master, American Experss. Các loại thẻ nội địa như ATM (connect 24) lại không có trong phương thức thanh toán này.

Việc thanh toán trực tuyến rất đơn giản, các loại tiền chi tiêu cố định hằng tháng như tiền điện, nước… có thể thực hiện một cách dễ dàng. Nhưng các công ty cung cấp dịch vụ này lại không mấy chú trọng. Tại Hà Nội, tiền điện, nước của các hộ sinh hoạt vẫn phải thanh toán trực tiếp bằng hoá đơn cho nhân viên đến thu phí tại nhà.

Nhân viên kỹ thuật của Công ty đầu tư và phát triển phần mềm mạng Việt Nam (Netsoft) cho chúng tôi biết, muốn sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến, khách hàng chỉ cần có tài khoản chấp nhận thanh toán thẻ tại một ngân hàng gọi là Merchant Account. Với chủ nhận thanh toán, chỉ cần có một cổng chấp nhận thanh toán gọi là Payment Gateway. Khi mở cổng thanh toán và chấp nhận thanh toán, thông qua thẻ thanh toán trực tuyến là có thể sử dụng được thanh toán trực tuyến.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng giám đốc Công ty PayNet cho biết: Ngày 7/8/2007 vừa qua, PayNet khai trương dịch vụ ePOS – giải pháp thanh toán trực tuyến cho một số dịch vụ. Hiện tại PayNet có 600 điểm thanh toán bằng POS đặt tại HN, TP.HCM, với số lượng mỗi ngày đạt trên 10.000 giao dịch. Giải pháp ePOS sẽ giúp PayNet tiếp tục mở rộng 5.000 điểm là các đại lý bưu điện, bệnh viện, trường học, chuỗi siêu thị, cửa hàng Internet, iCafe, game online… Hy vọng thời gian tới cùng với việc trả lương qua tài khoản thì hình thức thanh toán này sẽ phổ biến hơn”.

Giám đốc Trung tâm dịch vụ khách hàng, Bưu điện Hà Nội (BĐHN) Phan Đình Thắng cho chúng tôi biết, tháng 4/2006, BĐHN đã triển khai tiếp nhận thanh toán bằng thẻ ATM. BĐHN đã tiếp nhận thanh toán thẻ ATM của Vietcombank, Incombank cho dịch vụ điện thoại cố định, di động, Internet. Tổng số tiền thanh toán qua ATM của BĐHN khoảng hơn 57 triệu đồng/tháng. Số tiền này chỉ chiếm chưa đến 0,04% so với tổng doanh thu hàng tháng của BĐHN. Cũng theo ông Thắng, BĐHN rất muốn mở rộng hình thức thanh toán các loại phí trực tuyến, hay qua ATM, nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn do các ngân hàng chưa liên thông với nhau.

Với khách hàng sử dụng di động, họ cũng không mấy mặn mà với hình thức thanh toán này, “nhà mạng” cũng không chú trọng quảng bá, tiếp thị. Trong 4 mạng di động sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến là Viettel, S-Fone, Mobifone, Vinaphone, thì Viettel được coi là mạng triển khai có hiệu quả nhất. Theo anh Phùng Văn Cường, Phó Giám đốc Trung tâm tin học tính cước, Công ty Viễn thông Viettel thì hiện tại có 20% số lượng khách hàng thanh toán trực tuyến qua Pay199, 60% thanh toán qua thẻ trả trước, 20% thanh toán trực tiếp tại quầy giao dịch hay tại nhà. Anh Cường cho biết, khó khăn là việc quảng bá cho khách hàng biết tiện ích của hình thức thanh toán này.

Một khó khăn khác mà nhiều doanh nghiệp viễn thông gặp phải là hệ thống chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM có rất ít ngân hàng liên thông với nhau. Khi thanh toán bằng thẻ thì khách hàng phải đáp ứng được hai yếu tố: Thứ nhất, khách hàng sử dụng mạng di động có triển khai chấp nhận thanh toán qua ATM; Thứ hai, khách hàng có thẻ ATM mà ngân hàng phát hành thẻ phải có thoả thuận chấp nhận thanh toán với mạng di động khách hàng đang sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng, rất nhiều khách hàng đang sử dụng di động, có thẻ ATM nhưng không phải khách hàng nào cũng có thể thanh toán được bằng thẻ ATM của mình

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0