Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/10/2007
Tìm kiếm trực tuyến Việt Nam đang hồi sinh?

Chỉ trong vòng nửa năm, hàng loạt công cụ tìm kiếm trực tuyến 100% "Made in Việt Nam" đã ra đời và khẳng định chỗ đứng. Một cuộc đua mới trong lĩnh vực tưởng như Yahoo, Google đã thâu tóm toàn bộ thị phần Việt Nam đang hình thành. Điều đặc biệt, hầu như các nhóm phát triển công cụ tìm kiếm trong nước đều bao gồm những thành viên còn rất trẻ, các ý tưởng và công nghệ cũng hoàn toàn đi theo một hướng mới. Họ đã làm thế nào?

Mạnh dạn và sôi động

Giao diện một số trang tìm kiếm âm nhạc do người Việt phát triển
Giao diện một số trang tìm kiếm âm nhạc do người Việt phát triển

Ngoài sự hiện diện của hai tập đoàn hàng đầu thế giới về công cụ tìm kiếm trực tuyến là Google, Yahoo, cộng đồng người dùng Việt Nam đang rất hứng khởi trước sự xuất hiện của những công cụ tìm kiếm 100% do người Việt phát triển và đang dần khẳng định chỗ đứng. Đặc biệt là tìm kiếm nhạc/phim và tổng hợp thông tin.

Chỉ tính riêng về tìm kiếm nhạc, những cái tên như baamboo, 7sac, Zing Mp3, uizaa, Tuyetdieu, Monava, Socbay,... dù chỉ xuất hiện vài tháng gần đây, đã trở nên quen thuộc và ngày càng được nhiều người dùng trong nước lựa chọn.

Nổi lên trong các công cụ tìm kiếm nhạc là Baamboo, một hệ thống tìm kiếm với 2 chức năng tìm kiếm chính là Mp3 và Video. Baamboo tìm kiếm video khá tốt, với khả năng hỗ trợ lưu trữ (caching) file video nguồn về máy chủ của mình nhằm gia tăng tốc độ xem video clip, cũng như hỗ trợ nhiều các tiện ích đi kèm dành cho người dùng như giỏ video, hỗ trợ lưu trữ bản ghi. Nhưng điểm thu hút người dùng nhất của Baamboo có lẽ là nhờ giao diện và cách hiển thị kết quả cực kỳ đơn giản, dễ hiểu.

Tuy nhiên chức năng tìm kiếm nhạc phổ thông của Baamboo theo các tín đồ âm nhạc nhận xét lại không ấn tượng bằng 7 Sắc (http://7sac.com). Một hệ thống tìm kiếm với 4 chỉ mục là tìm kiếm tin tức, nhạc, video và blog. 7 Sắc được nhiều blogger cũng như người dùng yêu nhạc và phim lựa chọn bởi kết quả tìm kiếm vô cùng phong phú, với giao diện thiết kế khoa học, và kết quả tìm kiếm được tổng hợp từ rất nhiều nguồn. 7 Sắc cũng hỗ trợ người dùng có thể tải bài hát trực tiếp, nhúng vào Blog, chia sẻ với bạn bè hay lưu trữ kết quả tìm kiếm ưa thích...

Thế nhưng, để có thêm thông tin chi tiết về một ca khúc về bạn đang nghe, hay nghe các ca khúc trong cùng một album, Zing Mp3 (http://zing.vn) của công ty Vinagame lại là hệ thống tìm kiếm làm tốt nhất, với cơ sở dữ liệu nhạc được biên tập và tổ chức, khả năng tìm kiếm theo nhiều tiêu chí, sắp xếp theo dạng album, ca sĩ... Với bố cục khá giống với các portal nghe nhạc nguyên thủy như Nhạc Số hay Yêu Âm Nhạc.

Socbay ngoài khả năng tìm kiếm video và mp3 miễn phí, còn có thêm chỉ mục tìm kiếm lyric (lời bài hát) và tìm kiếm địa điểm. Tuy nhiên có thể vẫn đang trong quá trình xây dựng, nên cơ sở dữ liệu còn rất hạn chế, chẳng hạn, tìm kiếm địa chỉ Bộ TT-TT thì dù có gõ cả tên cũ, tên mới, hay địa chỉ chính xác 18 Nguyễn Du - Hà Nội, trang này cũng không cho ra kết quả hoặc kết quả không đúng.

Bên cạnh đó, còn có thể kể tới 1 số các hệ thống mới thành lập như Tuyetdieu, Monava, Uizaa... Thị trường tìm kiếm thông tin trong lĩnh vực giải trí đang thật sự trở nên nóng bỏng bởi ngày càng có nhiều người quan tâm tới một loại hình mới mẻ này.

Tránh đối đầu với gã khổng lồ

Về tìm kiếm web, trước giờ Việt Nam cũng đã có một số tên tuổi được nhắc đến như Vinaseek, PanVietNam... nhưng đáng buồn là thực tế những cái tên này quá mờ nhạt bên cạnh Google Yahoo hay MSN.

"Google đã làm quá tốt các chỉ mục tìm kiếm web tại Việt Nam rồi, giao diện tiếng Việt, tốc độ index (hiển thị) dữ liệu nhanh (các thông tin từ báo điện tử Việt Nam có thể tìm thấy tại Google chỉ sau 1 ngày xuất bản), vì thế, chúng tôi quyết định không xây dựng chỉ mục tìm kiếm web, thay vào đó là tìm kiếm nhạc, blog và tổng hợp tin tức" - Anh Phạm Việt Dũng - một trong những người phát triển 7 Sắc nói.

Thực tế là cuộc đua trong thị trường tìm kiếm trực tuyến mới tại Việt Nam đang thuộc về các hệ thống khôn ngoan né tránh việc đụng chạm cạnh tranh với các hệ thống tìm kiếm đã quá lẫy lừng trên thế giới về tìm kiếm web. Mà bắt đầu bằng việc tìm kiếm các thông tin trong lĩnh vực giải trí như nhạc số, video... những lĩnh vực nhỏ hơn nhưng luôn được người dùng quan tâm nhờ tính bản địa hoá cao.

"Nói gì thì nói, thị trường Internet trong nước với khoảng 7 triệu người dùng (theo số liệu điều tra của VNNIC), cộng với khoảng 5 triệu người Việt ở nước ngoài và hơn 8 triệu người dùng mobile trong nước - chắc chắn là một thị trường lớn!" - Anh Vương Quang Khải - Giám đốc dự án Zing Mp3 của VinaGame nhận định.

Cơ hội trong cơ hội

Những gã khổng lồ như Google, Yahoo! hay MSN (công cụ tìm kiếm của Microsoft) với thị phần lớn hướng đến cả cộng đồng Internet, nên khi xâm nhập vào những thị trường riêng như Việt Nam, sẽ để lại những "khía" nhỏ, không thể khai thác triệt để. Đó chính là những miếng bánh mà giới IT trong nước đang tìm cách nắm lấy.

Tìm kiếm các lĩnh vực chuyên biệt là một ví dụ, nghĩa là hàng loạt các dịch vụ trực tuyến chuyên biệt như tìm bạn, tìm đăng rao vặt, so giá các sản phẩm, tìm kiếm blog, tin tức và tổng hợp tin tức...

Trao đổi về vấn đề này, giám đốc một công ty lập trình web tại Hà Nội cho hay, doanh nghiệp anh đang vạch ra chiến lược phát triển theo hướng tập trung vào khía cạnh bóc tách nội dung cần thiết - data wrapper (gói dữ liệu) rồi từ đó hình thành và phát triển lên web thế hệ thứ 3: Semantic web (web ý thức).

"Hiện tại, baomoi.com hay thegioitin.com đã xây dựng được các hệ thống bóc tách thông tin khá tốt" - anh giám đốc công ty lập trình nói - "nhưng bóc tách thông tin cần thiết thì họ chưa làm được. Những dạng như tìm kiếm thông tin một mặt hàng và so giá nó từ nhiều cửa hàng, sẽ là cơ hội mà chúng tôi nhắm vào để phát triển.Vì những thông tin chuyên biệt như vậy, đối với các công cụ tìm kiếm lớn như google, sẽ trả về rất nhiều kết quả gây nhiễu, cũng như nó chỉ index được các thông tin sau 24h, quá chậm nếu là thông tin dạng như tuyển dụng hay tỉ giá."

Thực ra, những dịch vụ trực tuyến tìm kiếm chuyên biệt dạng này vốn đã rất phát triển ở Mỹ hay nhiều nước khác. Chỉ nói về search nhạc, av.com/audio hoặc audio.search.yahoo.com (của Yahoo ở Mỹ) hay mp3.baidu.com ở Trung Quốc... đã có từ rất rất lâu, nhưng Việt Nam thì tất cả chỉ mới đang bắt đầu.

Cần thêm nữa tầm nhìn?

Một chuyên gia tin học tại TP HCM cho rằng, nhiều trang trong số các công cụ tìm kiếm nhạc ở VN kể trên có thể tự upload nhạc cho người dùng search, chứ không phải thực sự xây dựng các công cụ tìm kiếm mp3.

Anh này lí giải, phần lớn các bài hát search trên các trang này khi dowload về máy không hề có dữ liệu hoàn chỉnh, tức là ngòai tên bài hát, còn có album, tên ca sỹ...

Hay lời khẳng định của một người làm trong nhóm phát triển nhacso.net, anh này nói nhiều bài hát trên Nhacso chỉ up lên đoạn demo, tức là chỉ khoảng 45 giây/bài hát. Nhưng khi search trên một vài trang tìm kiếm nhạc, các trang này cho biết nguồn lấy từ nhacso, nhưng lại có... toàn bộ bài hát.

Điều này cho thấy rất có thể một số trang tự upload nhạc lên nhưng nói là tìm kiếm để né tránh vấn đề bản quyền.

Bản quyền rồi cũng sẽ trở thành vấn đề lớn đối với các trang tìm kiếm âm nhạc mới xuất hiện, do họ có caching và cho người dùng dowload miễn phí về máy tính.

Đối với các công cụ tìm kiếm âm nhạc chuyên nghiệp dạng như av.com/audio, họ chỉ tìm kiếm sau đó hiển thị các kết quả, khi người dùng click vào, sẽ tự động index trang chứa nhạc.

Vì những lý do kể trên, có người cho rằng việc nhìn nhận sự xuất hiện gần đây của các trang tìm kiếm nhạc như là một hướng đi mới cho thị trường tìm kiếm trực tuyến, hay đặt những kỳ vọng lớn lao, thì vẫn còn phải băn khoăn. Có lẽ còn cần thêm nữa tầm nhìn và nhiều yếu tố...

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc giới IT trong nước có những bước thích ứng về công nghệ tạo ra tiện ích cho cộng đồng, với cuộc đua tranh sôi động của thị trường tìm kiếm trực tuyến thời gian qua là điều đáng mừng. Vì như đã nói, tất cả mới chỉ đang bắt đầu.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0