Thứ sáu, 29/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/09/2007
Thư ngỏ gửi ISO

Một vài quốc gia sẽ chỉ biểu quyết nếu uỷ ban kỹ thuật của họ đồng thuận về vấn đề này. Các uỷ ban khác sẽ đạt được đồng thuận được xác định bởi ¾ phiếu đa số hoặc ngay cả 2/3 đa số phiếu.

Đã đến lúc phải tiêu chuẩn hoá Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc tế ISO?

Về những sự kiện gần đây liên quan tới qui trình tiêu chuẩn hoá của EOOXML, dường như thích hợp để có thể xem bên trong việc tiêu chuẩn hoá của bản thân qui trình này.

Qui trình của DIS 29500 (EOOXML) đã bộc lộ một số khiếm khuyết, cả ở mức quốc gia và ở mức của ISO.

Các tổ chức này đại điện cho từng quốc gia có các thủ tục rất khác nhau cho việc xác định lá phiếu của quốc gia mình tại ISO. Một vài quốc gia sẽ chỉ biểu quyết nếu uỷ ban kỹ thuật của họ đồng thuận về vấn đề này. Các uỷ ban khác sẽ đạt được đồng thuận được xác định bởi ¾ phiếu đa số hoặc ngay cả 2/3 đa số phiếu. Tại một vài quốc gia thì không có biểu quyết và uỷ ban kỹ thuật chỉ là tư vấn cho cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Một số khác có qui trình 2 giai đoạn, nơi mà lá phiếu của quốc gia được xác định thông qua 2 uỷ ban. Ngắn gọn thì không có tiêu chuẩn cho việc chấp thuận một tiêu chuẩn.

Dường như ISO không chuẩn bị cho một qui trình được chính trị hoá, nơi mà một tập đoàn lớn và có ảnh hưởng về thương mại sẽ sử dụng bất kỳ phương tiện nào có thể để ép tiêu chuẩn của riêng hãng thông qua qui trình cấp giấy chứng nhận.

Các uỷ ban bị cuốn trôi bởi nhà cung cấp trong việc hỗ trợ tiêu chuẩn này. Các lá phiếu bị mua và kết quả bị cướp. Vài cơ quan tiêu chuẩn quốc gia đã làm rạn nứt và biến tướng các qui trình mở cho tham nhũng.

Danh sách là rất dài, nhưng một vài ví dụ chỉ ra ở đây:

Nauy – Ban đầu một qui trình được quyết định bởi sự nhất trí nhưng bị sửa trong quá trình đó

Thuỵ Điển – các ghế bỏ phiếu bị mua và kết quả bị cướp

Thuỵ Sỹ – Qui trình bị sắp đặt có lợi cho nhà cung cấp, chủ toạ đã loại bỏ lựa chọn biểu quyết “Từ chối” hoặc “Từ chối, với các bình luận”.

Bồ Đào Nha – Qui trình bị bẻ xiên bởi nguyên nhân thiếu ghế còn trống

Malaysia – Hai uỷ ban đã biểu quyết đồng thuận “Từ chối với các bình luận” và chính phủ đã biến nó một cách bí ẩn thành “phiếu trắng".

Ngay cả nếu điều này là đầu của một tảng băng, các ví dụ này phải đảm bảo việc xem xét kỹ lưỡng các qui trình của các quốc gia.

Thực tế là ISO thúc ép không tiêu chuẩn nào đối với các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia là mở quy trình tiêu chuẩn hoá cho việc điều khiển hoặc tham nhũng. Tôi hối thúc mạnh mẽ ISO áp dụng một chính sách nghiêm ngặt đối với các thành viên của mình chi tiết hoá các luật lệ cho cách một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia phải xác định lá phiếu của mình tại ISO và rằng nó thúc ép chính sách như vậy một cách mạnh mẽ.

Ở mức của ISO, sự phê bình đã nổi lên chống lại qui trình nhanh. Một điều tra phải được gọi là xem xét liệu EOOXML có quá đáng khi theo qui trình nhanh của ISO hay không.

Trong qui trình nhanh này, nhiều quốc gia mới đã tham gia như các thành viên nhóm P trong uỷ ban kỹ thuật của JTC1. Một vài quốc gia không hề dõi theo một cách đáng tin về công việc tiêu chuẩn hoá, đã tham gia rất muộn vào qui trình này chỉ để biểu quyết “Có” vô điều kiện cho một tiêu chuẩn mà có chỗ rất rõ ràng cho việc cải tiến. Nó có thể hoàn toàn trùng khớp rằng các quốc gia này tới muộn trong qui trình ghi điểm thấp hơn về Chỉ số Nhận thức về Tham nhũng của Quốc tế về Minh bạch hoá. Có khả năng hối lộ qui trình này bởi các quốc gia bị thúc ép tham gia vào một qui trình và bỏ phiếu mà không có hiểu biết đầy đủ. Tôi hối thúc ISO áp dụng một chính sách mà các thành viên nhóm P có thể không được chấp thuận chậm hơn 3 tháng trước khi uỷ ban sẽ biểu quyết.

Có thể cũng đã tới lúc đánh giá lại nguyên tác một quốc gia một lá phiếu. Trong ISO, lá phiếu của Trung Quốc mang cùng sức nặng như của Síp. Trong JTC1/SC34 những quốc gia tới sau bao gồm Trinidad and Tobago, Colombia, Côte-d’Ivoire, Cyprus, Lebanon and Malta.

Vì việc chấp thuận các tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ISO có thể được lợi lớn từ việc chấp thuận yêu cầu của IETF đối với 2 triển khai tham chiếu độc lập cho việc thông qua một tiêu chuẩn. Điều này phải làm tăng chất lượng các tiêu chuẩn của ISO.

Sức mạnh, tính toàn vẹn và tính có thể mở rộng được của ISO phải được thử nghiệm. Sự linh động và khả năng có thể thích nghi được của các tổ chức bây giờ phải được đánh giá. Có thể ISO sẽ hành động nhanh để giải quyết vấn đề PR của riêng mình và quan trọng hơn là qui trình tiêu chuẩn hoá của riêng mình.

Tính công khai mà ISO sẽ đưa ra qua qui trình của DIS 29500 là kỳ lạ. ISO và việc tiêu chuẩn hoá nói chung đã đạt được một điểm chóp trong nhận thức của công chúng. Tôi hy vọng tổ chức này sẽ sử dụng tính công khai này để chỉ ra tính toàn vẹn và tiềm năng mạnh mẽ.

Mục đích của bức thư ngỏ này là để bảo vệ việc tiêu chuẩn hoá trong tương lai và đảm bảo rằng các qui trình này sẽ phát triển trong bối cảnh áp lực ngày một tăng từ những xquyền lợi thương mại lớn.

Geir Isene, CEO của FreeCode quốc tế.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0