Thứ hai, 22/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/10/2007
Stallman: Bạn đã sẵn sàng đấu tranh vì tự do? (Phần 1)

Lời người dịch: Nói “phần mềm nguồn mở” hay “phần mềm tự do” là với cả các triết lý đi kèm. Chuỗi bài này đưa ra những triết lý bên trong của “phần mềm tự do” mà Stallman đã chỉ ra.

Bạn đã sẵn sàng đấu tranh vì tự do hoặc bạn còn quá lười không thể chống đỡ? Đó là thách thức mà Richard Stallman đưa ra cho cộng đồng nguồn mở trong phỏng vấn quan trọng này từ tạp chí anh em của chúng tôi là Computerworld Brazil. Ông cũng nói lên quan điểm của mình về Microsoft, Linus Torvald và hơn nữa.

Theo: http://www.computerworlduk.com/management/it-business/supplier-relations/in-d...

Ông đã đưa ra dự án GNU vào tháng 09/1983 để tạo ra một hệ điều hành tự do giống như Unix, và từng là kiến trúc sư đầu đàn và là người tổ chức cho dự án từ đó. Vì sao ông không bắt đầu nó ngay từ nơi ban đầu đó? Ngược về đó rõ ràng là phần mềm đã trở nên có sở hữu độc quyền?

Stallman: Trong năm 1983, tất cả các hệ điều hành đều là sở hữu độc quyền, các phần mềm không tự do. Không thể mua một máy tính và sử dụng nó trong tự do. Các phần mềm sở hữu độc quyền giữ những người sử dụng bị chia rẽ và bơ vơ, bằng cách quên họ để chia sẻ nó và từ chối họ mã nguồn để thay đổi nó. Cách duy nhất tôi có thể sử dụng máy tính trong tự do là phát triển hệ điều hành khác và làm cho nó thành phần mềm tự do. Tôi đã tuyên bố kế hoạch vào tháng 09/1983, và bắt đầu phát triển hệ thống GNU vào tháng 01/1984.

Ngày 03/02/1976, Bill Gates viết “bức thư mở cho những người yêu thích” nổi tiếng của mình, nơi mà ông ta nói rằng các phần mềm phải được trả tiền [cho] giống như với phần cứng. Liệu ông có khi nào đọc tuyên ngôn đó? Ông có ấn tượng gì về điều này khi đó?

Stllman: Tôi không bao giờ nghe về nó. Tôi không phải là một người yêu thích, tôii là một nhà lập trình phát triển hệ thống được thuê làm việc tại Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo của Đại học Công nghệ thông tin Massachusets. Tôi có quan tâm chút its trong các bộ vi xử lý 16bit, vì PDP-10 của phòng thí nghiệm, với một bộ nhớ tương đương 2.5MB, đã là thú vị hơn rồi. Pascal (ngôn ngữ) vừa yếu và vừa thiếu trang nhã nếu so sánh với Lisp, ngôn ngữ mức cao của chúng tôi, và đối với những thứ cần phải nhanh, ngôn ngữ assembler là mềm dẻo hơn cả.

Tôi không biết làm thế nào tôi có thể phản ứng được lúc đó nếu tôi thấy được ghi chú đó. Kinh nghiệm của tôi tại phòng thí nghiệm AI đã dạy tôi đề cao tinh thần chia sẻ và phần mềm tự do, nhưng tôi đã không đi đến kết luận rằng các phần mềm không tự do (sở hữu độc quyền) là một thứ bất hợp pháp. Vào năm 1976 tôi đã không sử dụng bất kỳ phần mềm không tự do nào rồi. Chỉ trong năm 1977, khi Emacs đã chuyển sang hệ thống chia sẻ thời gian Twenex không tự do mà tôi bắt đầu có kinh nghiệm về sự kinh tởm của phần mềm sở hữu độc quyền. Sau đó, tôi đã cần thời gian để nhận thức điều này như một vấn đề về đạo đức và chính trị.

Ông nghĩ thế nào về sở hữu trí tuệ?

Stallman: Tôi thận trọng không sử dụng khái niệm gây nhầm lẫn trong suy nghĩ của mình, vì nó làm cho không tham chiếu được tới một thứ mạch lạc, mặc dù nó dường như là lừa dối. Khái niệm này kết với những luật lệ mà chúng gây ra những vấn đề hoàn toàn khác, dường như chúng là một chủ đề.

Bản quyền sẽ tồn tại, và tôi có những ý kiến về luật bản quyền. Các bằng sáng chế cũng sẽ tồn tại, nhưng luật về bằng sáng chế hầu như hoàn toàn khác với luật về bản quyền. Ý kiến của tôi về luật về bằng sáng chế cũng hoàn toàn khác với ý kiến của tôi về luật bản quyền. Luật về thương hiệu cũng sẽ tồn tại và nó không có gì chung với luật bản quyền và luật về bằng sáng chế. Nếu bạn muốn nghĩ rõ ràng về bất kỳ luật nào này, bước đầu tiên là khẳng định chắc chắn về việc đối xử với chúng như 3 đối tượng khác nhau.

Nếu bạn nói gì đó về “sở hữu trí tuệ”, bạn đang cố khái quát hoá về 3 luật mà chúng hoàn toàn khác nhau đó. Bất kể bạn nói gì cũng sẽ là một thứ khái quát hoá ngu xuẩn, vì rằng khái niệm đó chỉ dẫn tới điều như vậy. Tôi đã quyết định tránh cái bẫy đó bằng việc không bao giờ sử dụng khái niệm đó. [xem ở đây để có được sự giải thích thêm].

Điều gì quan trọng hơn với ông, nền tảng người sử dụng GNU rộng lớn hay nền tảng những nhà lập trình phát triển rộng lớn của nó?

Stallman: Tôi đánh giá chúng cả 2, nhưng không thứ nào là chính cả. Chúng tôi đã không phát triển GNU chỉ để làm cho nó giành thắng lợi về kỹ thuật, hoặc chỉ để có một thành công. Mục đích của chúng tôi là chiếm được sự tự do, cho bản thân chúng tôi và cho các bạn.

Điều quan trọng đối với GNU là nó cung cấp một phương thức sử dụng máy tính trong sự tự do. Nhưng điều đạt được này là thứ nhất thời. Có hàng trăm các phát tán distro GNU/Linux, và gần nhwu tất cả đều có vài phần mềm không tự do.

Năm 1992, GNU/Linux đã làm cho nó có thể lần đầu tiên sử dụng một máy tính cá nhân và giữ được sự tự do của bạn. Tới năm 2000, oái oăm thay, mỗi phiên bản GNU/Linux đã đưa vào các phần mềm không tự do và vì vậy đã mời những người sử dụng đầu hàng sự tự do của họ bằng việc cài đặt một vài thứ đó. Ngày hôm nay, tôi hân hạnh nói rằng, các phát tán Ututo và gNewSense là 100% phần mềm tự do.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0