Thứ ba, 30/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/10/2007
Nhiều năm nữa vẫn là “của hiếm” trong TOP 200

Sự hiện diện mờ nhạt của doanh nghiệp ICT trong danh sách 200 DN lớn nhất một phần phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn thấp.

Theo TOP 200, báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP, trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, kể cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chỉ có 8 doanh nghiệp điện tử, viễn thông, CNTT...

Có ý kiến cho rằng điều đó phản ánh sự “lép vế” tất yếu, có ý kiến lại nói số liệu của báo cáo cũ (năm 2003) nên không phản ánh thực tế của doanh nghiệp công nghệ hiện nay. Tuy nhiên, các ý kiến đều thống nhất, sự hiện diện mờ nhạt của doanh nghiệp công nghệ trong danh sách doanh nghiệp hàng đầu một phần phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn thấp.

Theo UNDP, việc công bố TOP 200 không phải để xem doanh nghiệp nào lớn nhất, doanh nghiệp nào lớn hơn doanh nghiệp nào mà để có một cái nhìn về “chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”. TOP 200 (cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đánh giá doanh nghiệp hàng đầu dựa vào bốn tiêu chí: tài sản, doanh thu, lao động, đóng góp cho ngân sách (nộp thuế) với số liệu năm 2003. Trong số đó, chỉ có 8 doanh nghiệp bưu chính viễn thông, CNTT, điện tử.

Nhận xét về con số khiêm tốn này, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội Tin học TP. HCM cho rằng số liệu năm 2003 không phản ánh đầy đủ thực trạng doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, viễn thông. “Từ năm 2003 đến nay có nhiều thay đổi, đặc biệt trong thu hút đầu tư nước ngoài. Số liệu năm 2003 không (gồm) cả những doanh nghiệp như Canon, Fujitsu…”, ông Tùng nói.

Tuy nhiên, ông Tùng cũng phải thừa nhận, kể cả có tính những doanh nghiệp công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài lớn như Intel, Canon hay sắp tới có cả Foxconn, Compal… thì số doanh nghiệp công nghệ trong TOP 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cũng sẽ không tăng đáng kể. Bởi lẽ, doanh nghiệp CNTT nhiều nhưng quy mô nhỏ. Doanh nghiệp viễn thông được coi là lớn song mới chỉ khai thác thị trường nội địa. Cả hai yếu tố để doanh nghiệp đạt trình độ quy mô lớn là nhu cầu thị trường nội địa lớn và vươn ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đều thiếu.

Ngược với ý kiến của ông Tùng, TS Nguyễn Đình Ánh, Trưởng phòng Phân tích, dự báo - Viện Nghiên cứu Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng kết quả này là thêm một minh chứng đáng thất vọng của ngành CNTT so với kỳ vọng và tiềm năng của Việt Nam. Theo ông Ánh, trong 10 năm tới và về lâu dài, Việt Nam có muốn “đi nhanh” cũng phải dựa trên “sức” của mình. Đó chính là nguồn nhân lực trẻ, thông minh và cần cù - yếu tố thiết yếu để kỳ vọng vào sự phát triển ngành CNTT. Song thực tế, ông Ánh lấy ví dụ hãng Foxconn, đầu tư vào Bắc Ninh nhưng phải tuyển chọn khoảng 1.000 sinh viên trong phía Nam đưa sang Đài Loan đào tạo. “Đó là một “lỗ hổng” về nhân lực. Việt Nam muốn thu hút công nghệ cao nhưng vốn đầu tư vào nhiều lại không ‘hấp thụ’ được vì thiếu nhiều yếu tố, trong đó có nhân lực”, ông Ánh nói.

TOP 200 cũng đề cập đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực thông qua ví dụ của FPT. “FPT tin rằng, nếu ngành công nghiệp phần mềm muốn đạt chỉ tiêu 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2010 thì sẽ cần 18.000 lập trình viên. Hiện nay, FPT sử dụng 1.800 lập trình viên trong tổng số 6.000 lập trình viên của cả nước”, theo TOP 200.

Một chuyên gia kinh tế khác ở TP. HCM (không muốn nêu tên) nhận xét đây là một báo cáo đem lại nhiều thông điệp. Việc doanh nghiệp Nhà nước chiếm phần lớn (122) trong TOP 200, tức khu vực kinh tế nhà nước đang giữ vai trò chủ đạo cho thấy so với vài thập kỷ lại đây sự thay đổi về “chất” diễn ra chậm. Trong số 110 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế tạo, chỉ có 3 doanh nghiệp công nghệ (2/3 là doanh nghiệp có vốn nước ngoài) phản ánh nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào lượng (lao động). Ông phản đối quan điểm Việt Nam trong 10 năm tới vẫn phải theo xu hướng này vì cần giải quyết lượng lớn việc làm trong khi công nghệ cao tạo được ít việc làm. “Ấn Độ đã đưa cả công việc làm phần mềm về nông thôn và việc gia công phần mềm của họ vừa tạo được việc làm vừa đem lại giá trị gia tăng cao. Người Việt Nam hoàn toàn không thua kém người Ấn Độ, nhưng phải có đào tạo. Tôi cho rằng, đã đến lúc cần coi đầu tư cho đào tạo quan trọng như đầu tư cho hạ tầng đường sá, cảng biển”, ông nói.

Theo TOP 200, có ba chiến lược chính doanh nghiệp chú trọng nhất là nâng cấp hoạt động kinh doanh cốt lõi, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá sang các lĩnh vực kinh doanh mới, thường là bất động sản, thị trường vốn. Chính vì vậy, tại buổi họp báo công bố báo cáo TOP 200 ngày 1/10, chuyên gia kinh tế UNDP Jonathan Pincus nói, đào tạo và nâng cao năng lực công nghệ là hai điều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức. Hơn cả chỉ để lọt vào TOP 200 mà là giảm thách thức từ hội nhập, “không còn cách nào khác, doanh nghiệp Việt Nam phải học hỏi, đầu tư không ngừng cho công nghệ”, ông Pincus nói.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0