Thường thì không nhiều người trong chúng ta nhận biết được điều này. Mọi người gọi phần mềm tự do – Free software là phần mềm quảng cáo - Freeware (và ngược lại), dường như cả 2 khái niệm là cùng một thứ. Các phóng viên làm việc cho các nhà xuất bản chính thống địa phương thường ưu tiên việc bỏ qua số đông hơn là tuyên bố một cách rõ ràng sự khác biệt giữa hàng loạt chủng loại phần mềm. Thường là hầu hết các bác hàng thịt về ngôn ngữ, phân loại mọi thứ đề là phần mềm quảng cáo – Freeware – hoặc ngay cả là phần mềm tự do – Free software – chỉ vì nó là cho không - không mất tiền.
Sự thật là như vậy, phần mềm quảng cáo cũng là không mất tiền (giá bằng 0 để có nó), nhưng nó không đưa ra cho người sử dụng sự tự do được đảm bảo bởi định nghĩa về phần mềm tự do. Trong nhiều – không phải tất cả – các trường hợp, phần mềm quảng cáo chỉ tự do theo một số hoàn cảnh hạn chế, bị hạn chế về chức năng, và/hoặc chứa các quảng cáo hoặc những phần mềm vô bổ (malware). Mặt khác, phần mềm tự do có thể luôn được sử dụng cho mọi mục đích về mặt pháp lý, và không bao giờ chứa các quảng cáo, phần mềm gián điệp (spyware) hoặc các phần mềm vô bổ khác.
Ví dụ, một vài chương trình phần mềm kế toán quảng cáo chỉ là các trình diễn mà chúng có thể lưu một số hạn chế nhất định nào đó các bản ghi, hoặc một vài chức năng nào đó được khoá cho tới khi người sử dụng chọn chi tiền mua chúng để được mở khoá. Điều này rất thường giống như cách mà các phần mềm quảng cáo làm việc. Các phần mềm quảng cáo thường chào một chương trình với chức năng hạn chế cho một giai đoạn thời gian nào đó được báo trước. Sau quãng thời gian đó, bạn phải mua giấy phép hoặc mất quyền sử dụng chương trình đó. Gator và Weatherbug là 2 ví dụ của các chương trình phần mềm quảng cáo dựa trên các phần mềm quảng cáo/phần mềm gián điệp (adware/spyware), mặc dù chúng có thể đã thay đổi kể từ lần cuối tôi sử dụng chúng (một năm trước).
Mặt khác, phần mềm tự do cho phép mọi người chạy các chương trình mà họ có được vì mọi mục đích, không có hạn chế nào. Tiện đây, đây là một nguyên nhân mà tôi không thích khái niệm được gọi là “các xuất bản cộng đồng” (“community editions”) của một số chương trình thông dụng nào đó. Công việc đằng sau các chương trình này đưa ra một chương trình có chức năng hạn chế, nhưng giữ lại các tính năng cao cấp cho tới khi bạn quyết định trả tiền để mua chúng.
Nhưng hãy quay lại quan điểm của tôi.
Phần mềm tự do cũng đảm bảo cho bạn có thể nghiên cứu chương trình và áp dụng nó cho các nhu cầu của bạn. Đây là điều cơ bản cho việc học – những thứ mà tất cả chúng ta phải làm hàng ngày. Về cơ bản nó tóm tắt việc đưa ra cho người sử dụng một cơ hội tự câu cá cho mình. Và đó chính là thứ – bạn có thể ngay cả giúp cho hàng xóm của mình bằng cách chuyển một bản sao của chương trình. Hầu hết các giấy phép không tự do – một lần nữa, không phải tất cả – ngăn cấm và không khuyến khích mọi người chia sẻ các phần mềm mà họ có – ngay cả giúp một người hàng xóm. Phần mềm tự do khuyến khích việc giúp đỡ người khác.
Bây giờ, không chỉ bạn có thể sử dụng chương trình cho bất kỳ mục đích nào mà bạn muốn, nghiên cứu nó, và chia sẻ nó, nhưng bạn cũng có thể cải tiến chương trình đó – và tung ra phiên bản đã được cải tiến đó cho mọi người! Tôi thực sự mong muốn RMS được thêm vào điều tự do số 4 (đúng vậy, một tự do thứ 5) – tự do thu phí cho việc phân phối. Thực tế, vì không có gì về định nghĩa của phần mềm tự do ngăn cấm một người thu tiền, bạn có thể làm việc đó. Hơn nữa, nó có thể là thú vị thấy điều đó được viết ra. Hơn nữa, vấn đề này được chỉ ra thực sự tốt trong phần hỏi đáp của giấy phép GNU GPL.
Ví dụ, theo trang Bán phần mềm tự do (Selling Free Software), “Nhiều người tin rằng tinh thần của dự án GNU là bạn phải không lấy tiền cho các bản sao được phân phát của phần mềm, hoặc bạn phải thu tiền ít nhất có thể được – chỉ đủ để bù đắp giá gốc. Thực tế chúng tôi khuyến khích mọi người, những ai phân phối lại phần mềm tự do thu tiền thật nhiều như họ muốn hoặc có thể. Nếu điều này có vẻ làm bạn ngạc nhiên, hãy đọc về nó”.
Hoan hô. Đó là hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trắng đen rõ ràng. Hãy in nó. Bạn có thể đặt giá bao nhiêu tuỳ bạn cho là hợp lý. Hầu hết các chương trình phần mềm quảng cáo cấm bạn thu phí để có nó, hoặc đòi hỏi một quyền đặc biệt nào đó từ tác giả.
Có thể bây giờ bạn bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của sự phân biệt giữa phần mềm quảng cáo và phần mềm tự do. Đúng vậy, đoán là cái gì? Đó không phải là nói mà câu chuyện này kết thúc. Có vài chủng loại phần mềm, và dự án GNU có một trong những giải thích tốt nhất về một loạt các chủng loại phần mềm tự do và không tự do mà tôi đã thấy.
Có một điểm còn sót. Việc phân biệt giữa một giấy phép phần mềm tự do copyleft và không phải copyleft. Sự khác biệt là một giấy phép phần mềm tự do không copyleft cho phép người sử dụng lấy một chương trình phần mềm tự do, sửa đổi nó, và tung ra phiên bản sửa đổi đó theo một giấy phép không tự do, giống như Apple đã làm với FreeBSD. Giấy phép copyleft cấm hành động như vậy, yêu cầu rằng người sử dụng biến thành người lập trình phát triển (users-turned-developers) cũng đảm bảo cùng các quyền cho những người sử dụng dòng không chính thống của họ.
Vâng, nếu bạn vẫn còn bối rối, hãy cho tôi biết. Tôi sẽ làm những gì tôi có thể để giúp bạn. Hãy biết rằng nó cũng chiếm chút thời gian của tôi để định hình câu trả lời. Cả 2 sử dụng khái niệm Nguồn Mở (dường như nó đồng nghĩa với Phần mềm Tự do về một phía, và dường như nó khác nhau gì đó so với phần mềm tự do về một phía khác) chỉ có thể bổ sung cho sự nhầm lẫn. Nhưng nhiều người, bất kể những nỗ lực tốt nhất của chúng tôi, vẫn tin rằng phần mềm tự do và phần mềm quảng cáo là những khái niệm như nhau. Hy vọng rằng, bây giờ bạn hiểu tốt hơn – và vì sao sự phân biệt là quan trọng.
Và trong trường hợp bạn bỏ qua sự quan trọng của việc phân biệt giữa phần mềm quảng cáo và phần mềm tự do, tôi nghĩ Max Spevack đã nói nó tốt nhất là... “Sự TỰ DO là một tính năng”.
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa