Thứ tư, 17/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/10/2007
Tài trợ, cho vay ưu đãi đến 0%

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài vừa ký quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin TPHCM (QPTNL) với vốn hoạt động ban đầu là 20 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự bù đắp thu chi. Đặc biệt, quỹ không chỉ có các hoạt động tài trợ mà còn có nhiều hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất 0%.

Ra đời và hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận, QPTNL chủ yếu hỗ trợ tài chính cho học viên, các chương trình phát triển nhân lực và các dự án đầu tư về đào tạo CNTT. Ngoài nguồn vốn được cấp ban đầu từ ngân sách Nhà nước, sau đó, vốn hoạt động của quỹ sẽ được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách thành phố, ngân sách Trung ương, vốn tự nguyện đóng góp, tài trợ của các tổ chức và cá nhân, lợi nhuận từ việc cho vay phục vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

Hoạt động không phải vì mục đích lợi nhuận, QPTNL sẽ hỗ trợ tài chính cho đối tượng theo hai hình thức là tài trợ và cho vay. Trong đó, nhiều đối tượng sẽ được vay vốn ưu đãi không lãi suất, một số đối tượng khác thì được vay vốn ưu đãi với lãi suất 2%/năm. Đặc biệt, quỹ có dành một phần vốn của mình cho việc tài trợ và trao các giải thưởng CNTT.

Cụ thể, hình thức tài trợ sẽ áp dụng cho các chương trình phát triển nhân lực CNTT của thành phố trong kế hoạch xây dựng hàng năm như: giải thưởng CNTT dành cho học viên và chuyên viên xuất sắc; tổ chức các khóa học chuyên đề, tập huấn cho giảng viên của các trung tâm đào tạo để nâng cao trình độ giảng viên CNTT; tổ chức hội thảo về hoạt động đào tạo, nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT tại TPHCM; tài trợ chi phí bản quyền giáo trình, phần mềm phục vụ đào tạo cho các đơn vị đào tạo có dự án hoặc phương án đầu tư về đào tạo CNTT không sử dụng vốn vay của QPTNL. Theo đó, các cá nhân và tổ chức thuộc diện đối tượng sẽ gửi văn bản đề nghị tài trợ về Ban điều hành quỹ để xem xét và lập kế hoạch tài trợ cụ thể trình Hội đồng Quản lý phê duyệt. Kinh phí cho hoạt động tài trợ của quỹ này tối đa là 500 triệu đồng/năm.

Hình thức cho vay nhằm cung cấp học phí cho học viên theo học các chương trình CNTT; các tổ chức có nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ CNTT cho nhân viên; các cơ sở đào tạo có nhu cầu vay vốn cho học viên vay lại; các tổ chức đầu tư triển khai hoạt động đào tạo, với điều kiện là nội dung chương trình, dự án và tổ chức đào tạo phải thuộc danh sách tài trợ của quỹ. Theo đó, học viên được vay tối đa 70% học phí, mức vay tối đa là 10 triệu đồng; học viên thuộc diện chính sách sẽ được xét vay 100% học phí, không lãi suất, thời hạn vay tối đa là 3 năm, thời gian gia hạn tối đa 1 năm. Doanh nghiệp có thể vay tối đa 70% học phí cho nhân viên, mức vay tối đa 100 triệu đồng, không lãi suất. Các tổ chức vay để triển khai dự án đào tạo cần có tối thiểu 30% mức vốn đầu tư dự án, vay tối đa 70% để đầu tư trang thiết bị tin học, giáo trình, lãi suất 2%/năm; đơn vị đào tạo cho học viên vay lại có thể vay với mức tối đa không quá 10% vốn của quỹ, không lãi suất, thời hạn vay là 5 năm.

QPTNL do Sở Bưu chính – Viễn thông quản lý, tổ chức và hoạt động theo quy chế quản lý quỹ do UBND TPHCM ban hành. 

Theo SGGP

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0