Thứ hai, 06/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/09/2007
Mạng toàn cầu – Ý nghĩa đối với tôi?

Sự mở rộng nhanh chóng của mạng Internet đã tạo nên 1 tỷ người dùng. Nhưng những người dùng trong số những tỷ người dùng sắp tới sẽ rất khác biệt so với 1 tỷ người dùng đầu tiên – và họ cũng sẽ sử dụng mạng Internet theo những cách thức hết sức khác biệt.

Hiện nay, phần lớn người sử dụng mạng Internet là những người nói tiếng Anh, có mức thu nhập trên mức nghèo khó, sử dụng mạng Internet một cách thường xuyên cho mục đích giải trí và đã có quan điểm rõ ràng về vấn đề sở hữu trí tuệ.

Những tỷ người dùng mới dường như sẽ rất khác về tất cả các phương diện nói trên. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), các nhà xây dựng và quản lý luật pháp và các nhà cung cấp dịch vụ đều cần phải đặt ra cùng một câu hỏi mà những người dùng mới sẽ hỏi chúng ta: “Mạng có ý nghĩa như thế nào đối với tôi?”.

Xin trích dẫn một số con số thống kê: trên 81% của 1,1 tỷ người dùng Internet hiện tại sử dụng và giải trí trên mạng chỉ thông qua 10 ngôn ngữ. Tuy nhiên, những tỷ người dùng mới dường như sẽ có một đặc điểm rất khác biệt.

Sẽ có khoảng 500 triệu người dùng ở Đông Nam Á, hơn 1 tỷ người ở châu Á và hơn 900 triệu người ở châu Phi chiếm một phần lớn trong số những tỷ người dùng mới. Không có ngôn ngữ nào của họ hiện nay nằm trong số 10 ngôn ngữ phổ thông nhất trên mạng. Vì thế, từ rất nhiều phương diện, đối với thế giới đang phát triển thì mạng chỉ đơn thuần là một nơi câm lặng.

Ngay cả khi đã có những bước tiến rất dài về những phát minh công nghệ, và dù giờ đây các cộng đồng ở vùng sâu vùng xa đã có thể truy nhập vào thế giới số ở mức chi phí chấp nhận được, yếu tố mấu chốt trong việc những người dùng mới sẽ ứng dụng công nghệ còn vượt ra khỏi phạm đơn thuần của khả năng truy nhập. Một trong những thách thức chủ yếu là ý nghĩa đối với người dùng – hay nói một cách khác, dưới dạng một câu hỏi: “Điều đó có ý nghĩa gì đối với tôi?”.

Khi không có một lý do rõ ràng hoặc mức độ hữu ích, mạng Interenet sẽ tiếp tục “câm lặng” đối với những khu vực đã được đề cập đến ở trên. Trách nhiệm thuộc về các nhà lãnh đạo công nghệ và các chính phủ trong việc xây dựng nên những chiến lược nhằm thu hẹp khoảng cách số và giải quyết những thách thức trên phạm vi rộng lớn này.

Một trong những vấn đề quan trọng đối với những tỷ người dùng mới không chỉ đơn thuần là triển khai các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng ICT lớn như là nền tảng để giải quyết các vấn đề về khoảng cách số của quốc gia mà còn là việc cung cấp được những nội dung số mang tính địa phương và có ý nghĩa đối với người dùng.

Thách thức về nội dung

Có 4 lĩnh vực chung sẽ có ảnh hưởng đến những người dùng mới. Đó là: 1. Ngôn ngữ của nội dung số; 2. Nội dung số và những dịch vụ điện tử được cung cấp; 3. Chi phí về sở hữu trí tuệ trong nội dung số; 4. Sự chồng chéo của các nguồn lực

Trước hết đề cập đến vấn đề ngôn ngữ. Hơn 81% trong số những người dùng mạng Internet hiện tại chỉ tương tác qua mạng bằng 10 ngôn ngữ. Tuy nhiên, không có ngôn ngữ nào trong số mười ngôn ngữ đó là ngôn ngữ địa phương của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á (500 triệu người dùng), Nam Á (hơn một tỷ người dùng) hoặc châu Phi (hơn 900 triệu người dùng) – những người dường như sẽ chiếm số đông trong số những người dùng mới. Do đó, trên rất nhiều phương diện, đối với thế giới đang phát triển, mạng chỉ đơn thuần là một nơi câm lặng.

Thứ hai là nội dung và các dịch vụ, hay cách thức con người sử dụng mạng. Phần lớn người dùng hiện nay đang ở các quốc gia đã phát triển, với mức lương hàng năm hàng chục nghìn đô la, rất khác biệt đối với những người dùng tiềm năng mà chúng ta đã đề cập đến ở trên.

Cũng có khả năng một số lượng lớn trong số đó nằm trong một tầng lớp được Ngân hàng Thế giới mô tả là “Cực kỳ nghèo đói”; có nghĩa là họ đang sống dưới mức chi tiêu 2 USD/ngày.

Điều đó có nghĩa là những nội dung hiện đang hấp dẫn và gắn kết mọi người, ví dụ như việc bán sách giảm giá ở New York thông qua trang web trực tuyến Amazon, du lịch hạ giá… sẽ không có ý nghĩa gì đối với họ cả. Vì thế, rõ ràng là những mối quan tâm đến nội dung số của họ sẽ rất khác biệt so với những người đang sống tại Mỹ và kiếm được trung bình 33.000 USD/năm.

Ví dụ như tại một Trung tâm viễn thông ở vùng nông thôn Hàn Quốc, mặc dù việc sử dụng ICT để xúc tiến và bán các sản phẩm không phải là ưu tiên duy nhất, nhưng chỉ sau vòng 2 năm, 50% số các cộng đồng cho thấy có sự gia tăng về mức thu nhập được trực tiếp quy về việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong một nghiên cứu về các khu phi đô thị khác do Intel thực hiện với 500 quán cà phê Internet/Trung tâm viễn thông cộng đồng, 80% khối lượng sử dụng trong tất cả mọi nhóm dân số liên quan đến các nội dung thông tin-giáo dục và các ứng dụng mạng (email, chat, blog…). Như vậy, nói chung, trong khi một nửa thế giới muốn giải trí bằng các nội dung số, nửa còn lại cần phải được duy trì thông qua nội dung và các dịch vụ điện tử.

Vấn đề thứ ba là chi phí Quyền Sở hữu Trí tuệ (intellectual property rights - IPR) về các nội dung, đặc biệt là các nội dung đa phương tiện. Tại một số khu vực, nội dung đa phương tiện không tồn tại dưới nhiều ngôn ngữ và chỉ có ý nghĩa đối với những cộng đồng nông thôn tại các thị trường đang phát triển (ví dụ như Ấn Độ). Tuy nhiên, phần lớn trong số những nội dung này lại được phát triển tại các thị trường đã phát triển, với mô hình về giá cả được quyết định bởi những thị trường đó.

Nhưng nhu cầu đối với những nội dung này sẽ ít có ý nghĩa đối với những tỷ người dùng mới nếu chi phí cấp phép IPR được thông qua với cùng một mức giá như áp dụng đối với những thị trường đã phát triển. Nhu cầu không phải là vấn đề, nhưng thay vào đó thì cấu trúc giá IPR có ý nghĩa đối với thu nhập tự do của người dùng.

Điều đó được minh chứng trong một số trường hợp nơi có vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ - đó là, việc sao chép/hoặc phân phối một cách trái phép những nội dung đa phương tiện – đã hỗ trợ chi phí truy nhập thấp hơn, với sự phát triển của hàng chục triệu người dùng (có trả tiền) mới.

Tuy nhiên, số lượng những khuynh hướng sáng tạo để vượt qua những thách thức này đang ngày càng nhiều lên. Nội dung số có tích hợp và được tài trợ bởi quảng cáo là một ví dụ, và nó dường như được chấp nhận bởi những thị trường kém phát triển.

Ví dụ như theo một cuộc khảo sát trực tuyến mới tại 6 thị trường đang phát triển ở châu Á cho thấy, 28% số người được hỏi cho biết họ chấp nhận trả 1 USD để tải về một chương trình truyền hình dài 30 phút có kèm theo quảng cáo. Nhưng họ không sẵn sàng lắm trong việc trả 2 USD để mua cùng nội dung nhưng không kèm theo quảng cáo, điều đó cho thấy rằng ở cận dưới của khung giá cả, chi phí là một yếu tố quan trọng đối với việc xem những nội dung được điều chỉnh bởi luật sở hữu trí tuệ.

Vấn đề thứ tư và cũng là vấn đề cuối cùng là sự chồng chéo về công sức và nguồn lực để cung cấp nội dung số. Tại một số hội nghị bàn tròn của các chính phủ ASEAN gần đây, một điều rõ ràng là chỉ trong một lĩnh vực là nông nghiệp thôi cũng đã có sự chồng chéo lớn về nội dung đa phương tiện trên mỗi chủ đề.

Điều đó cũng đúng đối với những nỗ lực xây dựng nội dung trong các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân; thường thì những cái chung là lớn hơn những sự khác biệt, thậm chí là cả giữa các quốc gia đang phát triển.

Điều đó làm mất đi hai cơ hội chính. Trước hết, có những phần chung rõ ràng về nội dung ở những thị trường đang phát triển (không liên quan đến địa điểm), mà các chính phủ có thể khai thác và phối hợp những nỗ lực để tiết kiệm một lượng lớn tài nguyên.

Thứ hai là, như đã được chứng minh trong ngành công nghiệp sản xuất phim và hoạt hình, một phần lớn trong số những nội dung có cấu trúc (video, hình ảnh, âm thanh) nằm bên trong những bộ phim đó có thể được tái sử dụng và chuẩn hóa, không phụ thuộc vào nội dung hoặc văn hóa.

Một hướng đi tới

Một điều tốt lành là các ngành công nghiệp, các quan chức và các nhà thi hành pháp luật đang thức tỉnh trước những vấn đề này và những cơ hội cũng đang xuất hiện.

Ví dụ như, một nhóm đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã nhóm họp vào tháng 1/2007 cùng với các nhà lãnh đạo của Thung lũng Silicon để khám phá cách thức mà ngành công nghiệp công nghệ, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) có thể đến được với nhau nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới, được gọi với tên cụ thể là “nội dung đa phương tiện địa phương” như là một trong những khu vực đầy hứa hẹn cho nghiên cứu.

Hai năm trước, Intel và Ủy ban Quốc gia về UNESCO của Philippines và Ủy ban Phillipines về Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã soạn thảo một dự thảo văn bản đề xuất mang tên “Khu vực công trí tuệ điện tử” (‘eKnowledge Public Domain’ - eKPD). Mô hình eKPD có một số trụ cột để thúc đẩy trí tuệ điện tử ở một số khu vực đang phát triển.

Những trụ cột này có trọng tâm là thông tin của một khu vực công hoặc trung tâm trực tuyến - một trung tâm có thể gắn kết sự đóng góp của các lĩnh vực kinh tế-xã hội (các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp, y tế, giáo dục K-12), những nội dung và mô đun số đa phương tiện, theo một cấu trúc không bị điều chỉnh bởi IPR (‘IPR free’) đối với các quốc gia đang phát triển và được chi trả một phần bởi các cơ quan chính phủ.

Các quốc gia tham gia có thể cho phép rút bỏ nội dung khi cần thiết và làm tăng một cách đáng kể tốc độ tạo ra những nội dung có ý nghĩa với mức chi phí thấp hơn rất nhiều cho các chính phủ, và quan trọng hơn là – miễn phí đối với người sử dụng ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Sử dụng những nguồn tài trợ ban đầu của UNESCO và Intel, một dự án thử nghiệm được phát triển để kiểm chứng một số ý tưởng tại một trong những khu vực có những khó khăn về mặt kinh tế - xã hội của Philippines. Không chỉ có nội dung được tiếp thu và sử dụng tốt bởi cộng đồng, mà còn xuất hiện cả những hiện tượng thú vị khác.

Đôi nét về tác giả
Leighton Phillips phụ trách chương trình dành cho các thị trường đang phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Duơng. Ông làm việc tại Singapore và có thể liên hệ theo địa chỉ:
leighton.phillips@intel.com

Điều trở nên rõ ràng là niềm tự hào về quê hương và kiến thức đã thúc đẩy sản xuất (sản phẩm, dịch vụ, thông tin du lịch), và yếu tố cạnh tranh phổ biến đã xuất hiện, nâng cao cả sự quan tâm và chất lượng.

Một kết quả tương tự cũng đã được báo cáo tại Hà Nội từ một dự án tương tự của UNESCO tại Việt Nam, và những phát minh về eKPD vấn tiếp tục xuất hiện khi mà khái niệm này phát triển thêm lên.

Ví dụ, các trường đại học đang xây dựng những chương trình đào tạo được bản địa hóa; các chính phủ đang nghiên cứu những giải thưởng liên cộng đồng dành cho các nhà phát triển nội dung; các mạng lưới của nông dân dành cho chuỗi cung cấp nông thôn-thành thị và việc giám sát chuỗi giá trị cũng đang bùng nổ; việc tìm kiếm việc làm thông qua mạng xã hội trực tuyến và các phương thức khác cũng đang được thử nghiệm.

Intel đã tham gia vào những thảo luận về dự án và đồng tài trợ cùng với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác trong giai đoạn 2 của eKPD trong năm 2007, và cũng có các kế hoạch để triển khai nhiều dự án hơn nữa ở Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và một số quốc gia ở châu Phi và Đông Âu. Những dự án này sẽ nghiên cứu về các dịch vụ Web 2.0 và nâng các sáng kiến lên một tầm cao mới.

Và những điều đó sẽ là một thế giới khác biệt so với thu nhập tự do, Amazon và cờ bạc trực tuyến – nhưng tất cả những sáng kiến này đang chứng tỏ rằng những tỷ người sử dụng mới rất thích sử dụng mạng Internet dưới nhiều hình thức khác nhau so với những phương thức đang chiếm ưu thế hiện nay. Điều tốt đẹp là: họ đang tìm được câu trả lời cho câu hỏi “điều đó có ý nghĩa gì đối với tôi?”. Câu trả lời là: rất nhiều.

Theo TPonline

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0