Ca sĩ nổi tiếng này đã gửi đơn đến các cơ quan, ban ngành của TP Hồ Chí Minh và gần chục tờ báo để nhờ can thiệp, giúp đỡ.
Trước đó cũng có khá nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa mà điểm bắt đầu là nội dung của các blog. Vậy là sự việc tranh cãi đã không còn nằm trong khuôn khổ thế giới mạng mà đòi hỏi một sự phân xử từ phía pháp luật. PV chúng tôi đã có một số cuộc trao đổi xung quanh sự việc đang rất nóng này.
Ông Nguyễn Tử Quảng - Giám đốc Trung tâm An ninh mạng:
Kiểm soát blog - Việc không hề đơn giản
Là người am hiểu và rất quan tâm đến những vấn đề trên mạng, ông Nguyễn Tử Quảng đã có những góc nhìn khá sâu sắc về việc quản lý blog “bẩn”.
- Theo ông có thể có phần mềm để quản lý blog không?
- Điều đó là không hề đơn giản. Vấn đề khả thi và quan trọng nhất vẫn là biện pháp tổ chức và hệ thống pháp lý, sau đó mới xác định được cần công cụ gì để quản lý, truy tìm dấu vết...
- Nếu trong trường hợp các blogger xóa các entry cóvấnđề thì có thể tìm được bằng chứng để xử lý không?
- Hành lang pháp lý chưa đủ nhưng tuy nhiên, hoàn toàn có thể tìm được những thông tin, chẳng hạn trên hệ thống tìm kiếm. Tuy có thể xóa thông tin đi nhưng trên các mạng tìm kiếm vẫn lưu lại được. Nhưng đó chỉ là những chứng cứ tham khảo, làm thông tin gián tiếp. Và phải tìm những chứng cứ khác xác thực hơn. Nếu là hình sự thì sẽ kiểm tra máy tính của họ. Họ có thể dùng những thông tin trên mạng để đấu tranh với những vi phạm trên mạng.
- Nghĩa là nếu có tranh chấp xảy ra thì với hành lang pháp lý hiện nay cũng rất khó mà phân định thắng, thua...
- Đúng vậy. Nhất là khi nó chưa trở thành những vụ án chính thức mà mới chỉ là dân sự thôi thì khó mà phân xử, vì chưa có hành lang pháp lý để phân xử. Chẳng hạn nếu tìm kiếm trên hệ thống google nhưng ai đảm bảo được rằng, đó là thông tin chính xác, chẳng hạn google có can thiệp vào không, có giữ nó một tiêu chuẩn đảm bảo không ai vào đó làm sai lạc đi hay không... Nhưng cũng có thể tin tưởng được 90%.
Thực ra, Việt Nam cũng đã có những quy định vi phạm trên mạng này rồi nhưng còn sơ khai. Luật Giao dịch điện tử chẳng hạn cũng nói đến mảng đó nhưng chưa đủ. Còn những tranh cãi trên blog nó mang tính dân sự nhiều hơn.
Có thể truy tìm dấu vết của chứng cứ bị xóa
Sau khi Live show “Mưa” của ca sĩ Phương Thanh (PT) kết thúc, blog Cô gái Đồ Long (CGĐL – nhà báo Hương Trà) đăng tải bài viết cho rằng chương trình mở cửa tự do cho khán giả trong khi PT và đại diện Công ty Yuki (bảo vệ chương trình) xác nhận không hề có việc đó. Để làm rõ sự việc, PT đã nhiều lần gọi điện cho nhà báo HT nhưng đều không nhận được phản hồi.
Theo lời HT viết trên blog, cô không nghe điện thoại, không gặp mặt vì “quá hiểu tính bà này”. Cho rằng mình bị xúc phạm uy tín, PT gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng và báo chí mong được làm rõ trong khi blog CGĐL xóa bài đã viết với lý do “các fan của PT đã viết những comment (bình luận) làm dơ bẩn blog”.
Thế nhưng, sau khi xóa bài cũ,HT ngay lập tức viết bài mới về “Chuyện của Cờ” với ngôn ngữ ám chỉ đến PT và... lạ thay cũng dùng những lời lẽ... không sạch. Khẳng định trên blog, HT cho rằng mình cần “làm trong sạch đời sống nhạc Việt” và “Hội những nhà báo tử tế” (trích từ blog) bạn cô sẽ ủng hộ việc làm của cô.
Theo Tuổi Trẻ online
|
- Nếu họ đổ lỗi cho việc những entry bẩn đó là do blogger khác xâm nhập vào thìsao?
- Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, nếu thành vụ án chính thức thì cơ quan chức năng có thể xác định được là có bị xâm nhập hay không và ai làm điều đó.
- Ông có thể nói rõ hơn làm thế nào để xác định được?
- Đó là nghiệp vụ điều tra, chúng tôi không thể công bố, nhưng tôi khẳng định là có thể tìm ra được ai là tác giả, và có bị lợi dụng hay không.
- Thưa ông, được biết, một số nước đã có những biện pháp để quản lý blog như thông qua “bộ lọc” để ngăn chặn những blog “bẩn”. Điều này đã được áp dụng ở Việt Nam chưa?
- Tôi nghĩ, nếu dùng biện pháp này thì cũng không thể chính xác hoàn toàn được, bởi nó còn phải xét trong hoàn cảnh, ngữ cảnh nào nữa. Nếu chỉ như thế thì rất dễ nhầm sang các lĩnh vực khác. Quản lý theo kiểu “cho tất cả vào một rọ” thì dễ quá. Hơn nữa, vấn đề blog rất phức tạp, nó là vấn đề xã hội và liên quan đến cảm xúc của con người, nếu chỉ dùng biện pháp kỹ thuật thì không khả thi. Chỉ có thể quản lý bằng con người để nâng cao nhận thức của họ mà thôi.
- Vậy với thực trạng blog như hiện nay ở Việt Nam làm thế nào để quản lýhiệu quả nhất?
- Theo tôi, đầu tiên phải đưa vấn đề này vào luật. Thứ hai, cần có đơn vị như 113 ở trên mạng để xử lý và tiếp nhận khi có những phản ánh của người dân. Thứ ba, là những biện pháp kỹ thuật kèm theo. Nếu có hành lang pháp lý, chúng ta hoàn toàn có thể quản lý được các blog và khẳng định được nó có vi phạm hay không.
Luật sư Hà Đăng - Văn phòng Luật sư Hà Đăng, Hà Nội:
Rất khó có bằng chứng chính xác
Trên cơ sở quyền và nghĩa vụ bình thường nhất của công dân, phát ngôn trên mạng cũng giống như khi chúng ta phát ngôn ở ngoài đường, ngoài chợ hoặc một nơi công cộng nào đấy.
|
Luật sư Hà Đăng.
|
Người phát ngôn phải chịu trách nhiệm về những gì được nói ra, viết ra. Nếu những điều nói ra không có thực hoặc làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức, đơn vị, nhà nước thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
Anh đưa ra những thông tin không có thực thì phạm tội vu khống, nói xấu chế độ thì phạm tội bôi nhọ, đưa ra những nội dung khiêu dâm thì phạm tội tuyên truyền văn hoá phẩm đồi truỵ...
Tôi nghĩ việc phát tán thông tin trên mạng còn nguy hại hơn phát tán thông tin ngoài đường. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà khởi kiện theo bộ luật dân sự hay khởi tố theo Bộ luật hình sự. Nhưng có một khó khăn là Luật Chứng cứ điện tử chưa có nên khó có thể có bằng chứng chính xác để khởi kiện. Nếu đủ chứng cứ, có thể khởi tố hình sự. hơn nữa cũng khó có thế xác định được chủ nhân của blog đó có phải là người viết bài đó hay không, trừ phi họ đứng ra nhận là tôi viết.
Viết giống như trả thù mình vậy?
“...Các bạn biết không, mấy hôm nay cogaidolong làm cho mình rất là mệt mỏi. Mình chẳng hiểu tại sao cogaidolong khi gặp mình rất là vui vẻ, còn chụp hình rất nhiều nhưng trên blog viết giống như là thù hằn mình lâu lắm rồi.
Viết giống như là trả thù mình vậy... Mình điện thoại gọi để nói chuyện thì cogaidolong lại không chịu gặp mình để “thà trắng thà đen”, nhưng cogaidolong lại đi đồn là mình đi gặp để thanh toán kiểu xã hội đen”...
(Trích blog của chanh’s home - blog của ca sĩ Phương Thanh)
|
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ (Báo An ninh thế giới):
Cần phân biệt blog riêng tư và không riêng tư để quản lý
Hoàng Nguyên Vũ làchủ nhân của blogHoang nguyen vu đã có 2 triệu lượt truy cập. Cách đây không lâu, chính Vũ cũng đã trải qua một “cuộc chiến” với các blogger khi anh viết một bài về việc quản lý blog.
Trước hết, tôi phủ nhận blog là đời tư. Blog là nhật ký trên mạng nhưng khi anh để ở chế độ public nghĩa là nhiều người có thể vào đọc được, nếu như không muốn nói là cả thế giới. Vậy thì nó không còn được coi là riêng tư nữa.
|
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ.
|
Hiện nay, không gian văn hóa của blog đang bị lạm dụng và gây bẩn. Nhưng sự nguy hại đó không đến mức khiến cho người ta phải tránh xa như đối với tệ nạn xã hội. Có những blog không phải là trang web “đen” nhưng lại không có mục đích trong sáng.
Đã có không ít người sử dụng không gian trên blog một cách tự do, thích viết gì thì viết, thể hiện thái độ một cách trịch thượng; lợi dụng blog để đánh bóng tên tuổi của mình. Hoặc a dua, kết bè kết phái.
Vậy với hàng triệu blog như thế thì có quản lý được không? Câu hỏi dành cho các nhà quản lý nhưng với tư cách là một nhà báo đã viết về vấn đề này, tôi cho rằng việc quản lý blog là có thể làm được. Bởi tuy là mạng quốc tế nhưng khi vào Việt Nam đều phải đi qua các cổng đầu mối của an ninh mạng. Vì thế, những trang web “đen” hoặc những blog có vấn đề đều có thể được kiểm soát khi cần. Và trên thực tế, đã có một số blog không lành mạnh bị phanh phui và chặn đứng.
Nhưng theo tôi, nếu quản lý thì cũng nên phân thành 2 loại: Blog riêng tư và blog không riêng tư. Với blog không riêng tư, nếu anh dùng nó làm phương tiện phát ngôn thì cá nhân phải chịu trách nhiệm về những điều mình viết mà luật Dân sự đã quy định. Nếu kiểm soát tất cả các entry thì tôi cho là không thể và cũng không đủ người để làm. Chỉ có thể bắt người ta chịu trách nhiệm về những điều đã viết, thì mới có thể hạn chế được những blog không lành mạnh.
Theo Vnmedia