Trong một bài viết gần đây, Michael Gartenberg đã nói rằng Linux vẫn còn xa mới làm cho nó có trên máy tính để bàn. Như ai đó theo dõi quá trình phát triển của Linux kể từ 1991 và quá trình phát triển của nền công nghiệp công nghệ thông tin kể từ 1979, tôi muốn đưa ra một viễn cảnh về giải pháp thay thế.
Trong khi Microsoft hiện nay đang ngồi ở vị trí lãnh đạo về máy tính để bàn, nó đã có ở đó bằng việc làm lu mờ người giữ trọng trách về nền tảng cho máy tính cá nhân trước đó, và nếu cũng có bất kỳ khả năng nào có thể xảy ra, nó sẽ bị làm cho lu mờ đúng lúc.
Thực vậy, máy tính để bàn Linux hiện nay đang gia tăng, xét về số lượng của những người sử dụng chính thống. Nó đã được ước lượng bởi các bài viết về đặc tính này trên các tờ như New York Times, The Wall Street Journal và hàng trăm các tờ báo chính thống khác trên toàn cầu. Trong những năm vừa qua, Linux đã đạt được một giao diện mà đủ thân thiện đối với những người sử dụng máy tính cá nhân để bàn. Bây giờ nó cài đặt còn dễ dàng hơn Windows, và các ứng dụng của Linux cũng dễ dàng hơn trong việc giành được và duy trì hơn là các đối tác Windows của chúng. Một thiểu số đáng kể những người sử dụng ngày nay có khả năng chuyển tất cả các dữ liệu và tài liệu quan trọng của họ và nhờ Linux đáp ứng mọi yêu cầu ứng dụng để bàn hàng ngày của họ.
Nhưng nếu máy tính để bàn Linux là một đối thủ cạnh tranh thực sự, vì sao nó chưa đánh bẫy được một thị phần lớn trên thị trường? Ngắn gọn, tính ì. Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn là mẩu phần mềm khó khăn nhất cho việc chuyển đổi, vì trở ngại lớn nhất để thay đổi là phản ứng của người sử dụng, với 2 yếu tố tiếp sau là các giao diện lập trình ứng dụng và định dạng dữ liệu/tài liệu khoá trói. Linux phải vượt qua được tất cả 3 thứ này để làm được bất kỳ sự tiến hoá nào có thể nhìn thấy được.
Trong một thị trường tự do và mở đối với các máy tính cá nhân, không bị gây trở ngại bởi đấu trường của hàng đống những thứ bị ép buộc của Windows, chúng ta có thể thấy 10% người sử dụng lựa chọn Linux. Sự thâm nhập (thị trường) này, một khi đạt được, có thể cung cấp một bàn đạp cho sự đổ bộ của Linux để đạt được 30% thị trường mà nó là điểm biến tố được thừa nhận. Đây là quá đúng với những gì đã xảy ra với trình duyệt nguồn mở Firefox.
Firefox đã đẩy ngược lại sức ì của một đối thủ cạnh tranh được cố thủ, Internet Explorer, mà nó đã được cài sẵn lên hầu hết mọi máy tính cá nhanh được xuất xưởng, và sự khoá trói của các website chỉ dành cho IE. Một khi Firefox đã thiết lập được một đột phá khẩu, sự khoá trói đã bắt đầu suy giảm, nó làm suy giảm các chướng ngại đối với việc áp dụng Firefox. Một chu kỳ tuyệt vời đã bắt đầu mà nó nảy nở ra ngay cả việc áp dụng tiếp theo, nên Firefox bây giờ chiếm tới 28% thị phần ở châu Âu. Cùng với thời gian, Linux sẽ trải qua một mô hình tương tự về sự thâm nhập thị trường.
Gartenberg tranh luận rằng: “Đáng tiếc, mặc cho những bước dài chính trong những năm gần đây – đáng lưu ý nhất là phiên bản của Ubuntu – Linux vẫn chưa trụ vững được đối với hầu hết những người sử dụng đầu cuối hoặc các tổ chức”. Đây có thể là một tuyên bố xác đáng, nhưng hãy chỉ xem Linux có thể trụ vững được vì ai. Ai biết? Chúng ta có thể tự ngạc nhiên về việc khả năng thị trường lớn như thế nào sẵn sàng cho Linux ngày nay.
Có khoảng 1 tỷ máy tính cá nhân đang được sử dụng trên thế giới. Vì lý dó tranh luận, hãy nói có 90% phải sử dụng Microsoft Windows vì một lý do này nọ. Đó vẫn còn một thị trường khổng lồ cho máy tính để bàn Linux – hơn 100 triệu, trên thực tế. Để đưa mọi thứ vào trong viễn cảnh tương lai, tổng số máy tính cá nhân Windows có lẽ ít hơn 100 triệu chỉ 12 năm trước, và đó đã được xem là một thành công khổng lồ của dòng chính thống, đáng giá sự chú ý đều như nhau của các nhà cung cấp phần cứng cũng như phần mềm không phụ thuộc.
VÀ còn về đa số những ai tiếp tục sẽ sử dụng Windows? Có bao nhiêu người trong số họ cần sử dụng Windows cho tất cả các nhu cầu máy tính cá nhân của họ? Bao nhiêu trong số họ có thể vâng theo việc sử dụng Windows trong một hội nghị ảo hoá? Các phần cứng hiện đại có thể chắc chắn cho phép việc sử dụng như vậy. Có bao nhiêu trong số họ phải truy cập tới nhiều máy tính cá nhân ở nhà hoặc ở chỗ làm? Có bao nhiêu có thể phải vâng theo việc sử dụng Linux đối với hệ thống thứ 2 của họ, nếu họ hiểu rằng có những ưu điểm cụ thể nào đó trong những kịch bản nào đó?
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa