Thứ tư, 08/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 25/09/2007
Phần mềm luyện chính tả cho học sinh khiếm thị

Chương trình khởi động khá đơn giản, với việc tận dụng tối đa phím nóng "Alt". Học sinh nghe "đề bài" là một từ tiếng Việt rồi sử dụng "Alt" kết hợp các phím chức năng khác trên bàn phím để nghe lại đề và từng ký tự, kiểm tra nội dung đã gõ...

Phần mềm có tên Luyện chính tả cho học sinh khiếm thị, do anh Đỗ Hoàng Minh Đức, giáo viên trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM, thiết kế. Đây cũng là đề tài được giải nhì “Ngọn nến sáng tạo”, do Sở Giáo dục đào tạo và báo Giáo dục thành phố lần đầu tổ chức. 

Thày và trò cùng bảo vệ đề tài. Ảnh: L.H
Thày và trò cùng bảo vệ đề tài. Ảnh: L.H.

Để ứng dụng phần mềm, học sinh phải luyện sử dụng các nhóm lệnh trong menu chính và lệnh trong phần luyện từ vựng tiếng Việt.

Theo anh Đức, trước khi có phần mềm trên, học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu học chính tả với phương pháp thông thường như đọc và viết với chữ nổi. Nhưng Việt Nam chưa có từ điển về chữ này. Sách chữ nổi có kích thước và khối lượng lớn, phông chữ Braille quá dài, khiến các em dễ đọc, viết sai. Và thực tế, học sinh khiếm thị tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng thính giác và xúc giác, qua radio, Internet hoặc đối thoại trực tiếp. Âm điệu mỗi địa phương, vùng miền khác nhau khiến các em khó rèn ngữ pháp, từ vựng. Kết quả khảo sát tại trường này, có khoảng 40% học sinh lớp 9 viết sai chính tả.

Luyện chính tả cho học sinh khiếm thị được đưa vào trường Nguyễn Đình Chiểu từ năm 2004. Sau khi sử dụng, chỉ số sai lỗi chính tả của học sinh giảm tới 70%. “Trước khi có phần mềm, em không thể phát âm hay viết chữ “chuyển” đúng chính tả, không phân biệt dấu hỏi - dấu ngã, bây giờ thì làm tốt rồi”, Thành Vinh, bị khiếm thị bẩm sinh, cho biết.

Phần mềm được thiết kế với mục đích phi lợi nhuận, sẵn sàng cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Nói theo tác giả, nó như một công cụ góp phần giúp các em tự tin hơn khi sử dụng tiếng Việt, hòa nhập được với cộng đồng.

10 năm gắn bó với trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, hằng ngày, chàng thanh niên Sài Gòn đẹp trai, thư sinh này vẫn dạy tin học cho các khối lớp của trường. “Ban đầu, tôi vào Nguyễn Đình Chiểu với ý định làm tạm chờ cơ hội xin việc khác tốt hơn. Nhưng càng dạy, càng thấy thương, gắn bó với các em khuyết tật và nhà trường”, Đức tâm sự. "Luyện chính tả cho học sinh khiếm thị mới dừng ở việc luyện theo cách ngắt từ. Tôi sẽ thiết kế thêm chương trình game kiểm tra chính tả và hoàn thiện phần mềm để giúp người sử dụng tự kiểm tra nguyên câu".

Chi tiết về phần mềm, liên hệ: Thày giáo Đỗ Hoàng Minh Đức, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, quận 10, TP HCM.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0