Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/10/2007
Thuế - Hải Quan: Đầu tàu đổi mới

Tại ICT Finance 2007, diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 20-21/9/2007, nổi bật là các kế hoạch xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuế và hải quan điện tử của Việt Nam.

Trong kế hoạch xây dựng chính phủ điện tử của ngành tài chính (TC), có 5 dịch vụ công được xác định cụ thể đến năm 2010 phải có, gồm các hệ thống: khai HQ điện tử, khai thuế điện tử, đăng ký tài sản công qua mạng, cấp mã số ngân sách qua mạng và diễn đàn trao đổi chế độ chính sách với bộ trưởng bộ TC.

Đầu tàu cải cách hành chính

So với các ngành khác, thuế và HQ có thể xem như đầu tàu trong việc ứng dụng CNTT giảm thiểu thủ tục hành chính và giấy tờ để chuyển dần sang nền hành chính điện tử. Ông Đặng Đức Mai, cục trưởng cục Tin Học và Thống Kê TC, bộ TC cho biết: hầu hết các quy trình của ngành TC đã ứng dụng phần mềm (PM) phục vụ quản lý điều hành. Ngành đã xây dựng kho cơ sở dữ liệu (CSDL) của 2,5 triệu đối tượng nộp thuế với trên 100 chỉ tiêu quản lý; kho CSDL của 77 đối tượng sử dụng ngân sách; kho CSDL thu chi ngân sách từ năm 1945 – 2003; kho CSDL công sản từ năm 1998 đến nay; CSDL văn bản pháp quy của trên 17.000 văn bản. Từ nền tảng này, ngành TC đã có hệ thống khai HQ điện tử, hệ thống tự khai nộp thuế, hệ thống kiosk thông tin kho bạc nhà nước.

Đến tháng 8/2007, có 215 doanh nghiệp tham gia hệ thống HQ điện tử. Riêng 8 tháng đầu năm 2007, hệ thống đã xử lý được hơn 22.000 tờ khai (trung bình 118 tờ khai/ngày), nhiều hơn so với cả năm 2006 (21.000 tờ khai). Trung bình thời gian thông quan là 5-10 phút (luồng Xanh), 20-30 phút (luồng Vàng).

Vẫn còn hơn nửa chặng đường

Tuy nhiên, cũng theo ông Mai thì những kết quả trên so với kế hoạch của ngành TC mới dừng ở mức độ 30-40%. Những năm tới ngành sẽ cần đẩy nhanh và mạnh hơn nữa để có được một hệ thống hiện đại đáp ứng yêu cầu cải cách và hội nhập.

Đơn cử như với ngành thuế. Mặc dù đã có hệ thống kê khai và nộp thuế hiện đại thống nhất ở 64 cục thuế và gần 700 chi cục, nhưng vẫn còn một số tồn tại: mới tự động hóa được một số khâu trong quản lý, chưa tích hợp thông tin giữa các chức năng nghiệp vụ trong hệ thống, chưa chuẩn hóa hạch toán số thuế phải nộp/đã nộp giữa cơ quan và người nộp, khó nâng cấp...

Để giải quyết tồn tại trên, ngành thuế dự kiến sẽ đầu tư 88 triệu USD triển khai dự án quản lý thuế tích hợp (ITAIS), giai đoạn 2008-2012. Mục tiêu của ITAIS là xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, có khả năng quản lý tập trung, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ mới. Hệ thống này cần phải đáp ứng yêu cầu chia sẻ thông tin giữa các cấp và kết nối với bên ngoài như: người nộp thuế, tổng cục Thống Kê, bộ TC, kho bạc, HQ, ngân hàng, cảnh sát/tòa án/UBND, bộ/sở Kế Hoạch Đầu Tư..., tạo điều kiện theo dõi thanh tra thuế. Ngành thuế cũng hướng tới việc xây dựng hệ thống e-Tax service để hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Định hướng của hệ thống là cho phép doanh nghiệp, cá nhân xem hồ sơ thuế qua mạng Internet, tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử..., tiến tới tích hợp hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử để cung cấp một cách cơ bản hệ thống thuế điện tử.

Với ngành HQ, ông Đặng Hạnh Thu, phó tổng cục trưởng tổng cục HQ, cho biết phương hướng của ngành tới cuối năm 2008 là sẽ mở rộng thí điểm và triển khai thủ tục HQ điện tử mở rộng cho tất cả các loại hình quản lý HQ và mở rộng tại các cục HQ địa phương, vùng trọng điểm. Ngành sẽ xây dựng thông tư về nhà cung cấp dịch vụ truyền/nhận dữ liệu điện tử (CVAN) cùng các khung pháp lý cần thiết cho thủ tục HQ điện tử; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tích hợp đầy đủ chức năng nghiệp vụ HQ và kết nối với tất cả các đơn vị trong ngành, HQ địa phương, tiến tới đảm bảo xử lý các giao dịch 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần.

 
 

Theo ông Đỗ Cao Bảo, tổng giám đốc công ty Hệ Thống Thông Tin FPT (FIS), xây dựng hệ thống TC quốc gia thống nhất rất cần thiết nhưng việc lựa chọn công nghệ và môi trường phát triển ứng dụng công nghệ rất quan trọng. Những hệ thống thông tin cực lớn sẽ phức tạp và thời gian xử lý tăng theo cấp số nhân. Nếu chọn không phù hợp thì hệ thống sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí “chết” khi dữ liệu tăng đến một độ lớn nào đó. Bên cạnh đó, ngành TC nên thuê ngoài các công việc triển khai quản trị hệ thống, đảm bảo an ninh an toàn thông tin, xây dựng PM... để tập trung nguồn lực cho việc làm chiến lược, kế hoạch...
 

 
 
 

Ông Low Hon Chau, giám đốc Kinh Doanh, nhóm Giải Pháp Công Nghệ, tập đoàn HP, khu vực Đông Nam Á: Ngành ngân hàng, TC của Việt Nam là những ngành phát triển mạnh và đầu tư công nghệ bài bản nhất. Với thị trường này HP đã và sẽ đẩy mạnh việc cung cấp các giải pháp tổng thể giúp khách hàng sở hữu được hệ thống CNTT tối ưu nhất, giảm thiểu chi phí sở hữu, đơn giản trong sử dụng. HP giới thiệu giải pháp tích hợp đa kênh (Enterprise Multi-Channel Integration), giải pháp hạ tầng thích ứng với kiến trúc hạ tầng hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture) tại hội thảo ICT Finance 2007. Đây là những giải pháp đáp ứng nhu cầu khai thác và ứng dụng ngày càng mở rộng giữa các ngành công nghiệp thông qua dịch vụ công, trong khi vẫn đảm bảo bảo mật và thích ứng.

 

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0