Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/09/2007
Sáng kiến hợp tác CNTT vùng “đắp chiếu”

Cả ba sáng kiến hợp tác vùng về CNTT-TT giậm chân tại chỗ và người ta lại nhắc đến những khó khăn 'muôn thủa': vốn, liên kết lỏng lẻo, trách nhiệm thiếu rõ ràng.

Bắt đầu từ năm 2004, mỗi năm hội thảo “Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam” đều đưa ra một sáng kiến hợp tác về CNTT-TT tại khu vực diễn ra hội thảo. Khởi đầu là “sáng kiến Kiên Giang” được đưa ra tại hội thảo năm 2004 với mục tiêu xây dựng mạng thông tin Mekong Net cung cấp thông tin tiến bộ khoa học cho bà con nông dân của các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đến là “sáng kiến Hải Phòng” năm 2005 đặt mục tiêu xây dựng mạng thông tin liên kết giữa 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Và mới đây nhất là “sáng kiến” hợp tác về CNTT-TT giữa 3 tỉnh miền trung Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh đưa ra tại hội thảo tổ chức tại Thanh Hóa năm 2006.

Sáng kiến sôi động… trên giấy

Mục tiêu cơ bản của các sáng kiến hợp tác trên là kết nối, trao đổi thông tin nhằm tận dụng thế mạnh của từng địa phương, tạo động lực cho sự phát triển chung của vùng. Tuy nhiên, đáng tiếc là việc triển khai thực tế cả 3 sáng kiến trên không “sôi sục” như khí thế lúc các tỉnh cùng đặt bút ký biên bản hợp tác.

Cụ thể, dự án mạng Mekong Net cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long sau 3 năm đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Ngay sau khi các tỉnh cùng đặt bút ký kết “sáng kiến Kiên Giang”, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Vĩên thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) Mai Liêm Trực lúc đó đã giao trách nhiệm cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) xây dựng cổng thông tin Mekong Net và cung cấp đường truyền. ĐH Cần Thơ có trách nhiệm quản trị và lo phần thông tin cho cổng Mekong Net. Tuy nhiên, do thiếu cơ chế quan trọng nhất là tiền, nên đến nay cổng thông tin Mekong Net vẫn dừng ở mức ý tưởng.

Thông tin mới nhất về dự án này, theo ông Nguyễn Hồng Vân, Chủ tịch Hội Tin học Cần Thơ cho hay là đã được Bộ KHCN đưa vào chương trình KHCN trọng điểm quốc gia. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm dự án sẽ hoàn tất bước nghiên cứu khả thi để đưa vào thực hiện từ đầu năm 2008.

“Sáng kiến Hải Phòng” với xương sống là dự án mạng thông tin liên kết 8 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng chưa đi tới đâu. Mạng thông tin liên kết này được kỳ vọng là hạ tầng đủ mạnh giúp các tỉnh trong vùng xây dựng và chia sẻ các thông tin liên quan đến quản lý điều hành, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thông tin doanh nghiệp, thị trường và giới thiệu quảng bá xúc tiến đầu tư. Sau khi ký kết, các tỉnh trong vùng đã vài lần gặp gỡ, bàn bạc biện pháp triển khai nhưng kết quả đến nay là “chưa có gì”. Các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm vẫn loay hoay không thống nhất được đầu mối điều phối chung cho dự án.

Có lẽ đã rút kinh nghiệm từ hai “sáng kiến” đi trước, 3 tỉnh miền Trung là Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh đã khá dè dặt trong việc xác định các mục tiêu khi đặt bút ký hợp tác phát triển CNTT-TT giữa 3 tỉnh. Không có dự án cổng thông tin liên kết hoành tráng, ngay từ đầu, 3 tỉnh đã xác định những mục tiêu hợp tác khá dễ đạt là trao đổi kinh nghiệm, giải pháp đầu tư hạ tầng và ứng dụng CNTT-TT. Ba tỉnh nhất trí cùng chia sẻ thông tin về khuyến nông, khuyến lâm khuyến ngư, giới thiệu tiềm năng và luân phiên tổ chức cuộc thi tin học trẻ không chuyên, thi tin học trong khối công chức chung.

Với những mục tiêu khá dè dặt như vậy, đến nay sau một năm “sáng kiến Thanh Hoá”, 3 tỉnh đã cùng nhau tổ chức được một số hoạt động hợp tác như tổ chức cuộc thi tin học trẻ không chuyên giữa 3 tỉnh, tổ chức một vài hội thảo về CNTT cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Nhưng thẳng thắn nhìn nhận, những hoạt động hợp tác của 3 tỉnh này khó có thể tạo ra sự thúc đẩy đáng kể cho phát triển CNTT-TT của từng địa phương và 3 tỉnh nói chung.

Cần nhập cuộc thực sự

Lý giải những “sáng kiến” hợp tác vùng về CNTT-TT chưa thực hiện được hoặc là triển khai chậm chạp, nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính là do mục tiêu đặt ra phức tạp so với thực tế của các địa phương, đòi hỏi có sự đầu tư ban đầu khá lớn nhưng khi triển khai thì lại chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện, thiếu ràng buộc trách nhiệm và sự liên kết giữa các tỉnh lỏng lẻo.

Ở khía cạnh công nghệ, các chuyên gia gia cho rằng việc kết nối giữa các tỉnh là không quá khó khăn mặc dù mặt bằng về CNTT-TT của các tỉnh có sự chênh lệch. Cụ thể, với mạng thông tin vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, theo ông Trần Gia Long, quyền giám đốc Sở BCVT Vĩnh Phúc - một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - “việc triển khai xây dựng mạng liên kết xét về mặt kỹ thuật là không có vấn đề gì. Khó khăn chính là thiếu cơ quan chủ trì, có tiếng nói để điều phối chung cho việc xây dựng mạng liên kết”. Ông Trần Gia Long cho rằng đầu mối điều phối cho dự án này nếu ở cấp tỉnh như Hà Nội đứng ra là không ổn, mà phải có sự tham gia của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh đó, khó khăn với việc triển các mạng thông tin liên kết là sự thiếu hụt thông tin số hoá hữu ích.

Theo ông Nguyễn Hồng Vân, những sáng kiến hợp tác vùng về CNTT-TT là khả thi, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các địa phương. Tuy nhiên, để triển khai những hợp tác liên tỉnh thì đòi hỏi phải có sự nhập cuộc thực sự của các cơ quan trung ương, các bộ ngành và UBND các tỉnh trong việc định hình cơ chế hợp tác và đầu tư tài chính.

Hy vọng trong hội thảo “Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam” tới đây được tổ chức tại Ninh Thuận (ngày 14-15/9), những bế tắc trên sẽ tìm được cách tháo gỡ để việc triển khai những sáng kiến hợp tác CNTT liên tỉnh thực sự có hiệu quả.

Theo ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0