Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 27/09/2007
Để “ưu tiên” không thành “bắt buộc”

Làm thế nào để việc danh mục sản phẩm CNTT sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm trong các dự án dùng vốn ngân sách nhà nước không gây bất bình đẳng?

Chiều 25/9/2007, hội Tin Học Việt Nam (VAIP) đã tổ chức buổi tọa đàm “Doanh nghiệp hội viên tập thể hội Tin Học Việt Nam” lần thứ nhất. Tại đây, nhiều doanh nghiệp (DN) đã góp ý cho bộ Thông Tin và Truyền Thông (TTTT) về việc xây dựng danh mục sản phẩm CNTT sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm trong các dự án dùng vốn ngân sách nhà nước (nhằm thực hiện quyết định số 69/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, và cụ thể hóa thông tư số 02/2007/TT-BBCVT hướng dẫn thực hiện quyết định nói trên).

 

Phải có chuẩn...

 

Vấn đề chính khiến các doanh nghiệp chú ý là bộ TTTT dự kiến đưa mục “các sản phẩm đã qua thẩm định đạt yêu cầu” vào danh mục, trong đó có thể sẽ ghi rõ tên sản phẩm, dịch vụ, như “máy tính A”, “máy tính B”.

 

Ông Nguyễn Phước Hải, giám đốc công ty máy tính CMS cho rằng nên áp dụng cách mà tổng cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng đang làm: công bố các DN đạt các chứng chỉ ISO khác nhau và thời thạn của chúng (sau một thời gian nên kiểm tra lại). Việc công bố nên thông qua web là tốt nhất, để tiện tra cứu. Để bảo đảm tính xác thực, thay vì chỉ yêu cầu DN gửi đăng ký bằng thư, hoặc gửi qua mạng, bộ nên có tổ chức thẩm định thực tế kỹ càng.

 

Theo ông Nguyễn Trung Chính, tổng giám đốc tập đoàn công nghệ CMC, muốn xây dựng được danh mục, trước hết phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, sau đó mới lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn, hằng năm cần đánh giá lại để điều chỉnh, chứ không nên đưa danh sách cứng vào thông tư. Cần có cơ chế cập nhật danh mục này (nếu có một trang chính thức nằm trong website của bộ TTTT là tốt nhất).

 

Hệ thống tiêu chuẩn sẽ có tác động không nhỏ nên ông Ngô Đức Sinh, giám đốc công ty Sing PC yêu cầu các tiêu chí phải đo được, đếm được. Và ông đề nghị bộ đưa thêm 2 tiêu chí: Thứ nhất là tuổi của thương hiệu, vì theo ông, những thương hiệu đã trụ được lâu trên thị trường rất “phong ba bão táp” này đã chứng minh được về phẩm chất. Thứ 2 là hệ thống dịch vụ, vì nếu có sản phẩm tốt mà dịch vụ không tốt thì cũng không hay.

 

Không có cơ hội cho DN nhỏ...

 

Tuy nhiên, điều khiến các DN thấy lo ngại là danh mục có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các DN lớn hoặc làm giảm bớt sự lựa chọn của đơn vị mua sắm. Ông Lương Xuân Vinh, giám đốc công ty phần mềm SIS Việt Nam lập luận: Các tiêu chuẩn cứng chỉ là một phần, vì ứng dụng CNTT có hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc mua sắm sản phẩm theo tiêu chuẩn, mà còn tuỳ vào nhu cầu của từng đơn vị. Có thể phần mềm A phù hợp với đơn vị B, nhưng về tổng thể giải pháp thì có cả phần cứng, phần mềm, dịch vụ, tư vấn… Do đó không cẩn thận thì sẽ chỉ có lợi cho các công ty lớn, không thuận lợi cho các công ty nhỏ.

 

Ông Võ Văn Mai, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc tập đoàn HiPT cũng ngại rằng đây  tuy là danh mục ưu tiên, nhưng không khéo sẽ thành bắt buộc, vì nhiều đơn vị cho rằng thường đã có hướng dẫn của bộ thì phải làm theo,  không được (không dám) mua của DN khác hay của nước ngoài. Do vậy, theo ông Mai, không nên làm danh mục “cứng” mà chỉ nên để tham khảo. Việc đưa vào danh mục nên được xem là để quảng bá cho cộng đồng, chứ không chỉ để đưa vào dự án sử dụng vốn ngân sách. Còn theo ông Vũ Đỗ Quỳnh, đại diện công ty phần mềm Đan Phong, thì việc khuyến cáo nên hoặc không nên dùng sản phẩm nào đó nên để các hội nghề nghiệp thực hiện thông qua các giải thưởng.

 

Ông Vũ Hoàng Liên, giám đốc công ty VDC thì cho rằng, việc đưa một danh sách chỉ những sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu vào danh mục là không cần thiết, vì nguyên tắc tiêu dùng sẽ quyết định. Đặt ra các tiêu chí thuần túy kỹ thuật chưa chắc đã phù hợp, vì quan trọng hơn là tính hiệu dụng, mà tính hiệu dụng lại là tổng hòa của nhiều giá trị. Do đó, nên để người tiêu dùng lựa chọn, không nên tiếp thị hộ người bán, dễ dẫn đến mất bình đẳng thông qua danh mục. Nếu có thì danh mục cần cập nhật thường xuyên tất cả những dòng sản phẩm, kể cả những sản phẩm thiếu chất lượng (đó cũng là cách gây ra tác động khiến các nhà sản xuất cố gắng hơn). Và danh sách đó không nên chỉ dành cho các dự án dùng ngân sách mà nên  thông báo cho cả những người dùng cá nhân để họ tra cứu và chọn lựa. Ông Liên cũng góp ý bộ TTTT nên tiên liệu đến cả những trường hợp có những đơn vị dùng hàng trong danh mục mà không thấy hiệu quả. Lúc đó, họ lại đổ lỗi cho Bộ. Ngoài ra, một số DN CNTT cũng tỏ ra lo ngại về việc thẩm định các phần mềm, dịch vụ để đưa vào danh mục, vì việc thẩm định phần mềm không đơn giản. Ông Võ Văn Mai nói: “Tôi không hy vọng là (chúng ta) sẽ làm được việc này”.

 

Trả lời các DN, ông Nguyễn Minh Dân, vụ trưởng vụ Khoa Học Công Nghệ, bộ TTTT nói: Danh mục không phải là một sự áp đặt, mà là xuất phát từ nhu cầu của các DN. Tất cả nội dung trong danh mục là do “chúng ta” xây dựng, cho nên sẽ cố gắng bảo đảm lợi ích cho số đông. 

Còn theo ông Nguyễn Trọng Đường, vụ phó vụ Công Nghiệp CNTT thì đây là biện pháp hợp lệ để hỗ trợ các DN trước sức cạnh tranh của các DN nước ngoài. Đối với một số công ty lo không có ISO sẽ bị gạt ra khỏi danh mục, ông Đường khuyến cáo: không làm được ISO thì cũng khó tồn tại trong nền kinh tế hội nhập, do đó nên cố gắng đạt ISO.


Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0