Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/10/2007
Bộ Thông tin Truyền thông lập danh mục sản phẩm CNTT

Máy tính phục vụ hội nghị ASEM 5 (10/2004) là sản phẩm nội địa. Ảnh: V.T

Máy tính phục vụ hội nghị ASEM 5 (10/2004) là sản phẩm nội địa. Ảnh: V.T.

Đa số ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong ngành cho rằng danh mục này cần được cập nhật thường xuyên và phải thể hiện rõ là danh sách có tính chất tham khảo.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết đây sẽ là những sản phẩm được ưu tiên trong đầu tư, mua sắm dùng vốn ngân sách Nhà nước, bao gồm cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ CNTT đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, xuất xứ. "Sản phẩm phần cứng có tên trong danh mục phải được nghiên cứu, sản xuất hoàn toàn trong nước, tạo việc làm cho tối thiểu 50 lao động Việt Nam hoặc có 25 giá trị sản phẩm được làm ở nội địa", ông Đường nói. "Bên cạnh đó, chúng phải phù hợp tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đó cần có chứng chỉ ISO 9001".

Quy định cho các phần mềm và nội dung thông tin số tham gia vào danh mục là phải được các doanh nghiệp trong nước phát triển hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Riêng phần mềm ra đời ở nước ngoài phải được chỉnh sửa, nâng cấp hoặc bản địa hoá phù hợp với người dùng Việt Nam và việc đó cần tạo việc làm cho 30 lao động trong nước.

Các dịch vụ CNTT là do các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm hoặc có chứng chỉ ISO hay chứng chỉ quản lý chất lượng tương đương của Việt Nam hoặc quốc tế.

Hầu hết chuyên gia CNTT được mời đóng góp ý kiến tư vấn cho việc xây dựng danh mục này đều cho rằng vấn đề là phải làm sao cập nhật được các loại sản phẩm bởi nguyên tắc tiêu dùng mới là mấu chốt. "Danh mục phải thể hiện rõ được người Việt đã làm được những gì và đã có gì ở từng thời điểm cụ thể. Tôi cho rằng ngay cả việc cập nhật những sản phẩm chất lượng chưa cao cũng là một cách mô tả hiện trạng công nghệ", ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC, bày tỏ quan điểm.

Giám đốc CMS Nguyễn Phước Hải cho rằng các tiêu chí của danh mục tương đối hợp lý. "Theo tôi, có thể tham khảo hệ thống của Tổng cụ Đo lường chất lượng. Cũng cần nêu rõ thời hạn ứng dụng sản phẩm và kèm theo đó là việc thẩm định lại để đảm bảo chất lượng", ông nói.

Có rất nhiều ý kiến khẳng định cần phải có một cơ chế rõ ràng để làm sao danh mục này mang đúng nghĩa là hệ thống tham khảo chứ không phải là chính sách bắt buộc trong đầu tư mua sắm khi dùng vốn ngân sách Nhà nước.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0