Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/10/2007
Cuộc đua phân phối hàng ICT

Nhiều người lo ngại sự ra đi của chuỗi cửa hàng ĐTDĐ Nettra là sự cáo chung của hệ thống siêu thị ĐTDĐ. Song nhiều "đại siêu thị" phân phối hàng ICT, cả thực cả ảo, đang xuất hiện ngày càng rầm rộ.

Cùng với sự phát triển nhanh của CNTT, viễn thông, các siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng lớn chuyên cung cấp thiết bị số như điện thoại di động, PDA, máy tính xách tay, máy ảnh KTS, thẻ nhớ, bluetooth… cũng mọc lên và khai trương ngày càng nhiều ở các thành phố lớn. Điều này cũng báo hiệu, lĩnh vực phân phối thiết bị số bắt đầu cuộc đua mới.

FPT muốn vươn lên vị trí số 1

Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường GFK, thị trường bán lẻ hàng công nghệ cao của Việt Nam năm 2007 được dự báo sẽ đạt 3 tỉ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 27%/năm. Riêng sản phẩm điện thoại di động và máy tính xách tay có mức tăng trưởng bình quân cao hơn, 40% và 100%/năm. Vì vậy, các hãng phân phối bắt đầu có chiến dịch lớn mở các cửa hàng, siêu thị, đại siêu thị, trong đó phải kể đến FPT với việc khai trương hàng loạt cửa hàng mang thương hiệu iStore, InStore.

Tại TP.HCM, FPT kết hợp với Công ty Thuận Mỹ, cho ra mắt 2 siêu thị iStore theo tiêu chuẩn siêu thị máy tính chuyên nghiệp của hãng Apple. Không lâu sau khi khai trương iStore tại TP.HCM, ngày 28/8 vừa qua, tại HN, FPT tiếp tục khai trương iStore tại 63 Kim Mã cùng các chương trình khuyến mãi khá rầm rộ. Bên cạnh hệ thống siêu thị số iStore, FPT tiếp tục phát triển chuỗi siêu thị khép kín từ bán sỉ đến bán lẻ mang tên InStore (IN). Hiện tại, tại ở HN, TP. HCM chỉ có 3 cửa hàng, nhưng theo FPT, sang 2008, số cửa hàng sẽ tăng lên 60. Năm 2009, FPT dự kiến sẽ đạt doanh thu 400 triệu USD với 100 cửa hàng trên cả nước và doanh số 400 triệu USD sẽ đạt vào năm 2009.

Ông Lê Hoàng Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH bán lẻ FPT cho biết: “Năm 2007, sẽ có 9 cửa hàng IN tại 7 thành phố lớn. Trong vòng 2 năm tới, chúng tôi sẽ có khoảng 100 trung tâm bán lẻ tại ít nhất 40 tỉnh, thành trong cả nước. Chúng tôi đang nỗ lực để trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường bán lẻ hàng ICT số 1 tại VN…”. Sau HN, TP.HCM, các thành phố lớn như Cần Thơ, Hải Phòng, Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng cũng đã xuất hiện cửa hàng có tên iStore, InStore.

Nhiều người lo ngại, sự ra đi của chuỗi cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ Nettra là sự cáo chung của hệ thống siêu thị ĐTDĐ quy mô toàn quốc. Nhưng, những lo ngại này quả thực không có căn cứ, khi mà Viettel, Công ty cổ phần du lịch dầu khí (Petrosetco – TV Telecom)…  cũng đã bắt đầu tham gia phân phối ĐTDĐ. Hiện Viettel đã có hàng trăm cửa hàng tại 64 tỉnh thành. Dự kiến hết năm nay, Viettel sẽ có chuỗi gần 600 cửa hàng chuyên cung cấp ĐTDĐ.

Bên cạnh đó, các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ điện, điện tử, đồ gia dụng cũng bắt đầu chuyển hướng. Ngoài việc mở rộng kinh doanh thiết bị số hay khai trương các trung tâm chuyên kinh doanh đồ số mới như Hanoi Plaza, Mobimart… các đại siêu thị điện máy như Pisco (76 Nguyễn Trãi, HN), HC (36 Phạm Văn Đồng, HN), siêu thị gia dụng như Mettro (Cổ Nhuế, Từ Liêm, HN), BigC (222 Trần Duy Hưng, HN), Melinh Plaza (Km8, đường cao tốc Thăng Long, Nội Bài), Tràng Tiền Plaza (24 Hai Bà Trưng)… đều cung cấp các mặt hàng ICT như máy ảnh KTS, Laptop, máy nghe nhạc, PDA, bluetooth. 

Sôi động siêu thị ảo

Siêu thị thật rộn ràng khai trương thì siêu thị ảo, chợ ảo trên mạng cũng tấp nập chào hàng bằng những website mới. Bên cạnh những tên chợ quen thuộc trên mạng như thegioididong.com, muaban24h.com, 123go.vn, dtdd.com, raovat123.com, huyen.com.vn, giagoc.vn, dienthoai.com.vn… gần đây liên tục xuất hiện những siêu thị ảo mới như chodienthoai.net, vitinhcu.com, laptotpviet.com, maytinhxachtayvn.vn, softvnn.com, www.hishop.vn, megabuy.vn, goldtime.com.vn, golmart.cn, homemart.com.vn… giới thiệu đủ chủng loại hàng hoá, đặc biệt là ĐTDĐ, máy tính xách tay, máy ảnh KTS, thẻ nhớ, bluetooth, USB.

Anh Hải Đăng, phụ trách website maytinhxachtayvn.vn cho chúng tôi biết: “Khách hàng lên mạng, lựa chọn máy tính, rồi đặt hàng cho chúng tôi ngày một nhiều hơn. Sau khi lên website thăm, họ đến trực tiếp tại cửa hàng, lựa chọn sản phẩm rồi mua. Hiện tại mỗi ngày có 200-300 lượt người ghé thăm website và bán thành công qua mạng được 2-3 sản phẩm…”. Theo quản trị mạng của Thế giới di động, mỗi tháng bán trên 30.000 chiếc điện thoại di động, trong đó, đa phần là khách chọn hàng ở gian hàng ảo trước khi đến tận cửa hàng để xem và mua hàng.

Lúc này chưa thể khẳng định được ai sẽ dành thị phần lớn nhất về phân phối hàng ICT tại VN. Nhưng, cuộc đua giữa các siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng cung cấp, phân phối đồ số, ICT đã tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, với giá cả ngày càng hợp lý hơn.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0