Thứ hai, 22/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/10/2007
Stallman: Bạn đã sẵn sàng đấu tranh vì tự do? (Phần 2)

Sau rất nhiều năm, cuối cùng ông có thấy được cuối đường hầm, khi mà phần mềm tự do sẽ lấy lại được vị trí ban đầu của nó, bằng việc áp đảo các máy chủ trong chục năm tiếp sau?

Stallman: Những người vận hành máy chủ phải có sự tự do, tất nhiên, nhưng các máy tính mà chúng trực tiếp ảnh hưởng tới hầu hết sự tự do của người sử dụng là các máy tính họ gõ lên đó. Đó là những máy tính nơi mà việc áp dụng các phần mềm tự do là quan trọng nhất. Với việc hệ điều hành sở hữu độc quyền được thiết kế ngày một gia tăng để hạn chế và kiểm soát người sử dụng, với việc quản lý “các hạn chế” số, người sử dụng của họ bị nô dịch bây giờ còn nhiều hơn so với trước kia. Nếu bạn không muốn xiềng xích trên tay và chân, thì lối thoát duy nhất của bạn là chuyển sang một hệ điều hành tự do.

Mọi người sử dụng những khái niệm như “phần mềm tự do” và “mã nguồn mở” dường như chúng là cùng một thứ. Điều này có đúng hay không?

Stallman: Về ý tưởng, phần mềm tự do và phần mềm nguồn mở là khác nhau như nó có thể. Phần mềm tự do là một phong trào chính trị; nguồn mở là một mô hình phát triển.

Phong trào phần mềm tự do có liên quan tới các giá trị đạo đức và xã hội. Mục đích của chúng tôi là chiến thắng, đối với người sử dụng máy tính, sự tự do để hợp tác và kiểm soát hệ thống máy tính của chính chúng ta. Vì thế, bạn phải có 4 quyền tự do cơ bản này cho từng chương trình mà bạn sử dụng:

Để chạy chương trình như bạn muốn

Để nghiên cứu mã nguồn và thay đổi nó sao cho chương trình đó làm những gì bạn muốn.

Để phân phối lại chính xác các bản sao khi bạn muốn, hoặc cho không chúng hoặc bán chúng.

Để phân phối các bản sao các phiên bản đã được bạn sửa đổi khi bạn muốn.

Khái niệm “nguồn mở” đã được đưa ra vào năm 1998 bởi những người không muốn nói về “tự do” hoặc “sự tự do”. Họ gắn khái niệm của họ với một triết lý mà nó đưa ra chỉ các giá trị của sự thuận tiện trong thực tế.

Những người ủng hộ mã nguồn mở (mà tôi không phải) khuyến khích một “mô hình phát triển” trong đó người sử dụng tham gia vào sự phát triển, nói rằng điều này về cơ bản làm cho phần mềm “tốt hơn” - và khi họ nói “tốt hơn”, họ ám chỉ rằng chỉ có nghĩa về mặt kỹ thuật. Với việc sử dụng khái niệm này như vậy, hoàn toàn, họ nói rằng chỉ là vấn đề về sự thuận tiện trong thực tế – chứ không phải là sự tự do của bạn.

Tôi không nói họ sai, nhưng họ đang đánh mất điểm. Nếu bạn bỏ qua những giá trị của sự tự do và sự đoàn kết xã hội, và đề cao chỉ sức mạnh của phần mềm đáng tin cậy, thì bạn đang phạm một sai lầm hết sức khủng khiếp.

Điều tương tự đang xảy ra với Linux, mã nguồn cho nó đã được tung ra vào năm 1991. Mọi người quen gọi Linux đồng nghĩa với GNU, giống hệt như Windows trở nên đồng nghĩa với hệ điều hành máy tính cá nhân. Nhưng chúng không phải là cùng một thứ, phải không thưa ông?

Stallman: Tôi không chắc những gì bạn ám chỉ chữ “giống hệt”. Windows là tên chính thức (không phải là đồng nghĩa) đối với một hệ điều hành sở hữu độc quyền và chinh phục được người sử dụng được phát triển bởi Microsoft. Tuy nhiên, Linux không phải là một hệ điều hành, mà chỉ là một phần của một hệ điều hành. Linux là một nhân: thành phần của một hệ điều hành mà nó phân bố các tài nguyên của máy cho các chương trình mà bạn chạy. Nó được đưa ra lần đầu vào năm 1991 như một phần mềm không tự do; giấy phép của nó không cho phép phân phối theo cách thương mại.

Năm 1984, tôi đã tung ra phát triển của hệ điều hành GNU, mục đích của nó là trở thành một phần mềm tự do và vì thế cho phép người sử dụng chạy các máy tính và có sự tự do. Dự án GNU trải qua một công việc quá lớn tới mức hầu hết các bạn tôi đã nói nó là không tưởng. Vào năm 1992, hệ thống GNU đã hoàn chỉnh ngoại trừ nhân của nó. (Dự án về nhân của riêng chúng tôi, được bắt đầu vào năm 1990, đã tiến triển rất chậm). Vào tháng 02/1992, Linus Torvalds đã thay đổi giấy phép của Linux, biến nó thành phần mềm tự do.

Nhân Linux đã điền đầy khoảng cách cuối cùng trong GNU; tổ hợp, GNU/Linux, đã trở thành hệ điều hành tự do đầu tiên mà nó có thể chạy trên một máy tính cá nhân. Hệ thống này đã được tung ra như GNU với sự bổ sung của Linux. Xin hãy đừng gọi nó là “Linux”; nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ làm cho người lập trình phát triển chính yếu mất lòng tin. Xin hãy gọi nó là “GNU/Linux” và hãy nhắc tới chúng tôi một cách bình đẳng.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0