Thứ năm, 08/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/10/2007
'Trong lĩnh vực CNTT, xuất xứ không liên quan đến giá'

Theo Tổng giám đốc Công ty hệ thống thông tin FPT Đỗ Cao Bảo, sự phân công lao động trong ngành CNTT mang tính toàn cầu và nhà sản xuất có thể đặt làm hàng ở bất cứ quốc gia nào rồi dán thương hiệu chính hãng lên. Điều quan trọng là giá của các sản phẩm này không thay đổi.

Trong một tọa đàm do Hội tin học Việt Nam (VAIP) tổ chức gần đây, Tổng giám đốc Công ty hệ thống thông tin FPT bày tỏ kỳ vọng Bộ Thông tin Truyền thông sẽ có giải pháp để làm rõ vấn đề trên, bởi điều đó giúp doanh nghiệp sáng tạo và bớt được nhiều rắc rối.

Ông Bảo dẫn chứng ví dụ là một thiết bị trong máy tính của HP, IBM hay Cicso... có thể được xuất xưởng ở Malaysia, Singapore hoặc bất kỳ quốc gia nào và đều có một giá chung do hãng đưa ra. Nhưng các cơ quan quản lý nhà nước như Viện kiểm sát hay thanh tra... vẫn duy trì một cách hiểu sai rằng xuất xứ quyết định giá cả. Do đó, nếu làm việc với doanh nghiệp và thấy nguồn hàng không khớp là sẽ kết luận đơn vị đó đổi xuất xứ để... "hưởng" chênh lệch giá.

Một chuyên gia trong ngành sản xuất PC nội địa cũng thừa nhận đúng là có nhiều trường hợp "tai nạn" thuộc vấn đề này. "Cái khổ là trong hồ sơ thầu thì có ghi xuất xứ cụ thể nguồn hàng. Nhưng rồi địa phương đó lại không sản xuất nữa vì nhiều lý do khác nhau. Và thế là đơn vị nhận thầu sẽ buộc phải tìm nơi sản xuất không đúng như trong cam kết", người này kể. "Nếu thanh tra hay kiểm toán có nghiệp vụ và tin tưởng doanh nghiệp thì có thể sẽ thực hiện việc kiểm tra kênh phân phối. Nhưng thực ra việc này ở một mức độ nào đó là 'lực bất tòng tâm' bởi công nghệ thì thay đổi mà sản phẩm thì nhiều thứ phức tạp, kiếm đâu ra phòng thí nghiệm chuẩn để kiểm tra, đo đạc, thẩm định tính năng kỹ thuật. Đó là bài toán khó".

"Như vậy là sẽ có rất nhiều doanh nghiệp CNTT làm ăn đứng đắn mà bỗng chốc trở thành xấu và tôi nghĩ là các công ty tin học đều mắc phải vấn đề này. Chỉ có điều là có bị hay không bị thanh tra mà thôi", ông Đỗ Cao Bảo nhận định. "Điều nguy hiểm là nếu phân biệt như vậy thì chính chúng ta đã tự chặn các nhà đầu tư nước ngoài và chắc gì VN thực hiện được mục tiêu 1 tỷ USD xuất khẩu CNTT. Tôi nghĩ, cần phải tìm một cách nào đó để làm rõ vấn đề này".

Một khía cạnh khác được Tổng giám đốc Công ty hệ thống thông tin FPT nêu lên là thị trường với các yếu tố cung - cầu sẽ quyết định giá của sản phẩm CNTT.

"Tôi ví dụ người ta có thể đầu tư 1 triệu USD để làm ra một thiết bị nhưng nó không mang lại hiệu quả cho người dùng thì bán 1 USD cũng chưa chắc có ai mua. Nhưng nếu thiết kế được một sản phẩm xuất sắc, phục vụ hiệu quả và có tác dụng cực lớn và chỉ chi phí hết 1 USD thì vẫn có thể bán với giá 10.000 USD".

Lập luận của ông Bảo là nếu giá thành mà không bị quyết định bởi thị trường thì thế giới sẽ không có ai sáng tạo sản phẩm tiên tiến để có công nghệ cao. "Tôi cho rằng người Việt Nam phải quen dần với thực tế là giá bán phụ thuộc vào hiệu quả của sản phẩm đó mang lại cho người dùng và liên quan đến vấn đề cung - cầu", chuyên gia CNTT trong nước nói.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0