Thứ bảy, 18/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/10/2007
Nguồn mở là cách tốt nhất để mở ra các giá trị của công nghệ thông tin?

Nguồn mở thực sự là cách tốt nhất để mở khoá cho giá trị của công nghệ thông tin, Michael Tiemann, chủ tịch của Sáng kiến Nguồn mở – OSI, nói tại Hội nghị về nguồn mở của Gartner ngày 20/09 vừa qua.

Chủ tịch OSI nói nguồn mở mang lại một nền tảng điều hành chung đúng đắn.

LAS VEGAS – Nguồn mở thực sự là cách tốt nhất để mở khoá cho giá trị của công nghệ thông tin, Michael Tiemann, chủ tịch của Sáng kiến Nguồn mở – OSI, nói tại Hội nghị về nguồn mở của Gartner ngày 20/09 vừa qua.

“Nguồn mở có thể cho bạn một nền tảng điều hành chung trên thực tế và nếu bạn sử dụng Linux như một công cụ san bằng cách biệt, thì các con tàu riêng rẽ tất cả sẽ là đúng với chính bản thân chúng hơn là việc đâm vào nhau”, ông nói, đưa ra thực tế rằng ngay cả Microsoft cũng đã đệ trình 2 trong số các giấy phép của họ lên OSI để thông qua, mặc dù như một công ty thì nó còn có mâu thuẫn trong tư tưởng đối với nguồn mở.

Tiemann cũng bảo vệ bản cập nhật được tung ra gần đây cho GNU GPL (General Public License), chỉ ra rằng OSI và Tổ chức Phần mềm Tự do đã tán thành nhiều hơn là không tán thành.

Giấy phép nguồn mở GPLv3 được tung ra gần đây, mà nó đã được chứng thực gần đây bởi OSI như một giấy phép tuân thủ nguồn mở, phản ánh được sự trả lời cho những thay đổi đáng kể về pháp lý 17 năm qua và những giải thích làm sáng tỏ mới về luật về sao chép và là một cam kết ổn định cho các nguyên tắc, ông nói.

“Đi từ GPLv2 tới GPLv3 không phải là một thay đổi lớn, nhưng là một nâng cấp lên”, ông nói, lưu ý rằng hiện nay có 2 triệu nhà lập trình phát triển nguồn mở được kết nối, những người cần một giấy phép mà nó phản ánh những thực tế hiện nay.

Phong trào phần mềm tự do (FSF) là một phong trào được dẫn dắt bởi một ý thức về đạo đức, trong khi OSI và định nghĩa về nguồn mở của nó phản ánh 10 phương pháp được chú ý là rất khoa học.

“Triết lý của OSI là để quan sát, trong khi FSF là để tin tưởng. Nhưng 2 thứ này hài hoà với nhau và chúng ta đồng thuận hơn bất đồng”, ông nói, chỉ ra rằng nhiệm vụ của OSI là giáo dục và tán thành về chủ đề nguồn mở và có trách nhiệm đối với cộng đồng nguồn mở trong khi lôi kéo cả cộng đồng doanh nghiệp nữa.

Được hỏi vì sao OSI gần đây đã chấp thuận giấy phép thẩm quyền công cộng chung – CPAL (Common Public Attribution License), giấy phép mới đầu tiên được thông qua trong thời gian ngắn, Tiemann nói ông không tán thành với giấy phép gốc ban đầu mà nó đã được đệ trình bởi SocialText.

“Tôi cảm thấy rằng việc cung cấp thẩm quyền chung trong phiên bản gốc ban đầu của giấy phép này có thể gây đổ vỡ cho một hoặc nhiều hơn trong số 10 phương pháp của OSD. Trong thời gian giấy phép CPAL đuợc làm lại và đổi tên và được đệ trình lên, nó đã đưa ra một dự phòng an toàn có thể sử dụng được và rất rộng lớn cho việc làm cách nào mà dự phòng thẩm quyền đó có thể được vận hành, mà nó không hiện diện trong đệ trình gốc ban đầu của GAP”, ông nói.

Được hỏi những gì ông thực sự muốn thấy vào năm 2015, Tiemann nói ông muốn thấy một hệ thống công nghệ thông tin về chăm sóc y tế làm việc.

“Chúng ta cần hỏi liệu một hệ thống sở hữu độc quyền có là cách đi cho việc này, liệu nguồn mở có là cách đi đúng, hoặc nếu có cách khác không. Mô hình thị trường tự do đằng sau World Wide Web và Internet là một thứ có thể được áp dụng cho chăm sóc y tế, nhưng chỉ được nếu có ý chí để làm như vậy”, ông nói.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0