Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 05/10/2007
Thị trường phần mềm nội địa: Mãi mãi là ... tiềm năng?

Khách đến thử phẩm mềm của MISA tại SoftMart 2007.

Thị trường phần mềm nội địa (PMNĐ) được cho là có tiềm năng rất lớn. Nhưng trong gần mười năm ngành PM tại VN được hình thành và phát triển, tiềm năng ấy vẫn cứ thường được nhắc đến như... một tiềm năng.

Tiềm năng lớn...
Thị trường CNTT năm 2006 đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD. Với khoảng 7.000 cơ quan hành chính sự nghiệp, 6.000 Cty nhà nước, gần 260.000 Cty TNHH, thị trường ứng dụng CNTT tại VN được cho là có tiềm năng lớn nhưng mới chỉ trong giai đoạn khởi đầu.

Các cơ quan nhà nước hiện đang chiếm khoảng 30% chi tiêu cho CNTT của quốc gia. Năm 2006, kế hoạch ngân sách cho các đề án, dự án CNTT của Nhà nước khoảng 9.500 tỉ đồng (tương đương 600 triệu USD), nhưng chỉ giải ngân được 1.900 tỉ đồng.

Cộng thêm khoản chi của các địa phương, tổng ngân sách chi tiêu cho CNTT của Nhà nước đạt khoảng 190 triệu USD, chiếm khoảng 28% thị trường.

Năm năm qua, thị trường PM VN luôn đạt mức tăng trưởng trên 40%/năm. Năm 2006, doanh số thị trường PM trong nước đạt khoảng 285 triệu USD, thị trường nội dung số đạt khoảng 93 triệu USD.

Theo ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ phó Vụ Công nghiệp CNTT thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có khoảng 750 DN với khoảng 35.000 người làm PM, trong đó số DN tham gia gia công XK khoảng 150 đơn vị.

Công nghiệp PM VN năm 2006 đạt tổng doanh số 350 triệu USD, trong đó XK 110 triệu USD. Theo dự báo, khi chiến lược ứng dụng CNTT cho các cơ quan, đơn vị nhà nước và DN ngày càng được đẩy mạnh, thì thị trường PMNĐ cũng có cơ hội phát triển mạnh hơn, đặc biệt là thị trường nội dung số đang phát triển khá sôi động.

... nhưng chưa nhiều khách hàng
Thị trường PMNĐ muốn phát triển mạnh thì phải có khách hàng nội địa. Khách hàng nội địa, như đã nói ở trên, là hệ thống các cơ quan nhà nước và DN.

Năm 2006, các đề án, dự án ở cấp trung ương giải ngân được 1.900 tỉ đồng/khoảng 9.500 tỉ đồng, chỉ đạt 20%. Như vậy, không chỉ ít khách hàng mà còn do các khách hàng hiện hữu ứng dụng CNTT quá chậm.

Ơ đây có thể nhắc đến vụ án
Đề án 112, hàng ngàn tỉ đồng chi ra để ứng dụng CNTT, song trong đó, các PM dùng chung gần như không thể chạy chung cho tất cả các đơn vị được thụ hưởng. Tỉ lệ ứng dụng CNTT thấp, tốc độ ứng dụng trong mỗi đơn vị, DN còn chậm, lại còn xảy ra các bê bối tài chính và trục trặc về kỹ thuật..., chính là các yếu tố hạn chế thị trường PMNĐ trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Trọng Đường cho biết thêm, hiện có 86,5% DN ứng dụng CNTT nhưng mức độ rất khác nhau. Số DN ứng dụng các giải pháp quản lý nguồn tài nguyên DN (ERP) chỉ đạt 7%. Tỉ lệ ứng dụng ERP của DN trên địa bàn Hà Nội còn thấp hơn. Theo ông Vũ Tấn Cương-GĐ Trung tâm Giao dịch CNTT thuộc Sở BCVT Hà Nội, chỉ có 1,1% số DN ở Hà Nội ứng dụng ERP, 80% DN ứng dụng PM nhưng trong đó 20% chỉ ứng dụng ở mức độ PM văn phòng.

Nhìn chung, các khách hàng lớn thuộc các ngành tài chính, ngân hàng, hàng không, dầu khí... đều rơi vào tay các hãng PM đến từ nước ngoài, với các giải pháp trị giá hàng triệu, hàng chục triệu USD.

Hạn chế của thị trường PMNĐ theo cách nhìn của tiến sĩ Hoàng Lê Minh-Phó GĐ Sở BCVT TPHCM - còn do cơ chế đấu thầu mua sắm PM chưa hoàn thiện, thiếu khung pháp lý và các quy định, hướng dẫn.

Tuy nhiên, khi khách hàng trong nước, đặc biệt là các khách hàng lớn, chưa đến với PMNĐ nhiều, còn vì năng lực của các Cty PM VN và sự hạn chế trong sản phẩm của họ. Phát triển PM chưa gắn với dịch vụ triển khai và tích hợp hệ thống, theo ông Minh, đã đưa đến hiệu quả thấp và nhiều rủi ro cho khách hàng.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0