Thứ hai, 22/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/09/2007
Vì sao “Nguồn mở” không đạt đích của Phần mềm Tự do

Lời người dịch: Chúng ta vẫn nói “phần mềm nguồn mở”. Tuy nhiên, giữa “phần mềm nguồn mở” và “phần mềm tự do” có những sự khác biệt mà Richard Stallman, cha đẻ của phong trào phần mềm tự do thế giới nêu lên trong bài viết này.

Khi chúng ta gọi phần mềm là “free”, chúng ta ngụ ý rằng nó tôn trọng bản chất tự do của người sử dụng: sự tự do chạy nó, nghiên cứu và thay đổi nó, và phân phối lại các bản sao có hoặc không có phí. Đây là vấn đề của sự tự do, không phải là vấn đề giá thành, vì vậy hãy nghĩ về “tự do phát biểu”, chứ không phải “uống bia miễn phí”.

Những tự do này là quan trọng có tính sống còn. Chúng là bản chất, không chỉ vì mục tiêu của cá nhân người sử dụng, mà còn vì chúng khuyến khích sự đoàn kết trong xã hội – đó là, sự chia sẻ và hợp tác. Chúng trở nên quan trọng hơn khi ngày càng nhiều các hoạt động văn hoá và đời sống được số hoá. Trong một thế giới của những âm thanh, hình ảnh và ngôn từ số thì phần mềm tự do trở nên ngày càng ngang bằng với sự tự do nói chung.

Mười triệu người trên trái đất ngày nay sử dụng phần mềm tự do; các học sinh của những vùng ở Ấn Độ và Tây Ban Nha nay dạy các học sinh sử dụng hệ điều hành GNU/Linux tự do. Nhưng hầu hết những người sử dụng này không bao giờ nghe nói tới những nguyên nhân thuộc về đạo đức đối với những gì chúng ta đã phát triển cho hệ thống này và xây dựng cộng đồng phần mềm tự do, vì ngày nay hệ thống và cộng đồng này thường được mô tả nhiều hơn như “nguồn mở”, và được đặc trưng bởi một triết lý khác mà ở đó những sự tự do là hầu như không được nói tới.

Phong trào phần mềm tự do đã có chiến dịch về tự do cho những người sử dụng máy tính từ năm 1983. Vào năm 1984 chúng ta đã phát động việc phát triển hệ điều hành tự do GNU, nên chúng ta có thể tránh được các hệ điều hành không tự do mà chúng từ chối sự tự do cho những người sử dụng chúng. Trong những năm 80, chúng ta đã phát triển hầu hết các thành phần cơ bản của một hệ thống như vậy, cũng như Giấy phép Công cộng Chung GNU (GNU General Public License), một giấy phép được thiết kế một cách đặc biệt để bảo vệ sự tự do cho tất cả những người sử dụng một chương trình (phần mềm)

Tuy nhiên, không phải tất cả những người sử dụng và nhà lập trình phát triển các phần mềm tự do đều đồng ý với những mục đích của phong trào phần mềm tự do. Vào năm 1998, một phần của cộng động phần mềm tự do đã tách ra và bắt đầu chiến dịch với cái tên là “nguồn mở”. Khái niệm này ban đầu được đưa ra để tránh sự hiểu lầm có thể có đối với khái niệm “phần mềm tự do”, nhưng nó sớm trở nên bị gắn kết vào với quan điểm triết lý hoàn toàn khác với những gì của phong trào phần mềm tự do.

Một vài người đề xướng “nguồn mở” đã xem xét nó như một “chiến dịch marketing cho phần mềm tự do”, mà nó có thể lôi cuốn các nhà điều hành doanh nghiệp bởi việc đưa ra những lợi ích thực tế, trong khi tránh những ý tưởng đúng và sai mà họ có thể không muốn nghe. Những người đề xướng khác thì dứt khoát khước từ những giá trị xác hội và đạo đức của phong trào phần mềm tự do. Bất kể quan điểm là gì, khi đưa ra chiến dịch về “nguồn mở” họ không đề cập tới hoặc ủng hộ các giá trị này. Khái niệm “nguồn mở” nhanh chóng trở nên gắn kết với thực tế chỉ đưa ra các giá trị thực tế đó, như việc làm cho phần mềm mạnh hơn, đáng tin cậy hơn. Hầu hết những người ủng hộ “nguồn mở” đều đến với nó từ đó, và thực tế đó là những gì họ đưa vào thành phương pháp.

Hầu hết tất cả các phần mềm nguồn mở là phần mềm tự do; 2 khái niệm này mô tả hầu như cùng một chủng loại phần mềm. Nhưng chúng bảo vệ những quan điểm về cơ bản dựa trên các giá trị khác nhau. Nguồn mở là một phương pháp luận của phát triển; phần mềm tự do là một phong trào xã hội. Đối với phong trào phần mềm tự do, phần mềm tự do là một mệnh lệnh về đạo lý, vì chỉ có phần mềm tự do tôn trọng sự tự do của người sử dụng. Ngược lại, triết lý của nguồn mở liên quan tới những vấn đề về làm thế nào để làm cho phần mềm “tốt hơn” - trong một ý nghĩa thực tế mà thôi. Nó cho rằng những phần mềm không tự do là một giải pháp tối ưu phụ (suboptimal solution). Tuy nhiên, đối với phong trào phần mềm tự do thì các phần mềm không tự do là một vấn đề xã hội, và việc hướng tới phần mềm tự do là giải pháp.

Phần mềm tự do. Nguồn mở. Nếu nó là cùng các phần mềm, liệu đó có phải là vấn đề bạn sử dụng cái tên như thế nào hay không? Vâng đúng, vì các từ khác nhau biểu thị những ý tưởng khác nhau. Trong khi một chương trình tự do với bất kỳ tên gì khác có thể cho bạn cùng một sự tự do ngày hôm nay, thiết lập sự tự do theo một cách lâu dài phụ thuộc tất cả trên hết vào việc đào tạo mọi người giá trị của sự tự do. Nếu bạn muốn giúp làm việc này, thì bản chất phải nói về “phần mềm tự do”.

Chúng ta trong phong trào phần mềm tự do không nghĩ về phe nguồn mở là một địch thủ; địch thủ là phần mềm sở hữu độc quyền (không tự do). Nhưng chúng ta muốn mọi người biết chúng ta đứng về phía tự do, vì thế chúng ta không chấp nhận việc bị xác định nhầm là những người ủng hộ phần mềm nguồn mở.

Việc hiểu lầm thường thấy về “phần mềm tự do” và “nguồn mở”

Khái niệm “phần mềm tự do” có một vấn đề nhầm lẫn về dịch thuật: một nghĩa không mong muốn, “phần mềm bạn có thể có được với giá bằng 0”, khớp với khái niệm chỉ ở nghĩa mong muốn “phần mềm mà cho người sử dụng những sự tự do chắc chắn nào đó”. Chúng ta giải quyết vấn đề này bằng việc xuất bản định nghĩa về phần mềm tự do và bằng việc nói “Hãy nghĩ về sự phát ngôn tự do, chứ không phải uống bia tự do”. Đây không phải là một giải pháp tuyệt vời; nó không hạn chế được một cách hoàn toàn vấn đề này. Một khái không nhập nhằng và đúng đắn có lẽ sẽ tốt hơn, nếu nó không có những vấn đề khác. Tiếc thay, tất cả những giải pháp có thể thay thế bằng tiếng Anh đều có vấn đề của nó. Chúng ta đã xét tới nhiều giải pháp khác mà mọi người đã gợi ý, nhưng không có giải pháp nào rất “đúng” và rõ ràng mà việc chuyển sang nó có thể là một ý tưởng tốt. Mỗi thay thế được đề nghị cho “phần mềm tự do” có vài dạng vấn đề về ngữ nghĩa – và nó cũng đưa vào “phần mềm nguồn mở”.

Định nghĩa chính thức của “phần mềm nguồn mở” (mà nó được xuất bản bởi Sáng kiến Nguồn mở – OSI và quá dài để đưa ra ở đây) đã bắt nguồn một cách không trực tiếp từ các tiêu chí của chúng ta về phần mềm tự do. Nó không là y hệt; nó bị mất một chút trong một vài khía cạnh, vì thế những người ủng hộ nguồn mở đã chấp thuận một vài giấy phép mà chúng ta xem xét tới những hạn chế một cách không thể chấp nhận được của những người sử dụng. Tuy nhiên, nó thực sự gần với định nghĩa của chúng ta trong thực tế.

Tuy nhiên, ý nghĩa hiển nhiên đối với cụm từ “phần mềm nguồn mở” là “Bạn có thể xem được mã nguồn”, và hầu hết mọi người dường như nghĩ rằng đó là những gì nó có ý nghĩa. Nó là tiêu chí quá yếu so với phần mềm tự do, và yếu hơn nhiều so với định nghĩa chính thức của nguồn mở. Nó đưa vào nhiều chương trình mà chúng không tự do và cũng không phải là nguồn mở.

Vì ý nghĩa hiển nhiên đối với “nguồn mở” không có nghĩa đối với những gì mà những người ủng hộ nó mong muốn, kết quả là hầu hết mọi người đều hiểu sai khái niệm này. Đây là các mà nhà báo Neal Stephenson định nghĩa về “nguồn mở”:

Linux nghĩa là phần mềm “nguồn mở”, đơn giản, rằng mọi người có thể có được các bản sao của các tệp mã nguồn.

Tôi không nghĩ ông ta đã tìm cách để khước từ hoặc tranh luận về định nghĩa “chính thống” đó. Tôi nghĩ ông ta chỉ đơn giản áp dụng những qui ước trong tiếng Anh để theo kịp ý nghĩa của khái niệm này. Bang Kansas đã xuất bản một định nghĩa tương tự:

Sử dụng phần mềm nguồn mở (OSS). OSS là những phần mềm mà đối với chúng thì mã nguồn là có sẵn một cách tự do và công khai, cho dù các thoả thuận giấy phép cụ thể nào đó dao động sao cho một người được phép làm việc với mã nguồn đó.

Những người thao nguồn mở cố làm việc với điều này bằng cách chỉ tới định nghĩa chính thức của họ, nhưng tiếp cận đúng đắn đó ít có hiệu quả đối với họ hơn là đối với chúng ta. Khái niệm “phần mềm tự do” có 2 ý nghĩa tự nhiên, một là những gì có ý nghĩa như mong muốn, sao cho một người túm được ý tưởng về “phát ngôn tự do, chứ không phải uống bia tự do” sẽ không bị sai một lần nữa. Nhưng “nguồn mở” chỉ có 1 ý nghĩa tự nhiên, mà nó là khác biệt với ý nghĩa mà những người ủng hộ nó mong muốn. Vì thế đó không phải là cách ngắn gọn để giải thích và xác minh cho định nghĩa chính thống của “nguồn mở”. Điều đó làm cho sự lầm lẫn còn tệ hơn.

Các giá trị khác nhau có thể dẫn tới cùng một kết luận ... nhưng không phải luôn như vậy

Các nhóm cấp tiến trong những năm 1960 đã có tiếng về chủ nghĩa bè phái: một vài tổ chức tách ra vì những bất đồng về các chi tiết chiến lược và 2 nhóm con xem nhau như những kẻ thù mặc dù có chung mục đích và giá trị cơ bản. Cánh hữu đã làm nhiều hơn về điều này và sử dụng nó để chỉ trích toàn bộ cánh tả.

Một số lại cố làm mất thể diện phong trào phần mềm tự do bằng việc so sánh những bất đồng của chúng ta với nguồn mở như những bất đồng của các nhóm cấp tiến đó. Họ làm cho nó thụt lùi. Chúng ta không tán thành với cánh nguồn mở về những mục tiêu và giá trị cơ bản, nhưng quan điểm và của chúng ta đều dẫn tới cùng cách ứng xử thực tế trong nhiều trường hợp – như việc phát triển phần mềm tự do.

Kết quả là mọi người từ phong trào phần mềm tự do và cánh nguồn mở thương làm việc cùng nhau trong các dự án thực tế như việc phát triển phần mềm. Cần lưu ý rằng những quan điểm khác nhau như vậy về triết lý có thể rất thường động viên được những người khác nhau tham gia trong cùng các dự án. Tuy nhiên, những quan điểm này là rất khác biệt, và có những trường hợp chúng dẫn tới những hành động rất khác nhau.

Ý tưởng về nguồn mở là cho phép người sử dụng thay đổi và phân phối lại phần mềm sẽ làm cho nó mạnh đáng tin cậy hơn. Nhưng điều này không có đảm bảo. Những nhà lập trình phát triển các phần mềm sở hữu độc quyền không đủ khả năng cần có. Đôi khi họ sản xuất một chương trình mà nó mạnh và đáng tin cậy, đúng là nó không tôn trọng sự tự do của người sử dụng. Làm thế nào mà những nhà hoạt động chính trị xã hội của phần mềm tự do và những người nhiệt thành với nguồn mở phản ứng với những thứ đó?

Những người nhiệt thành thuần tuý của nguồn mở, một số không có ảnh hưởng gì bởi những ý tưởng của phần mềm tự do, sẽ nói “Tôi ngạc nhiên là anh có khả năng làm ra chương trình này làm việc quá tốt mà không sử dụng mô hình phát triển của chúng tôi, nhưng anh đã làm được. Làm sao tôi có thể có được một bản sao?” Quan điểm này sẽ trao giải thưởng cho mô hình mà nó tước đoạt sự tự do của chúng ta, việc dẫn tới sự mất mát của nó.

Còn những nhà hoạt động chính trị xã hội của phần mềm tự do thì sẽ nói “Chương trình của anh là rất quyến rũ, nhưng không có giá trị đối với sự tự do của tôi. Vì thế tôi phải làm mà không có nó. Thay vì tôi sẽ ủng hộ một dự án phát triển một thay thế một cách tự do”. Nếu chúng ta đánh giá được sự tự do của chúng ta thì chúng ta có thể hành động để duy trì và bảo vệ sự tự do đó.

Phần mềm mạnh, đáng tin cậy có thể là tồi

Ý tưởng rằng chúng ta muốn phần mềm phải mạnh và đáng tin cậy đến từ sự giả định rằng phần mềm đó được thiết kế để phục vụ cho những người sử dụng nó. Nếu nó là mạnh và đáng tin cậy, có nghĩa là nó phục vụ họ tốt hơn. Nhưng phần mềm chỉ có thể được nói là phục vụ những người sử dụng của ó nếu nó tôn trọng sự tự do của họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu phần mềm đó được thiết kế để xích những người sử dụng nó? Khi này sự mạnh chỉ có nghĩa là cái xiềng xích là chặt hơn, và tính có thể tin cậy được mà họ khó có thể loại bỏ hơn. Những tính năng độc hại, như việc gián điệp đối với người sử dụng, việc hạn chế người sử dụng, các cửa hậu, và ép buộc nâng cấp là thông thường trong các phần mềm sở hữu độc quyền và một vài người ủng hộ phần mềm nguồn mở muốn làm y như vậy.

Dưới sức ép của các công ty phim ảnh và ghi hình, phần mềm cho từng cá nhân để sử dụng được thiết kế ngày một gia tăng đặc biệt hạn chế họ. Tính năng độc hại quen biết như DRM, hoặc Quản lý Hạn chế Số (Digital Restrictions Management – xem DefectiveByDesign.org), và đây là những mâu thuẫn trong linh hồn của sự tự do mà các phần mềm tự do hướng tới để cung cấp. Và không chỉ trong linh hồn: khi mà mục tiêu của DRM là dẫm đạp lên sự tự do của bạn, những nhà lập trình phát triển DRM cố gắng làm cho nó khó khăn, không thể hoặc ngay cả là bất hợp pháp đối với bạn để thay đổi phần mềm mà nó triển khai DRM.

Vẫn còn một vài người ủng hộ nguồn mở đã đệ trình các phần mềm “DRM nguồn mở”. Ý tưởng của họ là việc xuất bản mã nguồn của các chương trình được thiết kế để hạn chế việc truy cập của bạn tới các phương tiện được mã hoá và cho phép những người khác thay đổi nó, chúng sẽ sản sinh ra những phần mềm mạnh và đáng tin cậy hơn để hạn chế những người sử dụng như bạn. Sau đó nó sẽ được phân phối tới bạn trong các thiết bị mà chúng không cho phép bạn thay đổi nó.

Phần mềm này có thể là “nguồn mở”, và sử dụng mô hình phát triển nguồn mở; nhưng nó sẽ không phải là phần mềm tự do, vì nó sẽ không tôn trọng sự tự do của người sử dụng mà họ thực tế chạy nó. Nếu mô hình phát triển nguồn mở thành công trong việc làm ra phần mềm này mạnh và đáng tin cậy hơn cho việc hạn chế bạn thì điều đó sẽ làm cho nó (phần mềm đó) tồi tệ hơn.

Sợ tự do

Động cơ thúc đẩy chính ban đầu cho khái nhiệm “phần mềm nguồn mở” là ý tưởng đạo đức của “phần mềm tự do” làm cho vài người không dễ dàng. Đó là sự thực: việc nói về sự tự do, về những vấn đề đạo lý, về những trách nhiệm cũng như sự thuận tiện, là đòi hỏi mọi người nghĩ về những thứ họ có thể thích hơn để bỏ qua, như về việc liệu tư cách của họ có là đạo đức hay không. Điều này có thể biến thành sự không thoải mái, và vài người có thể đơn giản khép mình lại với nó. Nó không tuân theo điều chúng ta muốn dừng nói về những thứ như thế này.

Tuy nhiên, đó là những gì những nhà lãnh đạo của “nguồn mở” đã quyết định làm. Họ chỉ ra rằng bằng việc giữ im lặng về đạo đức và tự do, và nói chỉ về những lợi ích thực tế ngay lập tức của phần mềm tự do nào đó, họ có thể “bán” được phần mềm một cách hiệu quả hơn cho những người sử dụng nào đó, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Tiếp cận này đã chứng minh được là hiệu quả trong những khái nhiệm của riêng nó. Thuật hùng biện của nguồn mở đã thuyết phục được nhiều doanh nghiệp và cá nhân sử dụng, và ngay cả phát triển, phần mềm tự do, mà cộng đồng mong muốn – nhưng chỉ ở mức thực tiễn, nông cạn. Triết lý của nguồn mở, với những giá trị thực tế một cách thuần khiết của nó, ngăn trở việc hiểu biết về những ý tưởng sâu bên trong các phần mềm tự do; nó mang nhiều người tới cộng đồng của chúng ta, nhưng không dạy được cho họ bảo vệ nó. Đó là tốt, như nó vẫn có, nhưng nó chưa đủ để tạo ra sự an toàn về tự do. Việc lôi kéo người sử dụng tới phần mềm tự do chỉ cho họ chỉ một phần của con đường để trở thành người bảo vệ cho sự tự do của chính họ.

Sớm hay muộn những người sử dụng này sẽ được mời chuyển ngược về với các phần mềm sở hữu độc quyền vì một vài ưu điểm thực tế nào đó. Không thể đếm hết được các công ty tìm thấy những cám dỗ như thế này, một vài ngay cả đưa ra các mời chào biếu không các bản sao. Vì sao người sử dụng có thể từ chối? Chỉ nếu họ học được giá trị của phần mềm tự do sẽ cho họ, giá trị của sự tự do hơn là sự thuận tiện thực tế và kỹ thuật của các phần mềm tự do cụ thể nào đó. Để truyền bá ý tưởng này, chúng ta phải nói về sự tự do. Số lượng nhất định của tiếp cận “giữ im lặng” đối với doanh nghiệp có thể là hữu ích cho cộng đồng, nhưng nó là nguy hiểm nếu nó trở thành quá phổ biến mà tình yêu của sự tự do sẽ tới dường như giống một sự lập dị.

Tình huống hiểm nghèo đó là chính xác những gì chúng ta có. Hầu hết mọi người liên quan tới phần mềm tự do nói ít về sự tự do – thường vì họ tìm để thành “chấp thuận được nhiều hơn đối với doanh nghiệp”. Những nhà phân phối phần mềm đặc biệt trình bày kiểu này. Gần như tất cả các phát tán hệ điều hành GNU/Linux bổ sung thêm các gói sở hữu độc quyền vào hệ thống tự do cơ bản, và họ mời chào người sử dụng xem điều này như một ưu điểm, hơn là một bước thụt lùi đối với sự tự do.

Các phần mềm bổ sung thêm của sở hữu độc quyền và một phần các phát tán GNU/Linux không tự do tìm được mảnh đất màu mỡ vì hầu hết cộng đồng của chúng ta không kiên quyết về sự tự do với các phần mềm của mình. Đây là sự không trùng khớp.

Hầu hết những người sử dụng GNU/Linux đã được giới thiệu về hệ thống của những bàn luận của “nguồn mở” mà không nói về sự tự do như là một mục đích. Thực tiễn mà không ủng hộ sự tự do và những ngôn từ mà chúng không nói về sự tự do đi cùng với nhau, mỗi thứ khích lệ thứ kia. Để vượt qua được xu hướng này, chúng ta cần nói nhiều hơn, chứ không phải ít hơn về sự tự do.

Kết luận

Khi những người bảo vệ cho nguồn mở lôi kéo những người sử dụng mới vào cộng đồng của chúng ta, chúng ta những nhà hoạt động chính trị xã hội của phần mềm tự do phải làm việc nhiều hơn để đem vấn đề về tự do tới với sự chú ý của những người sử dụng mới này. Chúng ta phải nói “Đây là phần mềm tự do và nó cho bạn sự tự do!” - nhiều hơn và to hơn bất cứ lúc nào. Mỗi lần bạn nói “phần mềm tự do” hơn là “nguồn mở”, bạn sẽ giúp cho chiến dịch của chúng ta.

Lời chú

Joe Barr đã viết một bài báo gọi là Live and let license mà nó dành cho triển vọng của ông ta về vấn đề này.

Tài liệu của Lakhani và Wolf về động cơ của những nhà lập trình phát triển phần mềm tự do nói rằng một phần nhỏ đáng kể có động cơ từ quan điểm rằng phần mềm phải là tự do. Điều này mặc dù thực tế là họ đã khảo sát những nhà lập trình phát triển trên SourceForge, một site không hỗ trợ quan điểm rằng điều này là một vấn đề đạo đức.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0