“Kế hoạch Hành động về Phát triển và Ứng dụng phần mềm nguồn mở trong Chính phủ Nga”, như được trình bày trong một xuất bản phẩm của Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nga (www.mininform.ru), hình dung ra những yêu cầu lập pháp để bắt buộc việc mua bán các phần mềm dựa trên cách mà chúng bám vào việc “các tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi (đầu tiên là các tiêu chuẩn của ISO), và tạo ra các điều kiện và yêu cầu cho các hợp đồng của chính phủ mà chúng [có thể khác] muốn sử dụng các đặc tả kỹ thuật đóng/độc quyền sở hữu”.
Lý do cơ bản ban đầu đối với việc ban hành pháp luật này là vì “các tiêu chuẩn mở sẽ đóng góp một số lượng ngày một gia tăng các gói thầu cho các dự án của chính phủ và sẽ làm tăng các cơ hội cho những nhà lập trình phát triển phần mềm của Nga... [và] vấn đề về tính tương hợp sẽ đạt được như khả năng truy cập thông tin trong tương lai”.
“Với việc nghiên cứu và hành động lập pháp được khuyến cáo của mình, Nga đang chứng minh rằng nó có một tầm nhìn rõ ràng cho việc khuyến khích cạnh tranh bản địa, kiểm soát giá thành, xác nhận lại uy quyền của nó, và giữ gìn di sản của nó cho các thế hệ mai sau”, Marino Marcich, giám đốc điều hành của Liên minh ODF, nói. “Bằng việc đưa ra ưu tiên cho các định dạng của phần mềm nguồn mở như ODF, nó đang gửi đi một thông điệp cho toàn thế giới rằng phần mềm phải vừa túi tiền, có tính sáng tạo và có thể truy cập được, bây giờ và cho tương lai có thể dự đoán được. Chúng tôi chào mừng định hướng mà nước Nga đã chọn”.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nga nói: “Các tiêu chuẩn mở phải được hỗ trợ ở mức chính phủ. Trong dự án để tạo dựng một khái niệm chính phủ điện tử ở Liên bang Nga, hỗ trợ tiêu chuẩn ISO/IEC 26300:2006 được lên kế hoạch”.
Hành động gần đây này tại nước Nga bước theo tuyên bố đầu tháng này của Cơ quan Quản lý Kế hoạch và Hiện đại hoá Hành chính của Malaysia (MAMPU) về việc tiếp tục đánh giá ODF và các tiêu chuẩn mở trong phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa