Thứ sáu, 22/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/09/2007
Đối thoại ICT Việt - Mỹ: Kiến tạo sự kết nối

Trở về Mỹ sau khi dự Đối thoại ICT Việt - Mỹ, Đại sứ David Gross, Điều phối viên về Chính sách Thông tin và Truyền thông Quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ chia sẻ những ấn tượng về sự phát triển của "loại hình giao thông khác: Viễn thông" của VN và tầm quan trọng của VN trong nhìn nhận của Mỹ về các đối tác ICT. 

Đại sứ David Gross trao đổi với VietNamNet bên lề Đối thoại ICT Việt - Mỹ.

VietNamNet giới thiệu bài viết của Đại sứ David Gross về vấn đề này.

Sự gia tăng kì diệu của loại hình "giao thông" khác: Viễn thông 

Tháng 9/2007, tôi đến Việt Nam tham gia Đối thoại Công nghệ Thông tin và Truyền thông ICT Việt Nam - Hoa Kỳ được tổ chức lần đầu tiên. Cuộc gặp gỡ đầy thú vị.

Tại đây, đại diện ngành ICT và quan chức chính phủ cao cấp của hai nước đã thảo luận các chiến lược nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác của chúng ta trong lĩnh vực ICT. Là một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ về chính sách ICT quốc tế, tôi đặc biệt quan tâm đến hướng phát triển của ngành ICT tại đất nước năng động của các bạn.

Cuộc đối thoại về CNTT và truyền thông giữa 2 nước VN và Mỹ lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội đạt được khá nhiều đồng thuận và hiểu biết lẫn nhau.
Cuộc đối thoại về CNTT và truyền thông giữa 2 nước VN và Mỹ lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội đạt được khá nhiều đồng thuận và hiểu biết lẫn nhau.

 

- Cơ hội kinh doanh của các DN ICT Việt Nam tại thị trường Mỹ như thế nào, thưa ông?

Tôi có thể khẳng định Mỹ là một thị trường ICT tốt để DN các nước vào kinh doanh, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có một cộng đồng người Việt đông đảo tại Mỹ. Đây là thị trường khá lớn dành cho Việt Nam. Nhu cầu ICT của Mỹ rất lớn. Và việc kinh doanh ở Mỹ khá dễ dàng.

- Hiện nay, theo phản ánh của các DN ICT Việt Nam, khi thâm nhập thị trường Mỹ, họ còn gặp nhiều khó khăn, như vấn đề visa chẳng hạn?

Visa là vấn đề thường xảy ra không chỉ đối với Việt Nam mà với tất cả các nước. Chúng tôi sẽ làm hết sức để khiến tiến trình này ngày càng dễ dàng và có tính dự báo cao hơn.

Để tiến hành xin visa thuận lợi hơn, chúng tôi khuyến khích các DN Việt Nam đăng kí làm visa sớm, và trong đăng kí cần giải thích rõ ràng rằng những người này sang Mỹ để hoàn thành các dự án của Việt Nam. Đây không phải là công việc thường trực. Và sau khi hoàn thành dự án, họ có cam kết sẽ trở lại Việt Nam. Đây là vấn đề thuộc về quản lí của Chính phủ.

- Là người chịu trách nhiệm về chính sách ICT quốc tế của Mỹ, ông có thể cho biết Chính phủ Mỹ sẽ có chính sách, biện pháp gì để hỗ trợ cho các DN ICT Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ không?

Trước hết, chúng tôi sẽ giúp cung cấp sự hỗ trợ thông tin tốt hơn về cách thức kinh doanh ở thị trường Mỹ cho các DN Việt Nam. Việc này có thể được tiến hành thông qua các hoạt động hợp tác song phương giữa các bộ, ngành, cơ quan chức năng hai nước và các tổ chức dân sự.

Hai là, chúng tôi sẽ tìm các biện pháp để giảm rào cản trong vấn đề ICT. Điều này có thể đạt được thông qua đối thoại tích cực giữa hai bên như Đối thoại ICT Việt - Mỹ này.

- Ngược lại, Chính phủ Việt Nam cần làm gì để thu hút nhiều hơn các DN ICT Mỹ vào đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam?

Để thu hút, tất cả các quốc gia đều cần phải cạnh tranh. Mỹ, Việt Nam, Malaysia, Inđônêxia đều cần phải cải thiện môi trường kinh doanh tốt hơn, cơ hội làm ăn nhiều hơn cho các DN nước ngoài quan tâm và đầu tư vào. Việt Nam đã có sự khởi đầu tốt trong tiến trình này.

Phương Loan (thực hiện)

Kể từ chuyến đi trước của tôi đến Việt Nam vào năm 2004 đến nay, đã có nhiều thay đổi đáng kinh ngạc. Có lẽ dễ thấy nhất chính là sự gia tăng về mật độ giao thông trên các tuyến đường bộ. Ít hiển hiện hơn, nhưng có tính biến đổi mạnh mẽ hơn, đó là sự gia tăng kỳ diệu của một loại hình “giao thông” khác. Đó là viễn thông.

Ở bất cứ nơi đâu tôi cũng thấy mọi người dùng điện thoại di động và kết nối mạng tại các quán cafe Internet.   

Người dân Việt Nam đang tiếp thu những công cụ cần thiết để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Họ có thể kết nối, liên lạc với gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác dù đang sinh sống và làm việc ở bất cứ đâu. Thực tế là khi tôi và vợ tôi đi qua các làng chài nhỏ và các cánh đồng trồng lúa trên đường từ Đà Nẵng vào Huế, tôi vẫn có thể dùng điện thoại di động để gửi email và đọc báo Mỹ! 

Tôi đặc biệt ấn tượng với nỗ lực đưa Internet đến các bệnh viện, trường học và các vùng nông thôn. Nhờ đó, ngày mà tất cả mọi người Việt Nam đều có thể tiếp cận trực tuyến toàn bộ kho tàng tri thức của thế giới chỉ bằng một cú “click” chuột sẽ không còn xa.

Sáng kiến Tự do Kỹ thuật số của chúng tôi mang tên “Sáng kiến Dặm đường cuối” (Last Mile Initiative) là một nỗ lực chung giữa các công ty tư nhân và chính phủ Hoa Kỳ. Sáng kiến này đang đưa Internet đến các vùng sâu, vùng xa thuộc các địa phương miền núi như Lào Cai và Tả Van.

Chỉ đối thoại ICT với những đối tác thân cận nhất

Trên nền tảng của các nỗ lực hợp tác đó, chúng tôi đã quyết định tổ chức chương trình Đối thoại CNTT. Đây là một cuộc tiếp xúc mang tính toàn diện mà Hoa Kỳ chỉ xúc tiến với những đối tác thân cận nhất của mình. Điều này cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ đang ngày càng phát triển của Hoa Kỳ với Việt Nam.

Chương trình Đối thoại lần đầu tiên này diễn ra tích cực. Nó đã giúp cả hai phía tập chung thảo luận cách sử dụng công nghệ để mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội và giáo dục cho người dân. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ ngành CNTT Việt Nam phát triển ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được sự tăng trưởng đó, khu vực tư nhân cần được phép đóng vai trò dẫn đầu. Đó là do khu vực này có khả năng phát triển các công nghệ mới nhất, và cung cấp các dịch vụ tiên tiến với giá thành thấp nhất có thể thông qua hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ.

Một đề tài khác được thảo luận là các kế hoạch của Việt Nam cho việc tạo ra một môi trường viễn thông năng động và cạnh tranh hơn. Điều này bao gồm yêu cầu đảm bảo an toàn và an ninh thông tin liên lạc cho mọi công dân (an ninh mạng) và các chiến lược thúc đẩy thương mại điện tử.

Chúng tôi cũng thảo luận về tự do Internet mà ý tưởng cơ bản là mọi người đều có thể trao đổi hoặc tìm kiếm các thông tin bổ ích từ Internet mà không gặp phải bất kỳ hạn chế không thích hợp nào. Sự tự do này rất quan trọng để đảm bảo rằng mọi cá nhân đều có thể sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, cạnh tranh thành công trong nền kinh tế quốc tế. 

Có lẽ kỷ niệm tôi sẽ ghi nhớ nhiều nhất về chuyến đi này là buổi nói chuyện với 250 sinh viên và giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự thông minh, nhiệt tình, lòng mong mỏi có được nền tảng giáo dục tầm cỡ quốc tế của họ đã để lại trong tôi ấn tượng về một tương lai tươi sáng của Việt Nam.   

Đây thực sự là những khoảng thời gian đáng nhớ. Chúng tôi mong sẽ tiếp tục chương trình Đối thoại CNTT Việt Nam - Hoa Kỳ để nhân dân hai nước có thể hưởng lợi từ những tiến bộ đạt được, cho phép chúng ta và con cái chúng ta được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, thịnh vượng hơn và hoà bình hơn.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0